Phạm phải Google Penalty là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi nhà quản trị trang web. Nó có thể đổ hết công sức làm việc mệt nhọc của bạn hàng năm trời xuống sông xuống biển. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập trang web của bạn mà còn kéo tụt thứ hạng của trang web của bạn trong SERPs .
Đôi khi thực sự nản chí khi phải đối mặt với tình huống như thế này. Nếu bạn đang bị Google Penalty, nên biết rằng vẫn còn chút hi vọng đấy. Việc hồi phục từ Google Penalty khá là mệt nhọc, nhưng nếu bạn biết cách, bạn vẫn có thể khôi phục lại thứ hạng từ khóa.
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng xem qua những cách khác nhau để khôi phục website trở lại sau khi dính Google Penalty nhé. Trước khi đi vào chi tiết, hãy điểm qua một vài điều cơ bản.
Google Penalty là gì?
Google Penalty là một hình phạt của Google dành cho những website nào đi ngược lại guidelines, hoặc có những hành vi marketing vi phạm chính sách của Google.
Đôi khi một hình phạt được thực hiện ngay sau khi Google cập nhật thuật toán xếp hạng từ khóa. Hoặc cũng có thể một thời gian sau khi Google tự mình xem xét thấy một website đang đi theo chiến lược SEO mũ đen.
Nếu bạn chưa biết vì về SEO, rất dễ bị nhầm lẫn giữa một đợt cập nhật thuật toán với Google Penalty. Những thuật toán thì hầu hết dựa vào những dãy tính toán và luật lệ để đảm bảo rằng Google cung cấp nội dung phù hợp đến người dùng.
Thông thường, những thuật toán được thiết kế để thưởng cho những website nào đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của Google. Và webmaster guidelines của Google sẽ giúp mọi người xác định các tiêu chí cần thiết để đạt được những tiêu chuẩn đó.
Ngoài điều này ra thì Google cũng có tuyển nhiều nhân viên bằng da bằng thịt để đánh giá website và xếp hạng. Họ chủ yếu kiểm tra những sites nào vừa đủ điểm vượt qua thuật toán nhưng không thật sự đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.
Dù là website bạn đang bị ảnh hưởng bởi cập nhật thuật toán hay không thì bạn cũng sẽ cảm thấy như đang bị dính Google Penalty vậy. Trong cả 2 trường hợp thì kết quả gần như giống nhau – bạn mất một mớ traffic.
Tại sao bạn lại bị phạt Google Penalty?
Trong phần này, hãy cùng điểm qua một vài lỗi phạt phổ biến khiến cho website bị gắn cờ. Dĩ nhiên cũng có nhiều lỗi penalty khác. Nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ nói về những lỗi thông dụng nhất.
1. Unnatural links (links bất bình thường): Google xem links như một tiêu chí để đánh giá chất lượng của website và nội dung. Nếu Google nghi ngờ một đường link trông như vẻ là được mua bán hoặc nó được tạo hàng loại từ công cụ tự động tạo backlinks, thì bạn gặp rắc rối to rồi.
Vài ví dụ của unnatural links như là:
- Đường link có chất lượng kém, bị ẩn đi, hoặc chứa nhiều keywords mà được nhúng trong widgets của một site.
- Đường link nằm trong templates hoặc footer của nhiều websites.
- Đường link được tối ưu hóa bên trong bình luận ở forum hoặc chữ kí.
- Quảng cáo text mà có thể vượt mặt PageRank.
Trong những trường hợp như trên, Google sẽ không những không tính cho bạn đường link đó, mà còn phạt cho bạn một gậy Google Penalty. Hầu hết thì penalty sẽ được đánh vào một vài trang nếu như vấn đề mang tính cục bộ. Chỉ là đôi khi Google mới đánh một lỗi penalty lên khắp trên website.
2. Nội dung trùng lặp/chất lượng kém: Google muốn cung cấp cho người dùng của họ trải nghiệm tốt nhất. Nếu nội dung của bạn không cung cấp cho họ bất kỳ giá trị nào, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho một hình phạt từ Google.
