Bất cứ đơn vị kinh doanh online nào cũng đều muốn có được tỷ lệ chuyển đổi của website mình cao.
Vậy, tỷ lệ chuyển đổi là gì? cùng Tài tìm hiểu cụ thể hơn về thuật ngữ marketing đã giúp hàng loạt Marketer tăng doanh số lên ít nhất 10 lần.
Tỉ lệ chuyển đổi là gì?
Đây là khái niệm được các marketer dùng để chỉ độ hiệu quả của các trang website chạy quảng cáo. Tỷ lệ chuyển đổi đạt được càng cao thì website của doanh nghiệp bạn hoạt động càng hiệu quả. Chiến dịch marketing của đơn vị bạn đang đi đúng hướng, đánh đúng đối tượng và giải quyết đúng nỗi đau của khách hàng.
Hiểu rõ tỷ lệ chuyển đổi đồng nghĩa với việc marketer có thể tự xác định được phương hướng kinh doanh online hiệu quả. Tỷ lệ chuyển đổi cũng được sử dụng trong một số phương thức offline. Tuy nhiên, bài viết hôm nay của Tài sẽ tập trung về khía cạnh online.
Tỷ lệ chuyển đổi cần phải cụ thể là chuyển cái A thành cái gì? Cụ thể:
– Tỷ lệ chuyển đổi cuộc gọi: Có bao nhiêu số điện thoại gọi tới hotline của doanh nghiệp trên 1000 lượt truy cập trang website.
– Tỷ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng: Có bao nhiêu đơn hàng trên 1000 lượt truy cập tới trang website.
– Tỷ lệ chuyển đổi thành viên đăng ký: Có bao nhiêu thành viên đăng ký mới trên số lượng 1000 lượt truy cập.
Hiểu một cách đơn giản thì tỷ lệ chuyển đổi đề cập tới mục tiêu mong muốn mà marketer muốn khách hàng click trang website mình thực hiện. Bao gồm các hành động như: Nhấp chuột điền thông tin qua địa chỉ Email, đọc bài hướng dẫn, Xem sản phẩm tiếp theo, cao hơn là trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Thường khi lập website bán hàng, các doanh nghiệp sẽ đặt ra nhiều mục tiểu chuyển đổi đi kèm. Từ đó, họ sẽ thu thập được nhiều tỷ lệ chuyển đổi riêng biệt trên mỗi lĩnh vực mà họ muốn khách hàng hướng về.
Tại sao tỉ lệ chuyển đổi quan trọng ?
Tỷ lệ chuyển đổi cho phép marketer biết được ứng dụng mua bán hoặc hiệu suất trang web của bọ. Marketer sẽ dựa vào tỷ lệ chuyển đổi để đánh giá mức độ thành công của ứng dụng/ trang web. Từ đó, xác định được lĩnh vực nào đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng cần phải phát huy và lĩnh vực nào cần phải cải thiện.
Việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho phép marketer kiếm được lợi nhuận cao hơn, tìm kiếm được nhiều bản hợp đồng hơn trong cùng lượng khách hàng truy cập. Ví dụ, nếu marketer chi tiêu 1000 đô la/tháng vào quảng cáo zalo để thu hút 500 lượt khách truy cập.
Nếu marketer tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi lên, họ sẽ phải đồng thời tăng gấp đôi giá trị chiêu tiêu quảng cáo. Sau một khoảng thời gian nhất định, lợi ích nhận được vẫn đạt được như ban đầu. Marketer có thể giảm chi tiêu quảng cáo, đồng thời đầu tư thêm doanh thu vào một số chương trình quảng cáo mới.
Thiết lập thông số chuyển đổi
Bạn đang muốn chuyển đổi tỷ lệ chuyển đổi cho chiến lược marketing của mình? Vậy, bạn cần nắm rõ cách thiết lập thông số chuyển đổi dưới đây:
Về kế hoạch
Mỗi một marketer cần phải dự kiến về kế hoạch mình sẽ thực hiện như:
– Thiết lập mã tracking cho google analytics ra sao?
– Thiết lập sự kiện về gọi điện thoại như thế nào?
– Thiết lập sự kiện đặt hàng tiếp theo ra sao?
Về quá trình triển khai và sử dụng các triggers, biến và tags sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Tên biến chính là GAID, dùng để lưu giá trị mã tracking cho google analytics. Dựa vào mã biển tên để google analytics thống kê toàn bộ các thông tin liên quan tới người dùng, hành vi của họ ở website.
