Chào bạn! Nếu bạn đang tìm một tài liệu đầy đủ & chi tiết về cách viết bài chuẩn SEO giúp từ khóa có thể dễ dàng lên trang 1 trên Goolge Search Engine thì bài viết này có thể là thứ mà bạn không thể bỏ qua.
Mình
tin rằng việc hệ thống hóa lại kiến thức cũ & cập nhập thêm kiến
thức mới sắp chia sẻ ở bên dưới sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học
tập cũng như công việc làm SEO.
Nhưng đọc bài hướng dẫn, bạn cần phải biết về một sự thật rằng:
Trong suốt quá trình lên bài viết, mình có đi thuê cộng tác viên viết bài cho website thì nhận thấy phương pháp mà các bạn ấy đang sử dụng để xây dựng nội dung còn tồn đọng rất nhiều thiếu sót giống như thế này:
Quá tập trung vào yêu cầu của người thuê: Ví dụ: “E phải chèn bằng này từ khóa này! Yêu cầu là 600 chữ, chứa cho anh từ khóa ABC, XYZ..,nhé”. => Nếu bạn quá chăm chăm vào những điều này vô hình chung sẽ tạo nên cảm giác gò ép câu chữ trong quá trình viết bài, lúc nào cũng nghĩ tới việc mình phải chèn từ khóa, đủ 600 chữ thôi viết thêm xíu cũng có được thêm tiền đâu. Và sự thật buồn cười là… cả người thuê bạn có khi cũng chẳng hiểu biết nhiều về content marketing.
Lầm tưởng về vấn đề CHUẨN SEO: Viết bài dài lòng thoòng & rải đống từ khóa vào => Và…. Booms! sau khi đăng bài là bạn đã trở thành Guru Content? Ops! Thực tế để tạo ra 1 bài viết chuyên sâu, tối ưu cho máy tìm kiếm Google đồng thời tạo cho người đọc cảm giác thích thú & tạo được chuyển đổi nó khá phức tạp.
Viết như một dòng thác: Viết theo cảm xúc, không có bố cục trước, trơn mượt như một thác nước đang chảy mà không có điểm nhấn hay có kế hoạch cài cắm từ khóa, lúc này content của bạn giống như khu chợ tự phát vậy!
Nhận 1 từ khóa và chỉ cần lặp lại từ đó trong bài viết: Việc làm này không hẳn là sai, nhưng hiện tại công nghệ máy học(AI) & Rank Brain do Google phát triển đã trở nên rất thông minh. Các bài viết chèn đa dạng từ khóa để mô tả cho nội dung chủ đạo lúc nào cũng được đánh giá cao hơn hẳn.
Sử dụng quá nhiều câu cảm thán: Ở mỗi lĩnh vực lại có những loại nội dung với yêu cầu khác nhau về văn phong, ngữ pháp. Nó có thể là nghiêm túc & ngắn gọn trong ngành tư vấn pháp luật, ngân hàng, giáo dục… Tràn đầy cảm xúc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hoặc hài hước vui tươi trên các trang báo, tạp chí cho giới trẻ. Thế nhưng việc lạm dụng các câu từ cảm thán có thể khiến cho bài viết của bạn trở nên phản cảm.
Chữ “hay” mỗi người có định nghĩa khác nhau: Chỉ cần lên internet “xào nấu” vài đoạn văn, spin câu chữ không trùng lặp là đã có 1 bài viết hay. Điều này đúng ở một số trường hợp, tuy nhiên ở hiện tại nếu bạn muốn trông “xứng đáng” ở vị trí TOP 1 thì hẳn là nội dung phải có sự khác biệt.
Nhập chung hay phân tách các từ khóa: Có thể nói đây là vấn đề gây khó khăn nhất đối với những bạn mới làm SEO, Copywriter thậm chí những bạn đã làm SEO lâu năm nếu không chú ý cũng có thể bị nhầm lẫn trong việc phân chia từ khóa vào landing page.
Viết bài chuẩn SEO là gì?
Viết bài chuẩn SEO hay còn gọi là tạo nội dung chất lượng cao là việc bạn sử dụng những kỹ năng & hiểu biết, chất sáng tạo riêng của mình để tạo 1 bài viết vừa đáp ứng được yêu cầu của máy tìm kiếm, vừa đáp ứng được truy vấn của người dùng trong một chủ đề cụ thể.
