Có một sự thật hiển nhiên rằng: Hộp thư email của bạn sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng tối đa một ngày nào đó. Khi bạn bắt đầu một cuộc đối thoại với ai đó qua email, số lượng email sẽ ngày càng tăng dần, đến mức bạn cảm thấy dường như cả ngày chỉ quay đi quẩn lại với việc trả lời những tin nhắn như vậy.
Dù vậy, bạn luôn cảm thấy mình bắt buộc phải trả lời từng người một theo cách tự nhiên nhất và nguyên bản nhất, đặc biệt nếu đó là khách hàng tiềm năng hoặc người nào đó thực sự xứng đáng với sự quan tâm 1-1.
Và cũng đừng quên rằng bạn còn có cả một doanh nghiệp để điều hành nữa. Bạn cần một giải pháp để tối đa hóa thời gian của bạn, giảm thiểu nỗ lực của bạn dành cho email mà vẫn khiến mọi người được liên tục tương tác.
May mắn thay, có khá nhiều phần mềm tự động hóa email ngày nay có thể giúp tiết kiệm thời gian quý báu trong khi vẫn có thể giữ liên lạc với khách hàng đều đặn.
Trong hướng dẫn này, Tài sẽ chia sẻ những mẹo “chất nhất quả đất” về cách xây dựng chiến lược marketing automation, cá nhân hóa email, automation hacks và hơn thế nữa.
Lợi ích của email tự động
Mặc dù ban đầu việc tự động hóa dùng ám chỉ đến lĩnh vực sản xuất, thế nhưng thuật ngữ này đã dần trở thành một chủ đề nóng trong nhiều lĩnh vực khác nữa, ví dụ như Marketing và Customer Service. Trên thực tế, chúng ta cũng thấy tự động hóa đóng một vai trò quan trọng tại nhiều thị trường và ngành, khi mà các công ty đang “chật vật” tìm cách giảm chi phí vận hành và nhân công trong nỗ lực tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận biên của mình.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, sau đây là ba lợi ích hàng đầu của tự động hóa:
1. Tạo hình ảnh cá nhân hóa hơn dành cho khách hàng
Cá nhân hóa (Personalization) là chìa khóa khi thực hiện bất kì nỗ lực marketing nào, đặc biệt là khi nói đến Email Marketing.
Nhưng bất kỳ Marketer nào cũng biết rằng, việc tạo ra các chiến dịch cá nhân hóa mang tính mục tiêu cao có thể tiêu tốn hàng giờ đồng hồ, có khi cả ngày trời của bạn.
Vì vậy, đó chính là là lúc mà tự động hóa email (email marketing automation) thể hiện khả năng tuyệt vời của nó. Những hệ thống này có thể theo dõi (keep track) sự tương tác của khách hàng với content của bạn, cũng như xây dựng chiến dịch dựa trên những quan sát về sở thích của họ và cung cấp cho họ các kiểu nội dung mà họ thật sự quan tâm, do đó đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và ít lượt unsubscribe hơn.
Và đặc biệt nhất là nó có thể thực hiện công việc này vô cùng hiệu quả với độ chính xác cao hơn bất kỳ con người nào nào.
2. Tiết kiệm thời gian
Một lợi ích quan trọng khác của chiến dịch tự động hóa email là khả năng tiết kiệm thời gian vô cùng đáng kể. Các hệ thống này có thể gánh phần công việc của rất nhiều lao động “chạy bằng cơm” mà khi xưa nhiều công ty vẫn hay làm để tạo ra những chiến dịch mang tính cá nhân hóa cao. Nó giúp các Marketer có thêm thời gian để nghĩ ra những cách thức mới và sáng tạo hơn để tiếp cận khách hàng.
Hệ thống automated email marketing cũng cho phép bạn tích hợp các chức năng với phần mềm quản lý dự án hiện hành và phần mềm CRM. Giúp tổng hợp dữ liệu thời gian thực (real-time) trên khắp các hệ thống khác nhau vào cùng một vị trí mà sau đó bạn có thể được sử dụng để gửi email tự động theo từng triggering event.