Triggers được sử dụng để kích hoạt 2 hành động tương ứng là gọi điện thoại và đặt hàng ngay trên kênh website. Hành động gọi điện thoại sẽ dựa vào hành động click vào đường link có chứa số điện thoại.
Còn hành động đặt hàng sẽ dựa trên đường link dẫn của trang xác nhận đơn hàng. Trang này sẽ hiển thị ngay sau marketer hoàn tất công việc đặt hàng. Marketer cần phải biết đường link dẫn này để làm căn cứ. Trường hợp bạn không biết, hãy thử đặt hàng thử để phát hiện đường link dẫn trang hoàn thành mỗi đơn hàng.
Thẻ tags, trung bình sẽ có 3 thẻ tags trong đó có 1 thẻ tags được sử dụng để theo dõi google analytics. 2 thẻ tags được sử dụng để tạo 2 sự kiện tương ứng là gọi điện và đặt hàng ở website.
Thiết lập mã tracking cho google analytics
Để thiết lập mã tracking cho google analytics, bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy lấy mã tracking ở kênh google analytics bằng cách vào phần Admin=>Property=>Tracking Info.
– Bước 2: Bạn chọn menu Variables rồi nhấp vào “Button new” để tạo ra biến mới.
– Bước 3: Ở màn hình mới, bạn hãy click vào biểu tượng hình tròn để chọn kiểu biến là google analytics settings.
– Bước 4: Bạn hãy đặt tên biến là GAID, sau đó hãy điền giá trị đã copy tại bước mục vào tracking ID. Cuối cùng, bạn nhấp vào mục “Button save” lưu lại.
– Bước 5: Tiếp theo, bạn hãy chọn menu Tags rồi nhấp vào Button New để tạo ra các thẻ tag mới.
– Bước 6: Kế đến, bạn hãy chọn kiểu tag có tên là google analytics – universal analytics.
– Bước 7: Tiếp đến, bạn hãy chọn trigger cho thẻ tag là all pages có sẵn trên hệ thống.
– Bước 8: Bạn hãy đặt tên cho thẻ theo cú pháp sau: GA-Pageview-All page. Sau đó, bạn chọn biến GAID mà bạn đã tạo ra ở bước 4 để gắn mã tracking tương ứng. Cuối cùng, bạn hãy nhấn vào mục “click button save” để hoàn thành quá trình thiết lập mã tracking cho google analytics.
Thiết lập sự kiện gọi điện
Đối với sự kiện gọi điện, bạn cần phải thực hiện theo các bước thiết lập cơ bản dưới đây:
– Bước 1: Bạn hãy tạo trigger theo trình tự: Vào menu trigger => Button new => Just links. Sau đó, bạn hãy đặt tên trigger theo “click to call”, rồi chọn mục “some link clicks” để theo dõi link mà bạn quan tâm. Đối với biến click URL, bạn cần thiết lập điều kiện lọc contains, sau đó bạn hãy điền giá trị số điện thoại. Cuối cùng, bạn hãy nhấn vào “button save” để hoàn thành quá trình tạo trigger.
– Bước 2: Tiến hành tạo thẻ tag GA-Event-Call cho mỗi sự kiện gọi điện thoại theo cấu hình sau:
· Kiểu tag: Bạn hãy chọn google analytics-universal analytics.
· Loại theo dõi: Bạn hãy chọn event cùng các giá trị thiết lập như: Category là call; action là {{Page Path}}; label là {{Click URL}}.
· Google analytics settings: Bạn hãy chọn biến GAID mà bạn đã tạo trước đó.
· Trigger: Bạn hãy nhấn vào “click to call” đã tạo tại bước 1.
Cuối cùng, bạn chỉ việc nhấp vào “button save” để lưu lại toàn bộ tag. Đây cũng là bước cuối cùng trong việc thiết lập theo dõi gọi số điện thoại. Mỗi lần có cuộc gọi, sự kiện category, call sẽ được tạo và gửi đến google analytics.
Nhận biết được vùng tối ưu
Thực tế quá trình tối ưu tỷ lệ chuyển đối không quá phức tạp nhưng cũng không đơn giản chút nào. Marketer cần phải có trước bộ khung chuẩn để tiến hành so sánh kết quả trước và sau.
Bộ khung chuẩn đó bao gồm các đề mục dưới đây:
– Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu cho trang website cần tối ưu.
– Cần tuyên bố về giá trị rõ ràng cho đối tượng khách hàng mục tiêu.
– Cần xác định rõ phễu marketing/bán hàng liên quan tới trang website.
– Cần xác định rõ lý do vì sao khách hàng còn chần chừ, do dự.