Một bài viết được
gọi là chuẩn SEO khi nội dung mà bạn tạo ra giúp máy tìm kiếm Google có
thể dễ dàng hiểu và thu thập thông tin, bên cạnh đó yếu tố quan trọng
hơn hẳn là tạo được tương tác tích cực (quan tâm) từ phía người đọc (Có
thể đo lường trực tiếp bằng các chỉ số: Thời gian ở lại trang, tỉ lệ
thoát trang, tỉ lệ chuyển đổi…).
Chuẩn SEO hay chuẩn SALE?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết bạn phải biết được mục tiêu cho loại nội dung mà bạn sắp viết là gì?
Nó có thể là:
- Thu hút thêm người đọc vào website
- Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ
- Biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành
- Trỏ liên kết để trợ lực cho bài SEO chính
Hiểu về Google
Google là một cỗ máy tìm kiếm, lưu trữ & phân tích dữ liệu khổng lồ, nó sử dụng các thuật toán phức tạp để đánh giá chất lượng nội dung trên website của bạn.
Tất cả những kết quả mà Google thu thập được trên Internet đều được trả về máy chủ => thuật toán sẽ gom nhóm các nội dung cùng chủ đề và đưa chúng vào trong một ngăn chứa để dễ quản lý và truy xuất.
=> Khi bạn thực hiện truy vấn tìm kiếm Google sẽ tiến hành so sánh dữ liệu giữa các bên và trả về kết quả phù hợp nhất.
Hiểu về khách truy cập
User chính là những độc giả sẽ đọc bài viết của bạn, việc bạn cần làm là hiểu điều họ mong muốn nhận được là gì ẩn đằng sau từ khóa mà họ search trên thanh tìm kiếm Google.
Có thể là họ đang tìm hiểu về một thuật ngữ, khái niệm gì đó (ví dụ như: Định vị thương hiệu là gì?; Cách vệ sinh áo vest,…)
Hoặc cũng có thể họ đang đưa ra quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó (ví dụ như: Hub usb nào tốt nhất hiện nay?; Thuốc giảm cân Ketoslim có tốt không?…)
Nếu bạn hiểu mục đích ẩn đằng sau những tìm kiếm đó, thì bạn có thể viết một bài “chuẩn SEO” dễ dàng hơn, thay vì cứ nhồi nhét từ khóa vô tội vạ.
Và một khi bạn định hình được chiếc phễu bán hàng của mình, và có một Customer Journey Map (bản đồ hành trình khách hàng) hợp lý, và biết cách phân bổ các keyword như trên tùy theo CJM và phễu bán hàng thì bạn sẽ đạt được thành công lớn đấy.
Quy trình tổng thể viết bài chuẩn Seo
Giới thiệu với các bạn độc giả quy trình viết bài chuẩn seo mà dich vu seo của chúng tôi đang triển khai trong thời gian vừa qua.
- Lên ý tưởng từ khóa
- Thiết lập dàn ý và bố cục các thẻ tiêu đề
- Tìm kiếm tư liệu
- Tiến hành viết bài
- Kiểm tra & hoàn thiện bài viết
Hướng dẫn chi tiết từng công việc
Lên ý tưởng từ khóa
Đây được gọi là giai đoạn Keywords Researching. Mục tiêu ở giai đoạn này là bạn lọc ra được một list những từ khóa phù hợp với chủ đề mà bạn đang làm để tối ưu hóa bài viết trên website theo từng keywords/bộ keywords.
Có thể nói đây là bước đầu tiên, cũng là quan trọng nhất của mọi chiến dịch SEO, chứ chưa nói đến bài viết “chuẩn SEO”. Kết quả của việc chọn keywords cũng đã một phần nào nói lên được tương lai và hướng đi của website bạn có phù hợp hay không.
Nhìn chung thì có 4 loại từ khóa đặc trưng mà bạn cần quan tâm:
- Informational Keywords (từ khóa thông tin): Đây là những từ khóa mà người dùng gõ để tìm thông tin về một chủ đề cụ thể, một người, một sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu như bạn chỉ chú tâm vào viết bài SEO cho bộ từ khóa này thì sẽ không tạo ra chuyển đổi gì nhiều cho website của bạn. Đặc trưng của kiểu từ khóa này là câu hỏi “ở đâu”, “cách làm…”, “tại sao…”.