Ví dụ như các chương trình quản lý quy trình làm việc (Workflow management programs) là công cụ đặc biệt không thể thiếu giúp duy trì giao tiếp và keep track giữa mọi người trong một team. Và khi bạn tận dụng tích hợp các hệ thống kinh doanh khác nhau với Email tự động hóa, bạn có thể brainstorm, lập kế hoạch, thực hiện và phân tích toàn bộ chiến dịch chỉ nhờ một hệ thống.
3. Phát triển theo quy mô
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tự động hóa đảm bảo rằng mọi kiểu hình doanh nghiệp đều có thể phát triển gần như vô hạn mà không phải tốn tiền thuê Marketer mới giúp làm những công việc tay chân.
Lợi ích cốt lõi của tự động hóa là sức mạnh xử lý khủng khiếp. Khi năng lực kinh doanh của công ty bạn tăng lên, thì hệ thống tự động hóa có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của bạn tốt hơn nhiều so với một nhân viên mới, đặc biệt là khi nói đến những task công việc dễ làm nhưng nhiều và tốn thời gian.
Chiến lược tự động hóa email
Nếu mà hỏi rằng ở lĩnh vực nào thì sự tác động của automation là mạnh mẽ nhất, thì xin thưa đó là lĩnh vực Email Marketing. Chỉ tính riêng năm ngoái 2019, hơn 44% người nhận email đã thực hiện ít nhất 1 giao dịch mua. Đó là kết quả của việc truyền tải thông tin có mục tiêu.
Mẹo hiệu quả để tạo ngân sách cho chiến dịch Email Marketing của bạn
Dưới đây là ba chiến lược marketing tự động hóa có thể giúp bạn thúc đẩy lợi nhuận của mình:
1. Sử dụng chiến dịch nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing) để target khách hàng mục tiêu
Bước đầu tiên trong bất kỳ chiến dịch marketing thành công nào cũng là tạo leads. Tạo càng nhiều càng tốt. Không may thay, hầu hết lúc nào các doanh nghiệp cũng chăm sóc lead của mình theo cùng một cách y hệt nhau. Vấn đề dễ thấy ở đây là quá trình nuôi dưỡng lead có thể tốn nhiều thời gian hơn nếu lead của bạn không nhận được nội dung mục tiêu (targeted content).
Bằng cách sử dụng marketing tự động hóa, bạn có khả năng tự động phân đoạn khách hàng tiềm năng dựa trên tương tác của họ với trang web và nội dung của bạn.
Hầu hết các chương trình Email Marketing cung cấp danh sách phân khúc cùng với link tracking để giúp xác định khách hàng tiềm năng đang phản hồi điều gì. Từ đó, bạn có thể hệ thống hóa giữa những Unique Customer Journey của khách hàng để cung cấp cho họ nội dung đúng mục tiêu, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng nhanh hơn.
2. Tạo các Drip Campaign (chiến dịch nhỏ giọt) hiệu quả để giữ liên lạc với khách hàng
Hầu hết khách hàng không mua trong lần tương tác đầu tiên với bạn. Vì vậy để bán được hàng thì việc giữ liên lạc với khách hàng là điều rất quan trọng.
May mắn thay, hầu hết các nền tảng email marketing đều hỗ trợ Drip Campaign, về cơ bản là một loạt các email được tự động gửi đến người nhận trong một nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Mặc dù sẽ tốn kha khá thời gian và “cơm gạo” để vắt óc nghĩ content cho email của bạn, nhưng việc tạo một Drip Campaign là một cách cực kỳ hiệu quả để nuôi dưỡng leads và luôn nhắc nhở họ về giá trị mà bạn cung cấp.
3. Thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty) bằng Marketing Automation
Một khi bạn đã bán được hàng, thì việc marketing vẫn chưa nên được dừng lại. Thế mà nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn không đầu tư vào việc thu hút và giữ chân khách hàng hiện tại.
