Landing page là một trong những khái niệm đã quá quen trong lĩnh vực digital marketing. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả của các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Tiêu đề cột trái
mô tả
Tiêu đề cột phải
mô tả cột phải
Chính vì vậy, những kiến thức về landing page như landing page là gì, cách nó hoạt động, phân biệt landing page với website,… là điều mà mọi người mới vào nghề cần phải hiểu rõ.
Landing page là gì?
Landing page là một cụm từ tiếng Anh dùng trong ngành digital marketing. Nếu dịch nôm ra tiếng Việt, nó có nghĩa là trang đích, trang đích đến. Đây là một trang riêng lẻ, chúng được thiết kế với một nội dung và mục đích chuyên biệt, hoàn toàn khác với trang webpage khác.
Landing page là trang truy cập đích đến của khách hàng. Mục đích của chúng là kêu gọi hành động của khách hàng. Các hành động đó có thể là click vào 1 đường link, dùng thử dịch vụ, điền vào form đăng ký hay để lại số điện thoại,… Chúng trở thành một công cụ giúp tăng thứ hạng website lên cao, gia tăng lượng số lượng khách hàng.
Mặc dù, landing page chỉ có một hình thức, mục tiêu thể hiện nhưng chúng lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Điển hình là 3 dạng landing page:
- Lead page – Landing page thu thập các đối tượng khách hàng tiềm năng: đây là các landing page giữ nhiệm vụ kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin, nhận quà,…
- Sales page – landing page bán hàng: mục đích của các landing page là thuyết phục, kích thích hành vi mua bán của khách hàng.
- Click–through page – Landing page trung gian chuyển đổi: nhiệm vụ của landing page này dùng những nút kêu gọi hành động để chuyển hướng sang trang khác. Tại đó, mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp chi tiết đồng thời cũng dẫn khách hàng trở về website chính.
Mỗi loại landing page có đặc điểm khác nhau. Do đó, người làm marketing cần căn cứ vào loại hình dịch vụ, sản phẩm cùng mục đích quảng bá của mình để sử dụng các loại landing page cho phù hợp, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
Tại sao lại là landing page?
Không phải ngẫu nhiên mà landing page được nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện nay sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình.
Đó là bởi chúng có chức năng chính là chuyển đổi điều hướng, kêu gọi người dùng thực hiện các chuyển đổi hành động cụ thể. Do đó, landing page mang lại rất nhiều lợi ích trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Cụ thể là:
1. Landing page giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi hay còn gọi là Conversion rate. Đây là một chỉ số giúp xác định số lượng người xem trên trang trở thành khách hàng thực sự. Khi sử dụng landing page, chúng sẽ giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng. Bởi chúng thu hút, thú đẩy cũng như nâng cao khả năng quyết định mua hàng của người dùng. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi được nâng cao hơn.
2. Gia tăng tỷ lệ bán hàng, doanh số
Khi tỷ lệ chuyển đổi nâng cao sẽ giúp gia tăng doanh số bán hàng. Lợi nhuận từ đó cũng nâng lên với con số không nhỏ.
Hơn nữa, một website có quá nhiều nội dung, chúng làm phân tán sự chú ý của người dùng thì landing page chỉ chuyên về một nội dung duy nhất. Chúng giúp khách hàng tập trung tối đa vào sản phẩm, dịch vụ. Tâm lý mua hàng được kích thích nhiều hơn.
3. Landing page giúp truyền tải thương hiệu cho doanh nghiệp
Những thông tin trên landing page đều được marketer chọn lọc và cung cấp cho khách hàng. Do đó, trang đích này giúp truyền tải thương hiệu cho doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng sẽ nhớ tới thương hiệu, công ty, doanh nghiệp của bạn cũng như tạo được sự tin tưởng tối đa.
4. Landing page tạo mạng lưới khách hàng thân thiết
Khi tạo landing page, người thiết kế đã tối đa hóa sự thân thiện cho người dùng dễ sử dụng. Mỗi trò chơi, sản phẩm hay dịch vụ trên landing page đều mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thú vị nhất.
Do đó, khi người dùng truy cập vào trang sẽ tìm kiếm được các lợi ích, thông tin mà mình muốn. Để rồi từ đó hình thành nên một mạng lưới khách hàng thân thiết.