Nội dung chất lượng thấp hoặc trùng lặp bao gồm:
- Nội dung được tạo tự động
- Doorway Pages
- Nội dung bị ăn cắp
- Guest post có chất lượng thấp
- Trang nội dung mỏng (thin content)
Lỗi phạt này có thể có tác động đáng kể đến lưu lượng traffic của bạn. Đối với hình phạt này, Google sẽ hiển thị một dòng thông báo thủ công như sau, “Thin content with little or no added value” – nghĩa là Nội dung mỏng và không có giá trị tăng thêm.
Trong một số trường hợp, ta không thể tránh khỏi hoặc thậm chí cần sử dụng duplicate content. Ví dụ, nếu bạn đang viết một bài báo mà buộc phải trích dẫn một câu nói hoặc lời bài hát, bạn sẽ bị nội dung trùng lặp.
Để cho Google biết rằng bạn thừa nhận sự trùng lặp và đang hành động một cách thiện chí, bạn có thể sử dụng thẻ tag canonical. Thẻ tag này giúp điều hướng sự quan tâm của Google đến một phần nội dung.
3. Link rác/spam: Mặc dù hiếm khi bị phạt vì link rác nhưng điều đó đã xảy ra. Spam có thể bao gồm tất cả mọi thứ, từ che giấu link quá mức đến ăn cắp nội dung. Nói chung bạn ít có khả năng bị phạt lỗi spam, trừ khi bạn tạo ra một trang web chuyên đi spam.
Một điều nữa bạn cần cẩn thận là Spammy Freehosts. Thông thường, những kẻ spammer sử dụng host rẻ tiền hoặc thậm chí miễn phí. Nếu như host đó bị coi là nơi lưu trữ các trang web spam, thì Google có thể chọn xử phạt tất cả các trang web được liên kết với host đó. Vì vậy, hãy cẩn thận trong khi chọn thuê host. Một lựa chọn sai lầm ngay từ đầu có thể sẽ làm tổn hại sự phát triển của trang web trong tương lai.
Vậy thì đây là tất cả các hành động thủ công được Google thực hiện nếu bạn phạm phải. Các hình phạt về thuật toán dựa trên hai bản cập nhật thuật toán chính của Google: Panda và Penguin. Chúng ta hãy xem chúng là gì trước khi bắt đầu phục hồi website sau penalty nhé.
Panda penalty: Lỗi phạt này mục đích là kiểm tra chất lượng content mà một website xuất bản. Điều đáng ngạc nhiên ở hình phạt này là nó ảnh hưởng đến tổng thể website kể cả khi bạn chỉ bị một vài vấn đề với một phần nhỏ ở website.
Trong khi bằng sáng chế của Panda mang tính chất khá kỹ thuật, nhưng nó cũng nói rõ cơ chế hoạt động của nó. Và hình phạt Panda nói rằng Google đã tạo ra một nhân tố ảnh hưởng toàn thể website. Khi được cho ra mắt lần đầu tiên, Panda tác động đến những kể chuyên đi “cày content”. Đó là vì họ là người mà thuật toán muốn nhắm đến.
Panda dựa vào các nhân tố đánh giá chất lượng và muốn loại bỏ tình trạng nội dung trùng lặp, nông cạn, inbound links (backlinks), brand searches, và cách viết khó đọc. Khi một website cụ thể không đáp ứng được tiêu chí như vậy, Google sẽ áp modification score lên toàn bộ site. Vì vậy, kể cả khi bạn có một vài trang kém chất lượng thôi, thì nó cũng ảnh hưởng đến toàn bộ website.
Penguin Penalty: hình phạt này chủ yếu nhắm đến backlinks. Không giống như thuật toán Panda, Penguin chỉ tác động đến một vài trang cụ thể. Vì vậy, nếu bạn bị dính hình phạt này, chỉ cần hồi phục một vài trang là được. Tất cả các trang khác vẫn có cơ hội thăng hạng.
Dưới đây là một vài yếu tố liên quan đến backlinks mà sẽ khiến bạn gặp rắc rối và website bạn bị phạt:
- Link diversity (đa dạng nguồn links): nếu hầu hết backlinks của bạn tập trung ở phần comment, đó bị coi là bất bình thường. Cũng như vậy, nếu nhiều links mà có cùng một anchor text, đó là một tín hiệu xấu. Google hiểu ngay là bạn đang cố gắng thao túng kết quả tìm kiếm.
