Chắc hẳn bạn đã nghe về tín hiệu mạng xã hội (social signals) ở đâu đó trong quá khứ, nhưng rất nhiều người không hiểu chính xác cách mà tín hiệu mạng xã hội đem lại lợi ích cho SEO.
Thực sự có nhiều sự hiểu lầm khi nói đến social signals và SEO, vì thế trong bài viết này Tài sẽ cố gắng giải thích cho bạn hiểu thế nào là tín hiệu mạng xã hội.
Hãy nhớ rằng, nhiều điều trên mạng bạn đọc được đều là phỏng đoán bởi vì rất rất ít người có đặc quyền nắm được tất cả thuật toán của công cụ tìm kiếm. Còn những phát hiện của Tài trong bài viết này thì đều dựa trên thực nghiệm với chính website của Tài và của khách hàng.
Social signals (tín hiệu mạng xã hội) là gì?
Social signals là sự tương tác bao gồm likes, shares, comments mà nội dung của bạn nhận được trên nền tảng MXH như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest,…
Khi nói về social media marketing, đây là một thước đo quan trọng đối với nhiều công ty. Có nhiều chuyên gia SEO tin rằng thật phí thời gian tập trung vào social signals để làm SEO, nhưng Tài hoàn toàn không đồng ý với quan điểm đó, và Tài sẽ giải thích tại sao.
Social signals có phải là một yếu tố xếp hạng?
Trước hết, Google nói rằng social signals không phải là yếu tố ranking trực tiếp. Nhưng đây ko có nghĩa là social signals không giúp SEO một cách gián tiếp.
Ý Tài là nó không trực tiếp thúc đẩy ranking trên Google. Matt Cutts đến từ Google đã đăng một video vài năm trước nói rằng Google có dùng dữ liệu từ mạng xã hội để xem xét ranking. Tuy nhiên, thông tin này lỗi thời rồi và chưa chắc còn đúng ngày nay.
Bing rất thích tương tác từ mạng xã hội
Bing trái lại thì là câu truyện khác. Likes và share chắc chắn tạo ảnh hưởng trực tiếp lên thứ hạng ở máy tìm kiếm Bing.
Có thể bạn nghĩ rằng chẳng cần quan tâm Bing, nhưng gần 24% lượt tìm kiếm tự nhiên trên internet rơi vào tay Bing thay vì Google, và con số đó đang tăng dần một vài năm trở lại đây. Bing có thể đem lại một số lượng traffic rất lớn. Vậy thì ít nhất social signals vẫn đáng quan tâm nếu bạn muốn xếp hạng ở Bing.
Google đánh cao social signals (gián tiếp)
Social signals ảnh hưởng việc SEO trên Google theo một cách gián tiếp. Nghĩa là content của bạn càng được share nhiều, thì nó càng được nhiều người thấy, nghĩa là nó dẫn đến chuyện mọi người sẽ đọc nhiều và link về content của bạn. Dĩ nhiên sau cùng điều đó gây ảnh hưởng lớn đến thứ hạng ranking Google của bạn.
Thật sự rất khó để kiếm được link tự nhiên những ngày này, vậy nên mọi điều bạn làm đều gia tăng cơ hội nội dung của bạn được link về nên cũng rất tốt.
Tham khảo ngay: 16 công thức thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên cho website năm 2020 [ĐÃ CHỨNG MINH]
Cách để gia tăng tín hiệu mạng xã hội
Sau đây là những cách dễ làm nhất để tạo ra nhiều tín hiệu từ mạng xã hội mà bạn có thể làm:
1. Link về website
Hãy đảm bảo mình điền URL web của mình vào trường thông tin “website” khi setting fanpage/profile. Kể cả khi đường links đó bị gắn thẻ nofollow, thì bạn vẫn có được nguồn traffic trực tiếp khi mọi người tìm profile của bạn bằng công cụ tìm kiếm hoặc thông qua chính nền tảng MXH đó.
2. Dùng tiêu đề mang tính clickbait (dụ dỗ click vào)
Tài biết clickbait là một thủ thuật không tốt với nhiều người, và Tài thường nghe là không nên làm điều này bởi nó giống như đang lừa lọc người dùng. Tuy nhiên dù bạn thích hay không thích, những tiêu đề như thế này rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý và lượt click.
Chỉ cần đảm bảo bạn tuân theo những yêu cầu của nền tảng MXH thôi bởi vì nhiều nơi bắt đầu làm căng vấn đề clickbait rồi.
Một điều quan trọng nữa là nội dung bạn đang marketing phải thật sự thú vị khi người dùng vào đọc bài viết. Còn nếu không, việc làm này sẽ ảnh hưởng tệ đến chiến lược SEO tổng thể của bạn.
3. Call-to-actions
Dùng nút call-to-action để thúc đẩy tương tác. Đơn giản như kêu gọi người xem like, share và comment có thể giúp làm tăng tương tác đáng kể.
4. Sử dụng plugin gắn nút chia sẻ lên MXH
Hãy dùng plugin để giúp nội dung của bạn dễ dàng được share lên MXH hơn. Hiện nay có nhiều plugin rất tốt mà bạn có thể dùng để chèn những nút share vào cuối bài blog để người dùng chia sẻ trực tiếp mẩu nội dung của bạn lên nhiều MXH khác nhau.
5. Chỉ chia sẻ nội dung tốt nhất của bạn
Cách này nghe có vẻ hơi ngược đời, bởi vì tất nhiên bạn muốn traffic vào tất cả content của mình, tuy nhiên chỉ chia sẻ nội dung tốt nhất của bạn sẽ giúp bạn được chú ý hơn trên mạng xã hội.
Ví dụ, Facebook ưu ái hiện nội dung từ những trang có nhiều tương tác hơn những trang có ít tương tác, vậy nên bằng cách chỉ đăng nội dung tốt nhất, bạn sẽ đảm bảo là tất cả bài post của mình đều có tỷ lệ tương tác tốt, và content sẽ được Facebook hiện nhiều hơn.
Tín hiệu mạng xã hội cũng quan trọng
Trong khi social signals có lẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng Google, chúng lại là nhân tố quan trọng ở nhiều máy tìm kiếm khác (Bing là một ví dụ). Bạn cũng có thể điều traffic về website từ profile trên mạng xã hội, vậy nên điều này là một lợi ích thêm nữa.
Nhìn chung, tín hiệu từ mạng xã hội là một thứ rất đáng quan tâm và có tác động không hề nhỏ đến tổng thể SEO và chiến lược digital marketing. Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu thì về lâu về dài, việc đầu tư cho mạng xã hội là một điều không thể thiếu, và nó cũng sẽ ảnh hưởng tích cực ngược trở lại cho website của bạn nếu bạn biết cách tận dụng.
titanic.vn .