5. Tạo ra hình thức quảng cáo mới
Landing page không chỉ có các tác dụng như trên mà trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, đây còn trở thành một hình thức quảng bá đem lại hiệu quả.
Bằng cách thông qua việc tạo ra những ứng dụng, khách hàng sẽ được thu hút, tham gia.
6. Landing page giúp tiết kiệm chi phí
Việc xây dựng một website hoàn chỉnh tốn không ít chi phí. Trong khi đó, nếu chỉ cần tạo một trang đích đơn thuần để thu thập thông tin khách hàng thì landing page lại là giải pháp hoàn hảo hơn cả. Chúng tiết kiệm kinh phí một cách đáng kể cho doanh nghiệp.
Cách landing page hoạt động
Cách thức landing page hoạt động không hề khó.
Người marketer sẽ tự mình thiết kế ra landing page hoặc tạo ra trang đích dựa trên các nền tảng đã có sẵn. Nội dung cần phải được xây dựng sao cho tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Khi người dùng truy cập landing page từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng internet, họ sẽ thực hiện các hành vi trên LP mà người marketer mong muốn, ví dụ như điền thông tin cá nhân vào form, tải dùng thử ứng dụng, đặt hàng trực tiếp,…
Landing page khác gì với website?
Landing page, website đều là những điều cần có trong chiến dịch marketing online. Tuy nhiên, chúng lại có các điểm khác biệt rõ rệt.
Điểm khác biệt thứ 1: Giao diện
Website mang tới cho khách hàng nhiều thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị cung cấp. Do đó, giao diện của website thường phức tạp, đa dạng, nhiều mẫu, khung hình khác nhau.
Trong khi đó, landing page lại chỉ là một trang tạo ra với mục đích duy nhất là dẫn dắt, thuyết phục khách hàng làm hành động chuyển đổi. Do đó, giao diện của landing page thường khá đơn giản. Nhưng nội dung lại phải trình bày hấp dẫn. Cùng với đó là việc tạo điểm nhấn riêng, nhất là nút “Call To Action” nhằm thu hút người dùng.
Điểm khác biệt thứ 2: Số lượng sản phẩm được giới thiệu
Thông qua khái niệm, chúng ta cũng có thể thấy, landing page chỉ tập trung vào việc giới thiệu 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ nhất định. Trong khi đó, website của doanh nghiệp lại là nơi hội tụ mọi sản phẩm/dịch vụ mà đơn vị cung cấp. Do đó, số lượng sản phẩm trên website nhiều hơn hẳn so với trên landing page.
Điểm khác biệt thứ 3: Số trang và địa chỉ URL
Website là một trang web tổng hợp nhiều trang web con. Chúng giống như một cuốn sổ mô tả, truyền đạt thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng. Mỗi trang lại có một địa chỉ URL tương ứng.
Còn với landing page, nó chỉ có duy nhất 1 trang. Và dĩ nhiên, một trang sẽ tương ứng với 1 địa chỉ URL nhất định.
Quy trình tạo ra chuyển đổi sử dụng landing page
Nhằm mang lại hiệu quả, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, việc triển khai theo đúng quy trình là rất cần thiết. Quy trình tạo ra chuyển đổi này theo các bước sau:
Call To Action
Call To Action (CTA) là lời kêu gọi hành động để thu hút khách hàng. Đây là một cách tăng Conversion Rate hiệu quả. Khi sử dụng những CTA này, người xem sẽ có xu hướng thực hiện theo. Do đó, chúng được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
CTA cần phải được thiết kế nổi bật để điều hướng người đọc. Đồng thời, lời kêu gọi này nên kèm thêm biểu mẫu thu thập thông tin khách hàng để hỗ trợ họ để lại thông tin.
Biểu mẫu sử dụng ở đây cần rõ ràng, yêu cầu các thông tin tối thiểu như tên, email, số điện thoại. Theo các chuyên gia marketing, biểu mẫu này càng ít thông tin sẽ càng gia tăng độ tin tưởng. Bởi chẳng khách hàng nào thích bị đòi hỏi cung cấp nhiều thông tin cá nhân, riêng tư của mình. Do đó, biểu mẫu chỉ cần ít nhất 3 thông tin cơ bản cùng nội dung cụ thể để biết khách hàng cần cung cấp điều gì.