- Link Quality (chất lượng nguồn links): Thường thì các site sở hữu một lượng backlinks vừa có chất lượng thấp, vừa có chất lượng cao. Nếu bạn có nhiều backlinks chất lượng thấp, bạn đang thu hút sự chú ý của Google. Ngược lại, kể cả khi bạn có rất nhiều backlinks chất lượng cao trong hồ sơ link của bạn, đó cũng rất đáng nghi ngờ.
- Link velocity (tốc độ nhận link): Nếu một website nhận quá nhiều link trong một khoảng thời gian ngắn, đó là bất bình thường.
Đọc chi tiết về cách xây dựng backlinks an toàn, bền vững năm 2020 TẠI ĐÂY nhé!
Hồi phục từ Google Penalty – Tìm hiểu nguyên nhân
Bước đầu tiên khi bắt tay vào hồi phục từ hình phạt Google là phải hiểu thứ gì gây ra Google penalty lên website bạn.
Sau đó bạn mới biết đường mà tiếp tục quá trình hồi phục. Và bạn cần phải xác định được lỗi này là do chính bạn tự làm hay do thuật toán cập nhật.
Bạn sẽ nhận ra ngay khi thấy traffic tụt giảm bất thình lình. Trong các trường hợp như thế, bạn đầu tiên cần biết nguyên nhân từ đâu bị sụt giảm traffic. Với mỗi nguyên nhân khác nhau thì có một cách hồi phục khỏi Google penalty khác nhau.
Thì chỉ có 2 dạng Google penalty mà có thể áp đặt lên web bạn là: Manual Action (hành động thủ công) và Algorithmic Penalty (hình phạt thuật toán). Hãy cùng xem qua quy trình hồi phục từ những dạng này như thế nào nhé.
Manual Action
Để kiểm tra xem mình có bị dính vào lỗi Manual Action không, bạn cần vào Google Webmaster Tools.
Vào đó là kiểm tra thông báo. Nếu Google áp đặt manual action lên site bạn, thì bạn sẽ nhận thông báo rõ ràng. Họ cũng sẽ nhắc về lý do tại sao bị penalty.
Dựa vào đó, bạn có thể bắt đầu quá trình hồi phục site.
Algorithmic Penalty
Nếu như bị áp đặt manual action thì dễ rồi bởi vì Google thông báo thẳng đến bạn. Nhưng nếu bạn bị dính vào lỗi thuật toán, thì câu chuyện lại rất khác.
Bạn không nhận được thông báo từ Google, vậy nên bạn cần phải tự nghiên cứu. Bạn hãy ghi chú lại khoảng thời gian mà traffic bị tụt dần dần. Và đối chiếu thử xem Google có thông báo bất kì bản cập nhật thuật toán nào trong thời gian đó không.
Hãy nhớ rằng mỗi bản cập nhật thì mang theo những bộ thay đổi đặc trưng. Nếu Panda tập trung vào chất lượng nội dung, thì Penguin lại thiên hướng về phân phối anchor text và backlinks.
Hồi phục từ Google Penalty – Loại bỏ backlinks xấu
Một nguyên nhân thường thấy ở những website bị Google phạt đó là backlinks. Có nhiều loại backlinks xấu mà bạn phải biết.
Sau đây là danh sách những backlinks xấu. Những backlinks xấu sẽ đến từ những nơi như:
- Website có nội dung trùng lặp
- Website mà không hề liên quan đến thị trường ngách của bạn
- Điều hướng lén lút
- Links bị che đậy (cloaked links)
- Backlinks toàn trang web
- Backlinks trỏ đến site bạn từ directories
- Nội dung mang tính quảng cáo, giao dịch với bạn
- Backlinks từ những trang web cá cược, 18+
- Backlinks được nằm ở phần comment tự động duyệt
- Text backlinks bị dấu
Đó là những dạng backlinks mà bạn có thể thấy ở site mình. Nếu bạn thấy những backlinks như vậy thì hãy loại bỏ nó ngay trước khi bạn bị Google phạt.
Nếu bạn đã lỡ dính penalty rồi, thì sau đây là cách giúp bạn hồi phục. Hãy dùng công cụ phân tích backlinks như Moz Link Explorer, Majestic,… Khi bạn dành thời gian phân tích backlinks scura mình, bạn sẽ nhận ra những links nào đang gây hại đến ranking của mình.
