Hầu hết các nhà tiếp thị đều có trong tay những địa chỉ email dành cho gần một nửa khách hàng hay ứng viên tương lai của họ. Nếu đây là trường hợp của công ty bạn, nó có thể tăng khả năng khám phá việc nhập thêm email.
Việc lập danh mục mail đã được sử dụng từ cuối thập niên những năm 90, và nếu trong hộp thư của tôi có sự đánh giá nào thì đó chính là tác dụng ngược về cách sử dụng của nó.
Gần đây, tôi hay nhận emails từ nhiều người lập danh mục, xuất bản và tiếp thị lớn mà tôi đã hợp tác trong thời gian qua, những email này đã xin sự cho phép từ tôi để họ gửi email. Và đó chính là yếu tố chính giúp cho việc nhập thêm email trở nên thành công, vì nó chỉ dành cho các mối quan hệ đang tồn tại.
Hầu hết các nhà tiếp thị đều có trong tay những địa chỉ email dành cho gần một nửa khách hàng hay ứng viên tương lai của họ. Nếu đây là trường hợp của công ty bạn, nó có thể tăng khả năng khám phá việc nhập thêm email.
Đầu tiên, hãy nhìn qua quá trình này, và sau đó chúng ta sẽ xem xét cách thức một nhà xuất bản thực hiện kế họach truyền thông của họ.
Cách thức thực hiện quy trình
Nhiều công ty đưa ra các dịch vụ nhập thêm email. Những dịch vụ lớn hơn thì thường có từ 70 đến 90 triệu hồ sơ bao gồm tên, thông tin email và địa chỉ email. Bạn cung cấp cho họ tên và địa chỉ mail của những khách hàng hay khách hàng tiềm năng, và họ sẽ nối dữ liệu của bạn với cơ sở dữ liêu của họ.
Bạn nên dùng tiêu chuẩn chặt chẽ và tiêu chuẩn trên một tên riêng – không phải là họ hay ở góc độ gia đình.
Tỉ lệ phù hợp dành cho tiếp thị từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp chiếm từ 15 – 20 phần trăm và các nhà tiếp thị đến khách hàng từ 20 – 35 phần trăm.
Một vài công ty sẽ gửi email đầu tiên cho bạn, còn những công ty khác chỉ đơn giản cung cấp cho bạn các kết quả phù hợp để bạn gửi. Email đầu tiên được gọi là “permission pass” (tạm dịch: email xin sự đồng ý từ khách hàng).
Bạn sẽ phải đợi ít nhất một tuần sau khi gửi permission pass để thu thập bất cứ kết quả không hơp hay thất bại. Thông thường, bạn sẽ hiếm khi gặp các kết quả thất bại, chúng chỉ chiếm 2%.
Permission Pass
Có vài yếu tố bắt buộc nên có trong loại email này. Bạn nên giải thích mối quan hệ đang tồn tại, thông báo cho khách hàng rằng hiện tại bạn muốn liên lạc với họ thông qua email, và cho họ một cơ hội rõ ràng để từ chối.
Nhiều nhà tiếp thị thương mại qua email cũng sẽ bao gồm một lời mời đặc biệt trong email permission pass. Tôi đã đề cập là tôi muốn lấy một ví dụ, đó là một nhà xuất bản. Tôi từng là một khách hàng đặt mua những ấn bản từ nhà xuất bản này. Email “permission pass” của họ đã sử dụng dòng đầu đề đơn giản hóa nhưng hiệu quả : “[Tên sách xuất bản], yêu cầu sự đồng ý từ bạn”. Đó là sự khởi đầu khôn ngoan. Là một khách hàng, lập tức tôi nhận ra tên nhà xuất bản.
Email từ nhà xuất bản thường được đánh dưới dạng văn bản mặc dù họ sử dụng kiểu chữ HTML (Hypertext Markup Language), do vậy lời nhắn thường dễ đọc và có phong cách riêng. Tuy nhiên, tôi cũng thấy những điểm yếu trong lời nhắn như: không bao gồm bất cứ biểu tượng đồ họa nào như logo của nhà xuất bản.
Ngay trong đoạn đầu, bức thư đã đi thẳng vào vần đề: “Với tư cách là một cựu độc giả của [ tên nhà xuất bản], chúng tôi luôn tôn trọng thời gian và giá trị công việc của bạn. Thỉnh thoảng, chúng tôi muốn gửi cho bạn email liên lạc bao gồm những ưu đãi và lời mời đặc biệt từ [ nhà xuất bản]”.
