Trong bài viết này mình sẽ giải thích vì nguồn gốc và vì sao ngày nay bàn phím QWERTY được sử dụng rộng rãi.
Nguồn gốc của bàn phím QWERTY
Ngày xưa, người ta không có máy tính để gõ văn bản như chúng ta bây giờ mà phải dùng ra máy đánh chữ các bạn ạ. Nếu các bạn chưa biết thì máy đánh chữ có một bàn phím được nối với các thanh kim loại có khắc chữ ngược thông qua các cơ cấu cơ khí phức tạp. Mỗi khi bạn gõ phím thì cơ cấu này đẩy một thanh kim loại chạm vào tờ giấy và in chữ lên. Các bạn có thể tham khảo cách máy đánh chữ hoạt động trong đoạn video bên dưới.
Các máy đánh chữ đời đầu đều cùng bàn phím được bố trí theo thứ tự của bảng chữ cái latin chứ chưa theo dạng QWERTY như bây giờ. Vấn đề ở đây là nếu các bạn nhấn các từ có chữ cái ở gần nhau quá nhanh, chẳng hạn như chữ “bac” thì các thanh kim loại có thể va vào nhau và bị kẹt trong lúc sử dụng.
Để giải quyết tình trạng này thì một nhà phát minh người Mỹ có tên Christopher Sholes đã bố trí lại vị trí của các chữ cái trên bàn phím thành dạng QWERTY sao cho những chữ cái thường dùng nhất cách xa nhau. Kiểu bố trí này sẽ giảm tình trạng kẹt phím vì người đánh máy phải giảm tốc độ gõ phím.
Bàn phím QWERTY lần đầu tiên xuất hiện trên máy đánh chữ Remington No. 1 được sản xuất vào năm 1874. Kể từ lúc đó, tất cả máy đánh chữ đều dùng bàn phím QWERTY và tiếp tục được sử dụng trên máy tính cùng nhiều loại thiết bị hiện đại khác vì đa số mọi người đã quen với kiểu bố trí này.
Vì sao bàn phím QWERTY vẫn được tin dùng sau nhiều năm?
Trong gần 150 năm qua, có rất nhiều loại bàn phím khác nhau đã được tạo ra và thử nghiệm. Nhiều loại bàn phím được quảng cáo rằng dễ dùng và cho tốc độ gõ phím nhanh hơn và dễ thành thạo hơn QWERTY rất nhiều. Trong số đó, bàn phím Dvorak là loại thường được đem ra so sánh với QWERTY. Loại bàn phím này được thiết kế để giảm tối đa khoảng cách ngón tay phải di chuyển và giúp người dùng di chuyển sang cách ký tự khác nhanh nhất nhất có thể.
Các bạn sẽ thấy bàn phím Dvorak xếp những chữ cái thường được sử dụng nhất (trong tiếng Anh) lên một hàng phím home key (vị trí các chữ ASDF và JKL trên bàn phím QWERTY) để ngón tay không cần phải di chuyển quá nhiều. Trong đó, các nguyên âm được bố trí ở bên trái cùng một số phụ âm, phần bên phải chỉ có các phụ âm còn lại. Nhiều người cảm thấy rằng sau khi đã quen với bàn phím Dvorak thì họ đánh máy nhanh hơn hẳn.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tốc độ đánh máy của hai loại bàn phím này không có quá nhiều khác biệt. Bên cạnh đó, nếu đổi bàn phím thì chúng ta tốn thời gian học cách dùng bàn phím mới, cộng thêm phải đổi các phím chức năng trong game, phím tắt Windows,… rất bất tiện. Chính vì các loại bàn phím khác vẫn chưa thể chứng minh được ưu điểm nào đáng kể nên chúng ta vẫn dùng bàn phím QWERTY dù máy tính hiện đại đã không còn bị kẹt chữ nữa.
Nguồn How Stuff Work, The Conversation biên dịch Gearvn