Lời phê “khó thành người tử tế”
Những ngày qua, một bức ảnh chụp lại bài kiểm tra môn Ngữ văn của học sinh với dòng phê bằng mực đỏ “Lười học văn. Khó thành người tử tế” được đăng tải và trở thành tâm điểm của nhiều thành viên online.
Bài kiểm tra môn Văn và lời phê của giáo viên khiến dân mạng “dậy sóng”.
Lời phê này được viết trên bài văn ngắn ngủn, và chấm điểm 2. Dù không xác minh được đây có phải là một trò đùa hay là sự thật, nhưng câu nhận xét “Lười học văn, khó thành người tử tế” đã được mang ra mổ xẻ.
Một số cho rằng giáo viên khá khắt khe, khi đánh giá sự tử tế của một người chỉ qua bài kiểm tra. Trong khi nhiều người cho rằng học văn là nền tảng của rèn luyện nhân cách đạo đức, do đó ý của giáo viên đúng…
“Dù sao em cũng tuyệt hơn vài người”
Ngược lại với lời phê “khó thành người tử tế trên”, tháng trước, bài kiểm tra nhận được 7,5 điểm với lời phê độc đáo chia sẻ trên trang Haynhucnhoi cũng đã rất thu hút sự quan tâm của nhiều người với sự động viên.
Tuy chưa rõ thực hư bài kiểm tra này thật giả thế nào nhưng cư dân mạng tỏ ra thích thú với lời phê này. Từ câu tục ngữ quen thuộc, cô giáo đã sáng tạo ra lời phê bằng thơ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Dù sao em vẫn tuyệt hơn vài người”.
Bài kiểm tra với lời phê lạ đã gây sự tò mò đến cư dân mạng.
Lời phê độc “Em học rất giỏi, có tố chát bá đạo của học sinh”
Trước đó, cộng đồng mạng cũng đã xôn xao với bài kiểm tra tiếng Anh 0 điểm và lời phê: “Em học rất giỏi, có tố chất bá đạo của học sinh”. Bài làm của bạn học sinh này đầy chất “sáng tạo” khi phiên âm toàn bộ tiếng Anh ra tiếng Việt.
Bị 0 điểm nhưng bài kiểm tra tiếng Anh này lại được cô giáo khen thật lạ.
Lời phê nhân vật Cám đáng sợ quá
Một phần lời phê khá môn văn cũng thu hút được sự quan tâm của không ít bạn học sinh. Giáo viên này đã dành ra khá nhiều thời gian công sức để đọc bài kiểm tra này và rút ra được nhiều nhận xét cho chủ nhân bài viết: Chủ nghĩa cẩu thả và không biết cách làm bài NLXH (Nghị luận xã hội).
Bài văn 3,25 điểm với lời nhận xét thú vị.
Đặc biệt phần nhận xét “Nhân vật Cám của em đáng sợ quá” được đánh giá là một phần nhận xét khá mềm mỏng, không căng thẳng những vẫn khiến học sinh nhận ra được khuyết điểm của mình.