– Bạn cần phải nắm rõ và biết cách thực hiện A/B Testing.
– Linh hoạt trong việc thử nghiệm kết hợp hoặc thực hiện theo tuần tự để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Cách tăng tỉ lệ chuyển đổi
Quá trình xác định rõ mục tiêu chuyển đổi, tính toán và tối ưu hóa các ứng dụng/trang web là để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Việc tăng tỷ lệ chuyển đổi còn có tên gọi khác là CRO.
CRO được triển khai thông qua việc xây dựng giả thuyết cho biết vì sao khách hàng truy cập không chuyển đổi. Từ đó, CRO sẽ đưa ra các ý tưởng để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Các ý tưởng đó sẽ phải trải qua quá trình so sánh A/B, hai phiên bản trên cùng một web sẽ được so sánh với nhau. Từ đó, marketer sẽ xem phiên bản nào mang lại hiệu quả và năng suất tốt hơn. Cụ thể:
A/B testing
Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi được các marketer sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây chính là A/B testing của google optimize. Cụ thể:
Các marketer cần phải xác định vấn đề bằng công cụ Hotjar. Công cụ này sẽ giúp bạn ghi lại toàn bộ hoạt động của khách hàng ở trên web dưới dạng clickmap, video record màn hình, bản đồ nhiệt,….
Thường tỷ lệ thoát của khách hàng tại phần section đầu cực kỳ cao, cao hơn 10% so với những landing khác vẫn hay chạy. Tỷ lệ chuyển đối thấp bởi tỷ lệ khách hàng thoát ngay sau khi click vào website cao.
Tiếp đến, bạn hãy sử dụng công cụ testmysite của phần mềm thinkwithgoogle. Công cụ này sẽ cho ra kết quả về tốc độ load trang. Bạn có thể đặt giả thiết rằng tỷ lệ chuyển đổi trang thấp là do tỷ lệ khách hàng thoát ra liền khi mới vào website là do tốc độ load trang chậm.
Lúc này, bạn hãy thử tạo ra phiên bản B của trang website với mục tiêu tăng khả năng load trang. Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh của phiên bản 1 như: Định dạng đuôi JPEG thay cho PNG, nén dung lượng hình ảnh.
Sau đó, bạn hãy dùng công cụ Testmysite để kiểm tra về tốc độ load trang xem hai phiên bản cái nào tối ưu hơn. A/B testing bằng hệ thống google optimize với type of experience chính là Redirect test.
Redirect sẽ giúp bạn kiểm tra trang web với các URL khác nhau. Cụ thể, GO sẽ thay phiên redirect trang A sang trang B, sau đó bạn đo lường số lượt chuyển đổi trên 2 trang là bao nhiêu.
Tiếp đến, bạn hãy hoàn thành những bước cài đặt rồi chạy với mục tiêu là submission. Đến giai đoạn theo dõi đánh giá, tại mục dashboard reporting, công cụ google optimize sẽ hiển thị kết quả experiment. Bạn có thể dựa vào đây để đánh giá kết quả kinh doanh hàng ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng A/B testing mà các marketer cần tham khảo như sau:
Mục tiêu của marketer là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi nhưng vẫn phải duy trì được tỷ lệ chốt đơn của khách hàng bên sales. Các marketer cần phải đặc biệt lưu ý tới điều này vì mỗi một thay đổi tại trang website có khả năng sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ lệ chốt sales.
Ví dụ, marketer chỉ cần có sự thay đổi về nội dung của form đăng ký là đã gây hiểu nhầm cho khách hàng của mình. Từ đó tỷ lệ chốt sales sẽ bị giảm xuống, lợi nhuận giảm thì việc tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn đều “đổ sông đổ bể”.
Công cụ google optimize không phải hoàn hảo tuyệt đối. Việc bạn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi bằng công cụ này không thể giúp bạn tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi ngay lập tức được. Do đó, nếu tỷ lệ chuyển đổi không tăng rõ rệt sau mỗi lần tối ưu đầu tiên không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng.
Large scale vs small scale testing
Large scale vs small scale testing là hình thức quảng cáo kinh doanh ở dạng tạo ra cửa sổ nhỏ để lấy thông tin dữ liệu. Large scale vs small scale testing thử nghiệm các mô hình quy mô lớn, quy mô nhỏ để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đối.
Đầu tiên, marketer thử tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đối ở tập đối tượng khách hàng có quy mô nhỏ hơn để nghiên cứu chuyên sâu và đo lượng chính xác thị hiếu của thị trường. Từ đó, marketer sẽ xác định chiến lược phát triển kinh doanh một cách đúng đắn nhất.