Tại sao không? Hầu hết lý do hết sức đơn giản: Họ không biết cách làm sao để hiệu quả. Marketing tự động hóa giúp hoàn toàn thay đổi vấn đề này. Ví dụ, đây là ba cách để thúc đẩy marketing tự động hóa giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng:
- Theo dõi mức độ trung thành (track loyalty): Đo lường lòng trung thành bằng cách theo dõi các touchpoint (điểm chạm) và hỏi khách hàng cảm thấy thế nào về sản phẩm/dịch vụ của bạn trong suốt hành trình trải nghiệm của họ.
- Xây dựng brand advocates: Sử dụng tự động hóa để xác định ai là người ủng hộ thương hiệu của bạn và tìm cách tạo động lực giúp họ refer đến người khác về thương hiệu của bạn.
- Cá nhân hóa trải nghiệm: Sử dụng dữ liệu để phân khúc khách hàng và tự động hóa để cung cấp đúng nội dung cho đúng khách hàng vào đúng thời điểm.
5 ý tưởng tự động hóa email dễ làm
Một khi bạn tự động hóa email của mình, bạn chắc chắn sẽ có nhiều thời gian hơn. Thậm chí tốt hơn là khách hàng của bạn sẽ không còn phải chờ đợi phản hồi từ bạn hoặc xác nhận điều gì đó. Càng chờ đợi lâu, những khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đó sẽ có bỏ đi chỗ khác.
Tự động hóa giữ khách lại bên bạn và cho bạn thời gian để cung cấp cho họ trải nghiệm cá nhân khi họ muốn nhận được một mức quan tâm mà họ cần. Càng sử dụng tự động hóa, bạn sẽ càng sử dụng thời gian của mình hiệu quả hơn.
Dưới đây là năm cách bạn có thể tự động hóa email:
- Contact forms (biểu mẫu liên hệ): Thay vì để khách hàng của bạn chờ phản hồi đối với yêu cầu của họ, bạn có thể sử dụng email phản hồi tự động ngay khi họ hoàn thành biểu mẫu liên hệ. Câu trả lời cũng có thể tương ứng với một danh mục mà khách hàng của bạn chọn để xác định lý do của họ là gì khi liên hệ với bạn, như câu hỏi về giá cả hoặc khiếu nại.
- Repetitive requests (yêu cầu lặp lại): Phần mềm tự động hóa xử lý các email mà bạn thường xuyên phải viết đi viết lại nhiều lần. Thay vào đó, hãy tạo một chuỗi các email tự động gửi với nội dung thông tin bao trọn chủ đề quan trọng với khách hàng. Vậy thì bắt đâu như thế nào bây giờ? Hãy xem qua các câu hỏi hỗ trợ khách hàng phổ biến và trả lời những câu hỏi đó trong một seri các email thắc mắc chung.
- Event workflows: Bạn có tổ chức các sự kiện trực tiếp không? Còn các sự kiện trực tuyến, như webinar thì sao? Bạn có thể sử dụng email tự động để xử lý đăng ký sự kiện và liên lạc với người tham dự trước, trong và sau sự kiện. Ví dụ: bạn có thể thiết lập email để nhắc nhở khách hàng sẽ và sau tham dự hội thảo trên web, hoặc gửi bản recording phiên hội thảo cho họ.
- Abandoned shopping carts (giỏ hàng bị hủy bỏ): Khi ai đó thêm một mặt hàng vào giỏ hàng của họ nhưng không hoàn thành việc mua hàng, bạn có thể gửi một email để nhắc nhở họ về mặt hàng đó. Email này thậm chí có thể bao gồm mã phiếu giảm giá đặc biệt để khuyến khích khách hàng hoàn thành giao dịch của mình.
- Purchase reminders (lời nhắc mua hàng): Khách hàng của bạn có mua hàng theo một chu trình có thể đoán được không ? Ví dụ: nếu bạn bán tax software, bạn chắc chắn ý thức được khi nào khách hàng sẽ phải mua dịch vụ lần tiếp theo. Nhập các khách hàng trước đây vào một loạt email tự động để nhắc họ trả thuế thông qua phần mềm của bạn mỗi năm vào mùa thuế.
