Một vài định nghĩa về quản trị Marketing:
Marketing
được hiểu đơn giản là hoạt động nhằm tìm kiếm sự trao đổi giữa con
người. Trong kinh doanh, định nghĩa Marketing là tất cả những công tác
nhằm tìm hiểu khách hàng của mình là ai, họ cần những gì và làm sao để
đáp ứng được nhu cầu đó nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và thỏa
mãn xu hướng phát triển chung bền vững cho xã hội
Quản
trị Marketing là việc thực hiện các hoạt động hoạch định tổ chức lãnh
đạo, kiếm soát các hoạt động Marketing nhằm đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp
Khác với hoạt
động khác , Marketing là hoạt động bao trùm mọi hoạt động khác của doanh
nghiệp. Đây là một trong những đặc thù của Marketing khiến công tác
quản trị của nó rất phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp thực hiện trong
doanh nghiệp.
Nội dung và kinh nghiệm chủ yếu trong quản trị Marketing:
Khởi đầu của công việc Quản trị Marketing là việcphân tích cơ hội thị trường:
Phân
tích cơ hội thị trường là việc nắm bắt phân tích và đo lường diễn biến
của các yếu tố môi trường và đánh giá ảnh hưởng của nó đến hoạt động
Marketing của công ty. Các yếu tố này có thể mang lại cơ hội, cũng có
thể mang đến thách thức cho doanh nghiệp khi kinh doanh. Nắm bắt và
lượng hóa tối đa được các yếu tố này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ
động đón đầu thời cơ và né tránh cũng như đối phó với rủi ro có thể xảy
đến.
Trên cơ sở phân
tích và phát hiện các cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần đánh giá xem
các cơ hội đó có thích hợp đối với hoạt động marketing của mình hay
không? Những cơ hội nào được xem là hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp?
Để đánh giá cơ hội, doanh nghiệp cần phải phân tích, lượng giá mức độ
phù hợp của cơ hội đó đối với các mục tiêu chiến lược marketing và các
khả năng về nguồn lực của mình.
Bước tiếp theo trong quản trị Marketing là lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm đo lường và dự báo nhu cầu, phân loại và lựa chọn thị trường mục tiêu
Để
đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các nỗ lực Marketing, công tác đo
lường và dự báo nhu cầu phải được tiến hành chính xác, toàn diện và hiệu
quả. Doanh nghiệp cần ước lượng được nhu cầu hiện tại và tương lai của
thị trường về sản phẩm và cả các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Chỉ có xác
định được chúng, mới có thể lựa chọn được cách thức thâm nhập thị trường
tối ưu cho doanh nghiệp
Sau
công tác đo lường và dự báo nhu cầu, doanh nghiệp cần phân loại nhu cầu
đó thành các đoạn thị trường khác nhau nhằm lựa chọn một thị trường mục
tiêu thích hợp cho mình
Với
mỗi thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần đưa ra định vị cho chính mình
và sản phẩm của mình trên thị trường mà mình nhắm tới, bên cạnh đó, là
công tác truyền tải các giá trị được định vị đó tới khách hàng.
Sau khi lựa chọn được một thị trường mục tiêu thích hợp.Hoạch định chiến lược marketinglà điều tiếp theo cần tiến hành trong quản trị Marketing
Dựa
vào những phân tích ở các bước trên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh
đã được chấp nhận, doanh nghiệp cần xây dựng và lựa chọn một chiến lược
marketing thích hợp nhất để định hướng cho toàn bộ hoạt động marketing
của mình.
Ngay khi có được một chiến lược Marketing thật khả thi và cụ thể, nhà quản trị cầntriển khai các nỗ lực marketing – mix
Có
nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong marketing – mix, nhưng theo
J. Mc Carthy, có thể nhóm gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P: sản phẩm
(product), giá cả (price), phân phối (place) và xúc tiến (promotion).
Các doanh nghiệp thực hiện marketing – mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố
chủ yếu đó để tác động làm thay đổi sức cầu thị trường về sản phẩm của
mình theo hướng có lợi cho kinh doanh.
Cuối cùng. mọi hoạt động quản trị đều không thể thiếu đichức năng thực hiện và kiểm soát. Quản trị Marketing cũng vậy. . Nội dung của tổ chức thực hiện chiến lược marketing bao gồm:
Xây dựng các chương trình hành động cụ thể.
Tổ chức bộ phận marketing thích hợp với quy mô hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Phát triển hệ thống khen thưởng và quyết định.
Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực có khả năng động viên toàn bộ nỗ lực của nhân viên trong việc thành đạt mục tiêu.
Phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng đề thực hiện các chương trình marketing đã thiết kế.
Doanh
nghiệp cũng cần phải thực hiện việc kiểm tra các hoạt động marketing để
đảm bảo rằng việc thực hiện được tiến triển theo đúng chiến lược đã
vạch ra, cũng như có thể tiến hành những sự điều chỉnh cần thiết để đạt
được mục tiêu
Như
vậy có thể thấy, quản trị Marketing là một công tác quản trị phức tạp
được tiến hành vừa có tính tuần tự vừa mang tính bao trùm, các hoạt động
Maketing ảnh hưởng lên mọi lĩnh vực khác bao gồm từ sản xuất đến tài
chính, bán hàng….. Không chỉ cung cấp thông tin cho các hoạt động còn
lại, nó còn thúc đẩy và định hướng cho mọi hoạt động khác của doanh
nghiệp. Giống như một sợi dây kết nối các hoạt động nội bộ và kết nối
doanh nghiệp với khách hang, làm chủ được công tác quản trị này, doanh
nghiệp sẽ có lợi thế trên thị trường so với các doanh nghiệp khi sợi dây
kết nối đó xuyên suốt, hoàn hảo và vững chắc.