Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác định được một tiểu hành tinh bằng vàng trị giá 700 tỷ tỷ USD. Số lượng lớn vàng, sắt và niken chứa trong tiểu hành tinh này đang gây kinh ngạc cho giới khoa học.
Nếu bất cứ thứ gì có thể khởi động cuộc đua khai thác kim loại trong vũ trụ, thì đó sẽ là tiểu hành tinh này – Psyche 16, nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc và mang theo đủ lượng vàng để “biếu” cho mỗi người trên Trái đất một nghìn tỷ đô la. Bây giờ, yêu cầu đặt ra là cần tiếp cận với nó.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã có kế hoạch làm điều đó, bắt đầu vào năm 2022.
Tất nhiên, tất cả phải phụ thuộc vào hai điều quan trọng: Tính khả thi về mặt kinh tế và sự tiến bộ công nghệ vũ trụ trong tương lai.
Có những cường quốc thế giới khác cũng muốn tiếp cận với tiểu hành tinh đó. Trung Quốc tuyên bố đầu tiên sẽ bắt đầu cuộc đua này, và đây sẽ là một cuộc đua dễ dàng hơn cho quốc gia này, nơi kiểm soát hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn và duy trì một mối liên hệ chặt chẽ đối với các nhà phát triển công nghệ.
Cũng không thể nói rằng Hoa Kỳ không có tham vọng ở đây. Sự khác biệt, chắc chắn, là rõ ràng. Trong khi NASA tập trung vào các nhiệm vụ khoa học và thám hiểm không gian, Trung Quốc tập trung vào một nền kinh tế dựa trên khai thác nguồn lực không gian, hướng đến việc tạo ra của cải lâu dài.
Bất cứ ai đến trước sẽ trở thành “vị thần vàng” và cuộc cạnh tranh đang ngày càng nóng lên.
Theo lời Mitch Hunter-Scullion, nhà sáng lập Công ty Khai khoáng Thiên thạch có trụ sở tại Vương quốc Anh, thì đây sẽ là cú nổ mới trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.
“Khi bạn có được cơ sở hạ tầng, lượng cơ hội bạn nhận về sẽ gần như vô tận”, Hunter-Scullion nói. “Một lượng tài sản lớn vô cùng đang nằm chờ ai đó đủ dũng cảm để đương đầu thử thách mới, sẽ xuất hiện trong cơn sốt thiên thạch”.
Psyche-16 có thể sẽ là chiếc Chén Thánh mới, sẽ là mục tiêu vươn tới của ngành du hành vũ trụ hiện tại. Song không chỉ Psyche-16 đáng chú ý, những thiên thạch giàu khoáng sản khác cũng lọt tầm ngắm. Vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời của ta có những ứng cử viên sáng giá khác, như một viên thiên thạch có độ dài 200 mét và có giá trị 30 tỷ USD tính theo lượng platinum nó có trên mình.
Trong tương lai, con người có khả năng khai thác tài nguyên từ vũ trụ
Ai sẽ là người đầu tiên “vợt” về những cục tiền lơ lửng trên không? Các quốc gia đang thúc đẩy nhanh quá trình này, tuy nhiên thực tế vẫn phải chờ sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học vũ trụ của loài người.
Tham khảo Reuters, VTVcab