Cách tự động hóa các chiến dịch tái tham gia (Re-Engagement Campaign)
Các danh sách email marketing trung bình thất thoát 25% khách liên lạc hàng năm. Đối với nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ bào mòn đó là không thể chấp nhận được. May mắn thay, vẫn có hy vọng cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm phương pháp rẻ tiền để re-engage (tương tác lại) với những liên hệ cũ bằng phương pháp email marketing.
Dưới đây là các mẹo của Tài để tạo một email re-engagement:
1. Xác định tất cả những liên hệ nào còn hoạt động nữa
Bước đầu tiên trong bất kỳ chiến lược re-engagement thành công nào cũng là: xác định tất cả các liên hệ không còn hoạt động của mình. Quá trình này tuân theo các bước dưới đây:
- Chọn một số liệu bắt đầu để xác định “tuổi” của mỗi liên hệ. “Tuổi” ở đây có thể là ngày mà họ trở thành một contact của bạn hoặc ngày mà lần đầu tiên họ chuyển đổi mua hàng hoặc thậm chí là ngày họ nhận được email đầu tiên. Việc lựa chọn số liệu của bạn sẽ quyết định những contact nào bạn nên tập trung trong những giai đoạn sau của quy trình re-engagement.
- Xác định độ dài trung bình cho một chu trình mua hàng của công ty bạn. Đây thường là khoảng thời gian lần đầu khách hàng tiếp xúc đầu tiên cho đến khi kết thúc.
- Xác định bao lâu sẽ khiến một contact trở thành inactive để được gọi tên chính thức là không còn hoạt động nữa.
- Xác định cách mà bạn theo dõi những liên hệ không hoạt động đó. Thông thường, điều này đòi hỏi phải theo dõi những hành động cụ thể như mở email hoặc nhấp chuột.
2. Xây dựng một danh sách chi tiết những liên lạc không hoạt động
Tiếp theo, bạn cần xây dựng một danh sách chi tiết toàn bộ các contact đủ điều kiện để đánh giá là không hoạt động. Ngoài ra, hãy dùng phương pháp xác định “tuổi” của contact mà Tài đã đề cập bên trên để nắm bắt từng liên hệ nào không hoạt động nữa. Nếu không thì danh sách của bạn không thể nào bao trọn toàn vẹn những khách hàng hoàn toàn ngưng hoạt động sau khi bạn tạo và chạy chiến dịch re-engagement.
3. Chọn loại re-engagement email cho từng nhóm liên hệ không hoạt động
Khi danh sách của bạn đã sẵn sàng, sẽ đến lúc chọn một loại hình để re-engage email hiệu quả. Nếu danh sách liên hệ không hoạt động của bạn được phân khúc theo buyer persona hoặc các tiêu chí khác, bạn chắc chắn có thể dùng nhiều hơn 1 loại email. Xét cho cùng, email cá nhân hóa là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng.
Các loại re-engagement email chính gồm có:
- Email preference updates (Cập nhật tùy chọn email): Những email này hỏi người liên hệ xem họ có muốn nhận ít email hơn không, hoặc có muốn tùy chỉnh phần tùy chọn nội dung của họ để đảm bảo nội dung phù hợp hơn không.
- Feedback surveys (Khảo sát phản hồi): Đây là dạng những câu hỏi kinh điển theo kiểu “Bạn nghĩ gì về chúng tôi?” hoặc các bảng câu hỏi đa sắc thái được thiết kế để tìm hiểu lý do tại sao người dùng quyết định không hoạt động nữa.
- Incentives to engage (Động lực để tương tác): Cung cấp một phần mềm miễn phí hoặc giảm giá dựa trên lịch sử giao dịch của contact đó.
- Emotional appeals (Lời kêu gọi thân thiện): Đây thường là những phong cách email kiểu như “we miss you”. Mặc dù hiệu quả với một số khách hàng nhất định, nhưng có khi lại phản tác dụng với những người khác.
- Deadline-based opt-ins: Phương thức cuối cùng này yêu cầu người liên hệ chọn tham gia để duy trì giao tiếp qua email theo thời hạn cụ thể. Vì nhiều người có thể sẽ không chọn tham gia, đây là một công cụ hiệu quả để thu hẹp danh sách liên hệ của bạn và tăng chất lượng của contact.