Phần còn lại của email bao gồm một cơ hội để khách hàng có thể từ chối và một số điện thoại miễn phí để liên lạc với dịch vụ chăm sóc khách hàng. Giám đốc tiếp thị online kí trên văn bản này. Tôi cảm thấy hài lòng khi nhận một email được kí bởi một ai đó.
Email thường xuyên đầu tiên
Thông thường, một vài khách hàng sẽ không mở và đọc lời mời từ email “permission pass” trước đó. Một sai lầm mà nhiều công ty tiếp thị thường gặp phải là nhập hết tên khách hàng vào bản danh sách gửi đều đặn. Những khách hàng không đọc dòng tin nhắn có thể tự hỏi tại sao họ lại nhận những thư báo tin mới và các lời mời khác.
Nhà xuất bản của chúng ta lại không mắc sai lầm này. Phía trên đầu, với cỡ chữ nhỏ, email đầu tiên từ nhà xuất bản này thường ghi: “Bạn nhận email này bởi vì bạn đã đăng kí nhận thông tin từ [ tên nhà xuất bản]”. Tại dòng đầu đề, cũng đề cập một cách gián tiếp đến mối quan hệ của tôi: “Chào mừng bạn quay trở lại đặt hàng, chỉ với 20 đola cho 26 số”.
Bởi vì, tôi là một người đặt hàng đã hết hạn, nó có nghĩa cố gắng thuyết phục tôi đặt hàng trở lại. Tin nhắn được đánh dưới dạng HTML, bao gồm việc sắp đặt cho một bìa báo mẫu và 2 lời mời gọi vời dòng chữ đỏ: “hãy thử các số báo miễn phí ngay bây giờ.”
Sáu email tiếp theo
Tôi nhận khoảng 2 email mỗi tuần từ nhà xuất bản. Mỗi email chứa thông tin phía trên với cỡ chữ nhỏ về lí do tại sao tôi nhận email liên lạc từ họ.
Dưới đây là tóm tắt về những email tôi đã nhận với dòng đầu đề và những lời nhận xét:
1. Giá dành cho khách hàng cũ – chỉ với 77 đô cho một số báo. Email này bám vào nhiệm vụ của công ty nhằm muốn khách hàng đặt hàng lại. Tính sáng tạo này thì rất khác với những email đầu tiên.
2. Lời mời về hội nghị lãnh đạo năm 2008. Đây là một email ở phía bên thứ ba từ một trong những nhà quảng cáo của công ty. Phía trên, lời nhắn với cỡ chữ nhỏ giải thích: “Bạn nhận email này bởi vì bạn đã đăng kí những ưu đãi đặc biệt từ nhà quảng cáo của [tên nhà xuất bản]”. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận được những ưu đãi khác và tôi đã xem lại lời diễn đạt trước đây trong email “permission pass”. Nó đã đề cập đến những ưu đãi đặc biệt và lời mời độc quyền. Tôi nghĩ cách thức diễn đạt ngôn ngữ của họ thì nên rõ ràng hơn.
3. Chào mừng bạn quay trở lại [nhà xuất bản]! Bạn sẽ nhận 4 số báo thử miễn phí. Tính sáng tạo này thì giống như những email đầu tiên của tôi, chỉ duy nhất có sự thay đổi nhỏ ở dòng đầu đề.
4. Giá dành cho khách hàng cũ của [ nhà xuất bản] – 26 số chỉ với 20 đô! sự sáng tạo này thì cũng giống như email thứ 2, dòng đầu đề cũng thay đồi.
5. Hội thảo về đồ dùng xanh, sạch – 1/2, 2008, tại thành phố New York. Đây cũng là một email quảng cáo từ bên thứ ba, việc sử dụng hình ảnh mũ lưỡi trai tại dòng đầu đề thì không có tính thực tiễn.
6. Ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng đặt ấn phẩm tại [nhà xuất bản] : 4 số miễn phí. Email này là nét đặc biệt của một dạng trình bày mới và có tính sáng tạo và lời chào mời này thì được đánh dấu với tên và họ của tôi.
Nói chung, nhà xuất bản trên đã thành công với email “permission pass” và các email tiếp theo.Tôi thích việc sử dụng những dạng trình bày có tính sáng tạo khác nhau và những thay đổi nhỏ trong dòng đầu đề dành cho lời mời chính yếu. Tôi cũng thích sự giải nghĩa rõ ràng hơn khi tôi nhận được các email quảng cáo. Nhận xét duy nhất của tôi đó là nhà xuất bản đã quảng cáo đồng thời cho vị trí, thư báo điện tử, sách và những ưu đãi khác của họ hơn là việc tập trung vào việc đặt hàng trở lại của khách hàng.
Theo Lantabrand