Chúng là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được trang bị lớp vỏ bảo vệ tự nhiên như những chiếc áo chống đạn, hình dáng giống như những chiếc tên lửa giúp nó phát triển mạnh trong vùng nước nguy hiểm của lưu vực sông Amazon với vảy có thể chịu được những đợt tấn công của loài cá hổ Piranha hung dữ.
Loài cá này sở hữu chiều dài thân có thể đạt từ 3 đến 4,5m, nặng khoảng 200kg, sống tại vùng sông Amazon thuộc lãnh thổ Brazil, Guyana và Peru.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, ở San Diego và Berkeley, Hoa Kỳ đã mô tả cấu trúc độc đáo, ấn tượng về lớp vỏ bảo vệ của loài cá này và đặt tên là Arapaima gigas.
Các nhà khoa học cho biết, việc nghiên cứu lớp vỏ bảo vệ của loài cá này có thể sẽ giúp cho việc phát triển các loại áo giáp bảo vệ cơ thể, áo chống đạn cũng như ứng dụng trong các thiết kế hàng không vũ trụ.
Họ cho biết những phát hiện của họ có thể giúp hướng dẫn phát triển áo giáp cơ thể tốt hơn cho mọi người cũng như các ứng dụng trong thiết kế hàng không vũ trụ.
Đặc tính của lớp vảy cá Pirarucu đã thu hút sự chú ý của các kỹ sư trong ngành chế tạo áo giáp và bọc thép tổng hợp, trước nay được ứng dụng để sản xuất áo chống đạn bằng nhiều lớp sợi dẻo đặt giữa các tấm nhựa cứng.
Loài cá này được gọi với cái tên Pirarucu (Arapaima) hay còn được biết đến với cái tên là cá hải tượng long, cơ thể chúng dài tới 3 – 4,5 m và nặng khoảng 200 kg.
Chúng sinh sống ở các con sông ở Brazil, Guyana và Peru, cùng môi trường sống với loài cá hổ Piranha – được biết đến với hàm răng sắc như dao cạo, hết sức hung dữ và có thể ăn thịt người, cá hải tượng long có thể sống sót đến một ngày khi ở bên ngoài mặt nước.
Theo dõi của các nhà khoa học cho thấy, vảy của cá Pirarucu có thể bị biến dạng nhưng không hề bị xước hay rách khi bị cá ăn thịt Piranha tấn công.Họ cũng phát hiện ra rằng lớp bên trong của vảy cá Pirarucu cứng nhưng lại rất dẻo dai được gắn bởi collagen với một lớp khoáng hóa bên ngoài.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và phát hiện vảy cá có lớp ngoài cứng khoáng hóa để chống lại sự xâm nhập được liên kết với lớp bên trong cứng nhưng rất dẻo và linh hoạt được tạo thành bởi bởi collagen – protein cấu trúc chính trong da và các mô liên kết khác trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu cho biết, lớp vỏ bảo vệ của loài cá này sở hữu tất cả các thuộc tính tốt nhất của áo chống đạn như tính không thấm nước và tính linh hoạt.
Wen Yang, một nhà khoa học vật liệu UCSD, người đã giúp dẫn dắt nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Matter cho biết, cấu trúc vẩy của loài cá này tương tự như những chiếc áo chống đạn nhân tạo vì được tạo ra bởi các hệ thống chồng chéo, nhưng bộ giáp tự nhiên của loài cá này cứng và nhẹ hơn nhiều, không cản trở sự linh hoạt cũng nư các chuyển động của cơ thể.
Robert Ritchie, nhà khoa học về vật liệu đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu khoa học trên cho biết thêm, trong khi những tấm giáp do con người sản xuất phải sử dụng vật liệu thứ 3 làm chất kết dính, thì các lớp ở vảy cá được kết nối ở cấp độ của các nguyên tử và phát triển cùng nhau dệt nên một khối rắn duy nhất nhưng lại có độ đàn hồi linh hoạt.