Khi đã có cho mình kết quả tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tốt, các marker mới mở rộng quy mô ra. Cách làm này vừa giúp marketer tiết kiệm được thời gian, công sức tiền bạc. Đồng thời, tỷ lệ chuyển đổi trang sẽ cao hơn và chốt sales hiệu quả hơn.
Mẹo tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nữa
Mẹo tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nữa bằng cách xác định các mục tiêu chuyển đổi mới, các khu vực, lĩnh vực mới. Những yếu tố này sẽ giúp marketer có thể cải thiện được hiệu suất ứng dụng hoặc trang web mà họ đang đầu tư.
Mẹo tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nữa mà bạn không nên bỏ qua chính là thay đổi nội dung lẫn hình thức trình bày. Với cách này, marketer nên liên hệ với đội ngũ thiết kế web để hướng dẫn họp triển khai ý tưởng của mình.
Bên cạnh đó, marketer có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thông qua việc thay đổi nội dung lẫn hình thức trình bày sản phẩm và mô tả thông tin. Nếu được, bạn nên cho viết lại bài mô tả sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn. Bài viết có thể làm bật được ưu điểm và lợi ích của sản phẩm/dịch vụ.
Nếu bạn muốn kêu gọi khách mua hàng, tốt nhất bạn phải làm nổi bật bài viết bằng các kỹ thuật như: Chọn ảnh minh họa hấp dẫn, phân đoạn bài viết rõ ràng, thêm màu sắc, in đậm thẻ tiêu đề,…..Bởi thực tế, khách hàng rất lười đọc các bài viết dài chỉ mỗi chữ. Bạn cần phải biết cách trình bày sao cho bài viết nổi bật và thật sự thu hút sự quan tâm và tập trung của quý khách hàng.
Bạn cũng có thể thêm một vài bằng chứng ở trên trang website của mình để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Theo số liệu thống kê, hầu hết mọi người mua hàng dựa theo tâm lý nhiều hơn là lý trí. Họ chỉ cần thấy người khác đã sử dụng và đánh giá sản phẩm tốt thì họ sẽ mua sản phẩm đó.
Ví dụ điển hình như bạn đang chạy trên đường Quốc lộ và muốn chọn một quán nước nào đó để dừng chân. Bạn đi qua một quán nước đông khách chắc chắn bạn sẽ nghỉ địa chỉ này chắc chắn dịch vụ tốt nên mới có nhiều khách hàng ghé thăm như vậy. Và bạn đã quyết định dừng xe để ghé vào quán nước đó để trải nghiệm mua hàng.
Tương tự, bạn có thể áp dụng cách này trên web của mình để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bạn có thể dùng các Plugin như review, testimonial để ghi lại các đánh giá của khách hàng từng mua sản phẩm/dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho các đối tượng khách hàng mới truy cập vào trang web có thể tham khảo và yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.
Thực tế có nhiều trang website đầu tư xây dựng hình ảnh và bài viết chất lượng, khách hàng đã quyết định mua hàng. Thế nhưng, khi bắt tay vào điền form mua hàng họ lại quyết định không mua nữa với lý do form đặt hàng quá rườm rà.
Do đó, để tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn nên lưu ý về thủ tục mua hàng. Bạn không nên bắt khách hàng phải thực hiện các thủ tục tạo tài khoản rườm rà để mua hàng. Bởi chẳng người nào rảnh và kiên nhẫn để thực hiện điều đó đâu.
Trong form đăng ký mua hàng, bạn chỉ nên yêu cầu khách hàng điền đầy đủ các thông tin như: Họ và tên, địa chỉ giao hàng, số điện thoại để liên lạc khi giao hàng. Bạn không nên yêu cầu khách hàng xác minh địa chỉ email, thay vào đó, bạn chỉ cần gọi điện trực tiếp tới khách hàng là được. Hãy nhớ, luôn tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái và tiện lợi nhất khi quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của đơn vị bạn.
Cuối cùng, bạn nên tham khảo cách làm tăng tỷ lệ chuyển đối bằng việc chèn video giới thiệu sản phẩm.
Cách này đã được nhiều marketer ở nước ngoài thực hiện và đã đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi.
Khi xem xong các video giới thiệu sản phẩm, khách hàng sẽ được mắt thấy, tai nghe về công dụng, tính năng và hình ảnh sản phẩm. Khi đó, khách hàng sẽ đưa ra cho mình quyết định mua hàng dễ dàng hơn.
titanic.vn .