- Navigational Keywords (từ khóa định vị): Khi người dùng Internet gõ vào Google tên một công ty hoặc tên thương hiệu, điều đó có nghĩa là họ đang thực hiện truy vấn navigational keywords. Họ đã biết công ty hoặc sản phẩm này và chỉ muốn tìm địa chỉ Internet chính xác để truy cập trang Web. Những từ khóa như vậy thường hữu ích khi thương hiệu của trang web nổi tiếng và phổ biến.
- Commercial Keywords (từ khóa thương mại): Đây chính là kiểu từ khóa mà chúng ta nên quan tâm. Bởi vì phần lớn người dùng có ý định mua hàng sẽ nhập những từ khóa dạng này. Và những từ khóa như thế này thường được biểu diễn dưới dạng cụ thể như là “Dịch vụ đám cưới trọn gói”, “Máy lọc nước karofi”, “mua bảo hiểm nhân thọ”,… Tuy nhiên đây chưa phải là từ khóa thực sự giúp website bạn tạo chuyển đổi ở mức cao nhất.
- Transactional Keywords (từ khóa giao dịch): Đây mới là loại từ khóa thực sự đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của bạn. Và những bài viết tối ưu cho những từ khóa giao dịch như thế này mới thực sự cần đầu tư, quan tâm. T.K là mẫu từ khóa hẹp hơn so với Commercial Keywords, thể hiện cụ thể và rõ ràng nhu cầu của người dùng. Ví dụ cho loại từ khóa này là: “mua tủ lạnh cũ giá rẻ tại tphcm”; “sữa dulac gold có tốt không”, “thuốc chống rụng tóc kaminomoto có tốt không”,…
Nếu như bạn chạy ads ở những từ khóa thương mại, sẽ để ý thấy mức độ cạnh tranh rất lớn, dẫn đến việc bạn sẽ mau chóng thua trong trận đấu “đọ tiền” với những ông lớn. Nhưng đôi khi Transactional Keywords lại không cạnh tranh bằng (tùy ngành). Việc chạy ads hoặc SEO cho những từ khóa này sẽ giúp bạn đạt được chuyển đổi cao hơn nhiều.
Ở bước này, bạn có thể dùng những công cụ phân tích từ khóa nổi tiếng như SEMrush, Ahrefs, KeywordTool.io, Moz,… Đây là những công cụ trả phí cực kì đáng đồng tiền bát gạo, có thể giúp bạn phân tích từ khóa của đối thủ, tìm kiếm những từ khóa tiềm năng, có khả năng sinh doanh thu cao,…
Còn nếu bạn chưa có tài chính để sử dụng chúng, thì có thể dùng Google Search Console, Google Trends, Google Analytics,… Tuy rằng không cho bạn bộ từ khóa chi tiết và kĩ càng nhưng chúng vẫn cho bạn một cái nhìn tổng quan về từ khóa trong lĩnh vực bạn đang làm.
Cấu trúc cho bài viết
Điền vào chỗ trống
Kiểm tra, hoàn thiện theo check list
Tối ưu về từ khóa:
- Sử dụng từ khóa liên quan về mặt ngữ nghĩa:
- Vị trí của từ khóa: Tiêu đề, các thẻ heading, đoạn sapo của bài viết
- Số lần xuất hiện:
- Bôi đậm & in nghiêng
Tối ưu hình ảnh
- Chất lượng ảnh, tỉ lệ khung hình
- Hình bản quyền
- Thẻ ALT mô tả
Tối ưu cho người dùng
- Đi thẳng vào vấn đề trọng tâm
- Nộ dung chuyên sâu, tạo giá trị thật sự
- Cảm xúc của người đọc
- Kêu gọi hành động
- Bài viết dễ đọc lướt: Sử dụng heading và các thẻ liệt kê, lỗi chính tả, ngắt đoạn
Tối ưu các chỉ số cho máy tìm kiếm
Kỹ thuật viết bài chuẩn SEO nâng cao
- Giữ chân người dùng
- Bày tỏ quan điểm
- Cảm xúc quyết định nhiều thứ
Bài viết 30k và 300k, đâu là sự khác biệt?
titanic.vn .