4. Chọn một mẫu template hiệu quả nhất cho email
Hầu hết các re-engagement email sẽ sử dụng các mẫu có sẵn được chứng minh là có tính thẩm mỹ và xúc tích với những chỉ dẫn có dụng ý để khiến contact hoàn thành các bước mình mong muốn. Chọn template nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Hãy nhớ rằng các re-engagement email khác nhau có thể yêu cầu các template khác nhau, do đó không cần phải bám vào một mẫu cho mỗi kịch bản.
5. Tạo (các) email của bạn và lưu lại để chạy automation về sau
Bước tiếp theo là tạo email của bạn. Nhớ bám theo những chiến lược email marketing chuẩn mực để giúp làm tăng tỉ lệ mở hộp tin và click-through rate:
- Phác thảo định vị giá trị của email của bạn trong phần thân nội dung thư một cách rõ ràng và ngắn gọn
- Đảm bảo rằng bản copy đó có ý nghĩa và hợp lý trong ngữ cảnh của loại hình re-engagement email của bạn
- Sử dụng hình ảnh rõ ràng, đẹp và xúc tích giúp hỗ trợ hình ảnh thương hiệu của công ty bạn
- Sử dụng nút call-to-action hiệu quả ở một vị trí dễ nhìn.
Một khi đã soạn xong email thì bạn có thể tiến hành nhập liệu vào nền tảng automation đã chọn từ đầu.
6. Xây dựng và kích hoạt dòng chảy công việc của bạn
Bây giờ là lúc để xây dựng và kích hoạt dòng chảy công việc của bạn. Thiết lập (các) quy trình công việc theo loại hình email bạn đang gửi và những gì sẽ xảy ra sau đó một cách tự nhiên nhất.
7. Xây dựng thước đo cho một chiến dịch re-engagement thành công
Một khi workflow đã được tự động hóa, thì hãy thiết lập những bước cuối cùng cho chiến dịch vận hành re-engagement bằng cách tạo ra thước đo cho mỗi chiến dịch, kiểu như là tần số email, kiểu content, chủ đề,…
Personalized Email Marketing (Tiếp thị email cá nhân hóa)
Để theo sát tất cả các email bạn nhận được, đôi khi bạn sẽ bị cám dỗ bởi việc viết một email soạn sẵn, chung chung để gửi cho mọi người. Làm một email chung chung, kiểu ai cũng đọc được giúp bạn có thể gửi đi bất kì ai, và giúp bạn cảm thấy mình có thời gian để thở.
Trừ việc chẳng mấy ai phản hồi lại kiểu email chung chung như vậy (generic emails).
Generic Marketing Emails, mặc dù chúng được gửi với mục đích tốt, nhưng vẫn có thể bị coi là spam đối với người nhận mail. Cách để loại bỏ điều này là cá nhân hóa email của bạn. 74% các nhà tiếp thị nói rằng cá nhân hóa mục tiêu làm tăng sự tương tác của khách hàng. Cá nhân hóa tạo ra một trải nghiệm trực tiếp phù hợp với họ, sử dụng dữ liệu mà bạn biết về họ:
- Tên của họ
- Vị trí của họ
- Dữ liệu nhân khẩu học có liên quan khác
- Dữ liệu tâm lý
- Lịch sử thanh toán
- Tương tác trước đây với các trang web của bạn
Dữ liệu này có thể được thêm vào dòng tiêu đề (subject) hoặc phần thân của email, tạo cho email cảm giác rằng nó được viết chỉ dành cho người nhận được nó. Sự khác biệt giữa việc đọc một email mang tính máy móc ngược với email cá nhân hóa khá là cảm tính. Mọi người trả lời khi tin nhắn làm họ cảm thấy có liên quan.