Landing Page
Trong quy trình tạo ra chuyển đổi thì không thể thiếu đi landing page trung gian. Chúng sẽ hướng khách hàng tới website chính, cung cấp đầy đủ mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Trong landing page trung gian chuyển đổi, người làm marketing có thể miêu tả sản phẩm, dịch vụ. Cũng như trả lời những câu hỏi thường gặp, hiển thị sản phẩm thực tế. Khi click qua, khách hàng sẽ thấy được bản demo, biểu mẫu đăng ký hoặc một trang thanh toán.
Trang Cảm Ơn
Khi thiết kế, tạo nên một landing page đẹp, có tỷ lệ chuyển đổi cao thì chắc chắn không thể bỏ qua trang cảm ơn. Trang cảm ơn này là trang giúp bạn có thể gửi cho những người dùng tiềm năng khi họ đã hoàn thành xong biểu mẫu. Việc sử dụng thêm lời cảm ơn nhằm 3 mục đích quan trọng:
- Cung cấp tới khách hàng những ưu đãi có giá trị cao như đã hứa trước đó.
- Tạo cơ hội thể hiện sự quan tâm của bạn tới khách hàng tiềm năng mới của mình.
- Nói lời cảm ơn tới khách hàng tiềm năng bởi sự quan tâm của họ.
Trang cảm ơn này có thể ở dưới dạng một popup hoặc một đường dẫn độc lập. Tùy thuộc vào ý định mà người dùng có thể lựa chọn loại trang phù hợp.
Cần gì trước khi tạo landing page?
Trước khi bắt tay tạo landing page cho mình thì bạn cần phải cân nhắc kỹ các điều sau:
Dùng công cụ kéo thả hay dịch vụ thiết kế?
Liên quan đến việc thiết kế landing page có 2 loại phổ biến đó là:
- Builder: đây là công cụ kéo thả các tính năng có sẵn vào một trang đơn. Điều này giúp bạn có thể tự thiết kế landing page. Ngoài ra, từ kho landing page của nhà cung cấp, bạn có thể chọn mẫu rồi chỉnh sửa sao cho phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình.
- Service: đây là dịch vụ thiết kế landing page. Bạn chỉ cần cung cấp hosting & domain, landing page sẽ được bên cung cấp dịch vụ thực hiện.
Mỗi một công cụ có đặc điểm khác nhau. Do đó, để đưa ra được quyết định lựa chọn sử dụng cái nào, bạn cần trả lời các câu hỏi:
- Có nhiều thời gian không?
- Có kiến thức, am hiểu về landing page không?
- Ngân sách chi trả là bao nhiêu?
Xây dựng landing page trên nền tảng nào?
Điều cần quan tâm tiếp theo đó là nền tảng. Nếu như bạn chọn sai nền tảng thì sau này, khi muốn thêm các tính năng vào sẽ khá khó khăn khi mà dịch vụ bạn sử dụng lại không có sẵn. Khi đó, bạn lại phải tốn thêm một khoản kinh phí để code riêng vào landing page.
Do đó, bạn nên chọn nền tảng nào có cộng đồng sử dụng đông nhất thế giới. Bởi đó sẽ là nền tảng tốt nhất, thu hút được nhiều nhà phát triển, từ đó, bạn sẽ dành được các lợi thế về cho mình.
Bài đáng đọc:
Mục tiêu chuyển đổi
Mỗi landing page chỉ có 1 nội dung. Do đó, chúng chỉ nên tập trung vào 1 loại chuyển đổi duy nhất. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu chuyển đổi của mình là gì.
- Muốn thu hút leads?
- Muốn bán một sản phẩm/dịch vụ?
- Muốn người truy cập đăng ký tham dự webinar?
Với mỗi một mục tiêu sẽ có kiểu nội dung triển khai khác nhau. Khi xác định chính xác mục tiêu hướng đến là gì để chọn loại landing page phù hợp. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi gia tăng, hiệu quả marketing nâng cao, doanh số, lợi nhuận cũng từ đó mà đạt được những con số đáng kể.
