Tiếp thị qua mạng xã hội luôn là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho các doanh nghiệp. Số lượng người tham gia vào mạng xã hội lớn lên mỗi phút và nếu doanh nghiệp của bạn không tham gia vào “bữa tiệc” lớn này nghĩa là bạn đang bỏ lỡ cơ hội. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp tận dụng những lợi thế của mạng xã hội và dùng nó để tạo ra những kết quả kinh doanh?
Có rất nhiều mạng xã hội hiện nay, và đây là một thị trường tiềm năng đối với mọi doanh nghiệp
1: Bắt đầu công việc
Để bắt tay vào chiến dịch tiếp thị qua mạng xã hội, đầu tiên bạn cần chú ý đến 4 vấn đề sau đây:
– Sắp xếp thời gian hàng ngày để hoạt động trên mạng xã hội: điều này hợp lý hơn hết khi bạn bố trí thời gian cố định phù hợp, ví dụ thói quen người dùng internet tại Việt Nam tập trung giờ cao điểm khoảng 9h -> 11h và 20h ->22h.
– Lựa chọn 1 mạng xã hội để bắt đầu: Có rất nhiều mạng xã hội hiện nay, và nếu bắt đầu tất cả cung lúc bạn sẽ bị ngập trong hàng tá công việc và những vấn đề khôgn tên. Hãy chọn cho mình 1 mạng xã hội để khởi đầu và ổn định công việc. Facebook là một lựa chọn tốt cho khởi đầu mà bạn nên thử.
– Tạo các hoạt động kinh doanh đầu tiên.
– Tối ưu hóa trang mạng xã hội của bạn và tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng.
Bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
– Đối với Facebook: Mạng xã hội phổ biến nhất và hầu như giới trẻ ngày nay ai cũng sử dụng. Facebook cũng cung cấp khá nhiều công cụ giúp cho việc kinh doanh và tiếp thị của bạn thêm chuyên nghiệp và dễ đang hơn. Đây là mạng xã hội bạn nên bắt đầu đầu tiên và chú tâm nhất.
– Google Plus – Con cưng của Google, thường gắn liền với các chiến dịch Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) – Nội dung trên Google thường không mang tính thiết thực và cộng đồng bằng Facebook, nhưng không nên vì thế mà bỏ qua sự mạnh mẽ không tưởng trong việc hỗ trợ SEO của G+.
+ Pinterest – Gần đây nó phát triển nhanh chóng và có thể gửi rất nhiều lưu lượng truy cập đến một trang web vì vậy đây là sự lựa chọn tiếp theo của bạn. Priterest cho phép bạn chia sẻ những hình ảnh liên quan đến doanh nghiệp quảng bá trên đó.
+ Twitter – hàng triệu người sử dụng, dễ bảo trì và cách tốt để thu hút khách hàng của bạn. Đây được xem là mạng xã hội nằm trong danh sách ưu tiên của bạn.
+ LinkedIn – Chủ yếu là cho các chuyên gia kinh doanh, nó tương đối khó sử dụng, quảng cáo lại khá tốn kém. Có thời gian tìm hiểu thì bạn hãy lưu ý tới mạng xã hội này. Nó được thiết kế và ứng dụng khá tốt cho quảng bá, tuy nhiên những luật của nó cũng khắt khe.
2. Vạn sự khởi đầu nan.
Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu thì không nên vội vàng để đưa ra 1 chiến dịch quá lớn. Bạn nên bắt đầu bằng 1 dự án nhỏ và có suy nghĩ:
– Mạng xã hội không thích việc tạo ra nhiều tài khoản mới, nếu tài khoản mới đó không bình thường thì sẽ bị đánh dấu là Spam. Hãy tạo ít tài khoản và xây dựng chúng lâu dài.
– Tất cả các mạng xã hội gần như không giới hạn số lượng hành động (Theo dõi và bỏ theo dõi) vì thế bạn có thể làm việc mỗi ngày để có lượng theo dõi tốt.
– Thời gian đầu, vì trang mạng xã hội của bạn chưa được nhiều người theo dõi nên mỗi khi post bài bạn sẽ được rất ít người thấy nội dung đó. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để chăm chút lấy số lượng người theo dõi hơn.
3. Làm Social Marketing là một nghệ thuật
Không chỉ SEO, làm Social Marketing cũng phải chú trọng nội dung
Lấy ví dụ như Facebook. Bạn có thể sẽ thấy có rất nhiều trang fanpage thậm chí có hàng triệu like nhưng lượt tương tác với bài viết chỉ lèo tèo chưa đến 100. Đó là vì khả năng tiếp cận khách hàng và năng lực tạo nội dung hữu ích của người quản trị kém, dẫn đến số lượt người quan tâm và tương tác giảm xuống nhanh chóng.