20 cách để cá nhân hóa email
Không có gì bí mật khi nói rằng một email được cá nhân hóa sẽ luôn đánh bại một email chung chung. Dưới đây là 20 cách dễ dàng để cải thiện email của bạn bằng cá nhân hóa, từ việc thêm một vài điểm chạm nho nhỏ mang tính cá nhân đến việc thử nghiệm với merge fields:
Thêm một điểm tiếp xúc cá nhân (personal touch)
- Thỉnh thoảng gửi email dưới tên của bạn, không phải công ty
- Viết như thể bạn đang nói chuyện với một khách hàng đơn lẻ
- Sử dụng kiểu tiêu đề mà bạn hay gửi cho bạn bè
- Thêm một “headshot” dưới phần signature của bạn
- Thay đổi chữ “click unsubscribe” thành “let me know if you don’t want to hear from me anymore”
- Xen lẫn marketing messages với video hài hước, hình ảnh cá nhân và lời chúc mừng ngày lễ
Ma thuật bằng chức năng Merge Fields
- Gọi khách hàng theo tên, ví dụ: “Xin chào, [Họ và tên]”
- Nêu tên một vài contact khác, như vợ/chồng hoặc con của khách hàng (nếu phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn)
- Cho thấy rằng bạn biết ai là ai, ví dụ: “Chúng tôi biết bạn là [Tiêu đề công việc], tôi nghĩ bạn có thể là người tốt nhất để gặp gỡ tại [Tên công ty]
- Tham khảo ngày hiện tại, ví dụ “Chúc bạn ngày thứ [Ngày trong tuần] tuyệt vời!”
- Làm cho nội dung cũ trở nên mới, ví dụ “ Bản tin vào [Tháng] [Năm]”
- Hãy nói về nơi ở của contact đó, ví dụ “Thời tiết ở [Thành phố] hôm nay thế nào?”
- Hồi tưởng về lần đầu tiên cả 2 gặp nhau bằng cách nói về một sự kiện hoặc địa điểm nào đó
Viết đúng lúc
- Trả lời nhanh, nhưng không quá nhanh, bằng cách cài đặt hẹn giờ cho trả lời tự động
- Sử dụng email tự động theo sau cuộc gọi nhỡ từ khách hàng
- Kiểm tra tài nguyên đã tải xuống bằng tin nhắn cá nhân
- Chúc khách hàng sinh nhật vui vẻ
Gửi cho họ những gì họ muốn
- Sử dụng phân khúc để cá nhân hóa bằng cách gắn thẻ khách hàng dựa trên sở thích và hành vi
- Cá nhân hóa lời mời chào tiếp theo bằng tự động hóa
- Hỏi những gì họ muốn thông qua hình thức website
Marketing Automation Hacks
Thuật ngữ “growth hacker” đã trở nên phổ biến hơn. Nó có nghĩa là gì? Mục tiêu của Growth Hacking là xây dựng một bộ máy marketing tự vận hành và tự tiếp cận hàng triệu người với ít chi phí marketing nhất. Growth Hacker chính là một sự kết hợp của kỹ sư và marketer.
Và Growth Hack cũng có thể áp dụng cho marketing tự động hóa.
Dưới đây là 4 loại hack marketing tự động hóa:
1. Force virality (thúc ép lan tỏa) thông qua các ưu đãi
Nếu bạn muốn thu hút một lượng lớn khách hàng mới và ổn định cho doanh nghiệp của mình, mà không phải trả tiền cho họ, bạn có thể muốn xem xét ứng dụng kĩ năng Forcing Virality thông qua các ưu đãi.
Force Virality hiểu nôm na là kĩ thuật tạo ra sự tiếp cận đến nhiều người bằng việc thúc ép người dùng phải tag bạn bè, likes, shares bài viết lên story,… để được phép nhận một tài liệu, cơ hội trúng giải,… gì đó từ doanh nghiệp của bạn.
Mức độ của việc force virality trải dài theo từng mức độ từ nặng (ví dụ: không cho khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn cho đến khi họ mời bạn bè của họ), đến nhẹ (ví dụ:cho phép tải xuống bản report hoặc ebook để đổi lấy tweet).
Trong một số trò chơi Zynga, bạn phải mời bạn bè để đạt đến cấp độ tiếp theo – đây là Force Virality. Trong khi đó Dropbox có một cách tiếp cận vừa phải hơn. Khi bạn hết dung lượng trên Dropbox, bạn có tùy chọn mời bạn bè hoặc trả tiền để nhận thêm dung lượng lưu trữ.