Cách để tạo ra landing page hoàn hảo
Để tạo ra landing page hoàn hảo, bạn cần tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Xây dựng landing page đầu tiên
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng thông qua việc chọn nền tảng, xác định mục tiêu chuyển đổi thì giờ đây, bạn bắt đầu xây dựng phần cấu trúc của một landing page với 7 phần:
- Tiêu đề.
- Ảnh minh họa.
- Thông điệp lợi ích.
- Biểu mẫu.
- Call To Action.
- Tín hiệu tin cậy.
- Trang hậu chuyển đổi.
Việc xây dựng này, một người là đã có thể hoàn thành được. Nhưng để tăng tính hiệu quả, việc hợp tác, làm việc cùng với một số thành viên khác sẽ tạo ra một landing page hoàn hảo, tối ưu hơn.
Một điểm cần lưu ý mà khá nhiều người thường bỏ qua khi xây dựng landing page đó chính là những điều sẽ xảy ra sau khi khách hàng truy cập. Do đó, bạn cần xây dựng một trang sau chuyển đổi. Đây sẽ là thời điểm để người dùng bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo trong phễu của bạn.
Trang xác nhận chính là điểm chạm đầu tiên sau trang đích. Do đó, bạn nên tận dụng cơ hội để gợi ý thêm cho khách hàng thực hiện những hành động chuyển đổi khác như:
- Mời họ đăng ký nhận newsletter.
- Tặng một code giảm giá.
- Mời tham dự một webinar.
Thông qua các gợi ý trên, bạn sẽ thêm được những hành động chuyển đổi tiếp theo. Đồng thời nó cũng sẽ nâng cao khả năng thành công khi thực hiện.
Bước 2: Kéo traffic về trang đích
Để kéo traffic về trang đích, bạn có thể chọn 1 trong các cách sau:
- Quảng cáo trả phí: tức là sử dụng quảng cáo trả tiền dưới dạng trả phí theo click.
- Email marketing: thiết lập một danh sách khách hàng tiềm năng để thông qua email marketing kéo họ về landing page của mình.
- Content marketing: tạo nội dung mang tính định hướng người đọc để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên rồi điều hướng họ tới landing page mong muốn.
Bước 3: Thu thập phản hồi để thử nghiệm
Đây là bước vô cùng quan trọng. Bởi có thu thập đủ dữ liệu phản hồi thì bạn mới có cái nhìn đúng, khách quan chứ không dựa vào ý kiến chủ quan của mình để đưa ra quyết định cần test điều gì trên landing page.
Bước 4: Tạo một landing page từ những phản hồi thu được
Khi phiên bản landing page đầu tiên hoàn thành, bạn sẽ xây dựng được một landing page mới dựa trên chính những phản hồi thu nhận được từ trang trước. Phiên bản này sẽ được thử nghiệm và tiến hành so sánh với phiên bản trước.
Bạn sẽ phải đoán xem phần nào đang bị đặt sai chỗ, phần nào đang gây ra những nhầm lẫn cho người dùng hoặc đâu là chỗ cần cải tiến. Từ đó, bạn sẽ phát triển giả thuyết và tạo ra một landing page mới. Sau đó, bạn kiểm tra kết quả của 2 phiên bản xem tỷ lệ chuyển đổi của chúng là bao nhiêu.
Qua việc so sánh, bạn sẽ chọn ra được phiên bản hoàn hảo nhất cũng như đưa ra được quyết định sáng suốt về cách tối ưu hóa trang của mình.
Bước 5: Kiểm tra landing page của bạn
Cuối cùng, bạn cần phải kiểm tra landing page của mình. Bằng cách cho trang chạy thử nghiệm một tuần ít nhất là một lần. Như vậy, bạn sẽ biết được các biến động trong lượt truy cập mỗi ngày. Đồng thời, bạn cũng phải tét thường xuyên để sớm có những phương án điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.
Có thể thấy rằng, landing page đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút lượng tương tác của khách hàng. Và mỗi một yếu tố để tạo nên landing page đều có mối liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện cũng như quá trình thực hiện chiến lược marketing của đơn vị. Hy vọng rằng với những gì chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu được rõ nét hơn về thuật ngữ này và vận dụng được nó tốt trong công việc, hoạt động kinh doanh của mình!
titanic.vn .