Hãy luôn làm cho nội dung của bạn trên mạng xã hội có giá trị, dễ được quan tâm và chia sẻ. Tạo được trào lưu từ chính nội dung của mình là thành công của bạn trong chiến dịch marketing trên mạng xã hội.
Và nếu bạn đã có 1 chiến lược để tiếp thị nội dung thì công việc sau đó trên mạng xã hội sẽ dễ dàng hơn, đơn giản hơn. Nhưng nếu bạn không có thì bạn cần quan tâm tới những ý kiến dưới đây:
– Đăng về sản phẩm, dịch vụ của bạn nhưng đừng quá lạm dụng nó: Tuy trang đó là trang kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nếu bạn tiếp tục chỉ gửi bài về sản phẩm, dịch vụ thì mọi người sẽ bỏ theo dõi trang.
– Thay vào đó bạn nên làm cho bài viết của bạn thú vị hơn, hữu ích hơn bằng cách cung cấp cho người xem những lời khuyên, tư vấn hoặc bất kỳ điều gì khác khiến người xem chia sẻ hoặc bình luận dưới bài viết của bạn.
– Đừng quên rằng để có được những nút Like, G+…hoặc nhận xét thì bạn cần phải có được sự quan tâm thực sự của người theo dõi. Những tháng đầu tiên thường bạn sẽ có được ít những con số ấy nhưng chúng tôi tin rằng bạn sẽ có tiến bộ vượt bậc ở những tháng tiếp theo.
4: Theo dõi và tạo quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Trừ khi bạn là 1 thương hiệu được biết đến còn không thì để phát triển được bạn cần phải làm những việc có lợi, có tương tác tốt với những người đã và đang theo dõi bạn, trang bán hàng của bạn. Theo dõi và chăm sóc những người đã theo dõi bạn là 1 biện pháp hiệu quả được áp dụng những kỹ thuật đơn giản sau:
– Theo dõi những người có mối quan hệ với doanh nghiệp của bạn hoặc vị trí địa lý (ví dụ như họ sống trong cùng khu vực) hoặc họ quan tâm trực tiếp, gián tiếp tới sản phẩm, dịch vụ bên bạn cung cấp.
– Thực hiện theo dõi những người có 1 cấu hình hoạt động. Không có lý do gì để theo dõi một người nào đó trên mạng twitter nếu họ đã không đăng bất cứ điều gì trong 2 tháng gần đây.
– Quan tâm tới những người có 1 sự cân bằng giữa những người họ theo dõi và người theo dõi họ. Đó là 1 sự tương tác tốt, bạn sẽ không muốn theo dõi ai mà họ đã không theo dõi bạn và ngược lại.
– Theo dõi những người có 1 cái gì đó thú vị để nói
– Tìm và theo dõi các yếu tố có ảnh hưởng tới bạn
5. Đây là một công việc rất tốn công sức và thời gian
Tiếp thị truyền thông qua mạng xã hội thì tương đối dễ dàng để làm nhưng nó lại là 1 công việc tốn rất nhiều thời gian. Trước khi bắt đầu bạn hãy chắc chắn rằng bạn có thời gian để làm việc này 1 cách nhất quán trên cơ sở làm đều mỗi ngày. Chúng tôi xin chia sẻ rằng, một vài giờ mỗi ngày là đủ cho bạn bắt đầu.
– Nếu bạn cần làm nhiều việc trên các mạng xã hội, bạn có thể xem xét việc thuê các chuyên gia mạnh về từng mảng để hỗ trợ bạn tốt hơn. Ví dụ như bạn có thể thuê chuyên viên chạy Ads Facebook, tăng lượng quan tâm tới Page doanh nghiệp, bán hàng của bạn…
– Cũng có ý kiến cho rằng, bạn không phải cần thiết dành thời gian để làm việc trên trang của bạn và bạn sẽ phải thất vọng bởi kết quả và bước đầu thì mạng xã hội không đem lại lợi ích (giả thiết này hoàn toàn sai).
6. Tính toán hiệu quả công việc.
Nếu bạn không đo lường hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội làm phương tiện truyền thông thì bạn sẽ không biết được giá trị thời gian bạn bỏ vào cho nó có đáng hay không. Vậy đo bằng những giá trị nào?
– Số lượt truy cập từ mạng xã hội đến trang web của bạn
– Số chuyển đổi (bán hàng, đăng ký bản tin, vv)
– Mức độ phát triển của lượng người theo dõi
– Mức độ phát triển của tương tác người dùng
– Sử dụng công cụ báo cáo Google Analytics để thống kê những truy cập đến từ các mạng xã hội khác nhau.
7. Nếu mọi thứ đều thất bại, hãy để lại cho những người có chuyên môn
vGing