Điều tuyệt vời của chiến lược này là nó có thể hoàn toàn tự động và được cá nhân hóa để cung cấp các ưu đãi và tin nhắn tùy chỉnh cho những người dùng khác nhau dựa trên hoạt động của họ.
2. Tự làm bản thân lỗi thời
Một cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp của bạn là cùng lúc loại các bỏ lỗi con người và cải thiện chất lượng lead bằng cách tự động hóa quy trình bán hàng của bạn.
Ví dụ: tăng tốc quy trình bán hàng của bạn bằng cách chuyển đổi từ công đoạn lead qualification thủ công sang tự động. Kết quả? Gặp gỡ Joe, người bán hàng tự động. Chuỗi bán hàng tự động như thế này cho phép bạn chuẩn hóa tin nhắn và giảm thời gian phản hồi.
Điểm cuối cùng này thực sự có ý nghĩa to lớn. Vào năm 2011, một nghiên cứu từ Harvard Business Review cho thấy bạn có khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng cao gấp 7 lần nếu bạn trả lời họ trong vòng một giờ so với sau một giờ, và gấp 60 lần so với khi bạn trả lời sau 24 giờ.
Mặc dù nhóm bán hàng hoàn toàn tự động có thể không khả thi hoặc không phù hợp với doanh nghiệp của bạn, có lẽ bạn nên thử tự động hóa một vài khía cạnh của quy trình kiểm tra chất lượng khách hàng tiềm năng của mình, giải phóng thời gian cho công việc sáng tạo hơn và có giá trị cao hơn.
3. Tạo chuỗi nội dung hyper-targeted (siêu mục tiêu)
Giả sử bạn đang trong một cuộc họp bán hàng với một khách hàng tiềm năng. Bỗng dưng khách hàng đề cập rằng họ không chắc họ có thể trả tiền cho dịch vụ của bạn. Bạn làm thế nào? Có lẽ bạn đưa ra một kế hoạch thanh toán (payment plan) hoặc đảm bảo với họ rằng việc giảm giá không thành vấn đề. Thực ra khả năng tạo thông điệp một cách rập khuôn khi đối đáp với khách hàng trong thời gian thực là lợi thế lớn của trò chuyện trực tiếp và nhược điểm lớn của marketing trực tuyến truyền thống.
Nhập chuỗi nội dung hyper-targeted. Mặc dù có thể rất khó phát âm, Tài đang đề cập đến các chuỗi quy trình mà tìm hiểu thêm về khách hàng theo thời gian và sử dụng thông tin đó để thay đổi góc độ ưu đãi của bạn với khách hàng cụ thể đó, giống như bạn làm khi trò chuyện trực tiếp với họ.
Wishpond làm điều này đặc biệt trong trang blog của họ. Ví dụ, nếu bạn điền vào một biểu mẫu trên trang web của họ và cho họ thấy sự quan tâm của bạn đối với lĩnh vực bất động sản, bạn sẽ nhận thấy rằng blog của họ bắt đầu hiển thị nội dung marketing online cho bất động sản. Ngay cả các banner và offers của họ đều promote các hướng dẫn về marketing bất động sản.
Phần kết luận
Với tự động hóa, bạn có thể thiết lập một nền tảng vững chắc đem lại khả năng giao tiếp nhóm nhanh chóng và đáng tin cậy. Tiếp theo, cải thiện lead generation bằng cách sử dụng tự động hóa để giúp tạo nội dung đúng mục tiêu. Một khi khách hàng bắt đầu tương tác, hãy giữ liên lạc thông qua chiến dịch Email Drip. Cuối cùng, sau khi bán hàng, hãy sử dụng các công nghệ tự động hóa marketing mới nhất để cải thiện việc giữ chân khách hàng.
Cuối cùng, tự động hóa marketing được thiết kế để giúp bạn tiết kiệm thời gian và giúp tổ chức của bạn tạo doanh số nhanh nhất có thể.
titanic.vn .