Một cách khác, bạn hãy đến Google Webmaster Tools, download hết backlinks đến site bạn. Bạn sẽ thấy tùy chọn ở: Search Traffic → Links to Your Site → Who links the Most → More → Download latest links
Để tìm backlinks xấu, đầu tiên nhìn vào danh sách dofollow backlinks. Đó là những links đã vượt qua PageRank. Để xác định đâu là backlinks xấu trong đó, hãy dùng công cụ phân tích backlinks mà tôi vừa đề cập trên.
Việc tìm ra backlinks xấu mới chỉ là một nửa công việc thôi. Có nhiều thứ khác phải làm để hồi phục. Để xác định backlinks xấu, bạn cần phải check tay từng links một. Hãy nhớ check links nằm trong phần comment ít nhất 2 lần. Để tìm ra nhiều backlinks xấu hơn nữa, bạn hãy xem links nào có PageRank bằng 0.
Để dễ hơn, chỉ cần nhấn “Filters” vào click vô “PageRank”. Bạn sẽ thấy menu trượt xuống và nhấp vào số “0” bên dưới tùy chọn “Domain”.
Đó là một ý tưởng tốt để kiểm tra thủ công từng liên kết xuất hiện với phương pháp này. Bạn cũng nên kiểm tra các trang web dựa trên phần mở rộng tên miền của họ.
Loại bỏ backlinks xấu
Nếu bạn tìm ra links nào tổn hại đến ranking của mình, giờ là lúc để loại bỏ nó. Bước này sẽ cần bạn viết email và gửi cho chủ nhân website nào đang links đến bạn thông qua đường link xấu đó.
Khi viết email, hãy nhớ gửi từ mail của công ty thay vì mail cá nhân. Nhớ là giữ một thái độ chuyên nghiệp và lịch sự. Và hãy lượt đầy đủ tất cả những links mà bạn muốn họ loại bỏ. Đừng spam chủ website trong quá trình hồi phục web. Thay vào đó hãy gửi follow-up email nếu cần thiết. Chỉ cần như vậy là đủ rồi.
Một vài chủ website sẽ gỡ links trong khi vài số khác không thích. Và trong vài trường hợp, bạn sẽ bị vòi tiền để được gỡ link đấy.
Nếu người chủ site phớt lờ email bạn và đòi tiền, bạn chỉ cần disavow toàn bộ domain của họ là được.
Disavow toàn bộ domain như thế nào?
Disavow một tên miền là phương thức cuối cùng sau khi bạn đã cố gắng thương lượng với chủ web.
Để làm điều này, bạn vào phần “Monitor Backlinks”. Ở mỗi backlink, bạn sẽ thấy nút settings nằm theo hàng. Bấm vào nó và bổ sung một tag “disavow” vào links bạn mong muốn loại bỏ.
Sau khi lọc được danh sách link để disavow. Bạn cần xuất nó ra để chuyển vào Disavow links tool. Sẽ tốn khoảng từ 2-4 tuần để khiến quy trình của bạn được tiếp nhận. Khi đã được xử lí xong, bạn sẽ có thể thấy sự thay đổi trong xếp hạng của website.
Hồi phục từ Google Penalty – Sửa lỗi hình phạt Penguin
Nếu bạn dính hình phạt Penguin, thực sự thì bạn không thể làm được gì nhiều đâu. Nhưng không có nghĩa là cứ từ bỏ.
Bước đầu tiên là loại bỏ những links không mong muốn. Đó có thể là backlinks xấu hoặc bất bình thường. Hãy áp dụng các bước trên đó để loại bỏ chúng.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra tình trạng phân phối anchor text của mình. Đây là để xem bạn lấy những links đó ở đâu. Cách dễ nhất để làm là vào phần Backlink checker của Ahrefs. Nó toàn toàn miễn phí và cho bạn một báo cáo chi tiết chỉ trong vài giây.
Trong báo cáo của bạn, hãy chuyển đến tab “Overview”. Ở đây bạn sẽ thấy phân phối anchor text cho trang web của bạn. Một bản báo cáo sạch sẽ thì cho thấy những naked URLs, từ khóa tên thương hiệu, và biến thể của từ khóa mục tiêu,…
Nếu bạn chỉ có thấy từ khóa chính xác trong báo cáo này, thì đó là thứ bạn cần lưu ý. Đó có nghĩa là site bạn dễ bị phạt Penguin Penalty. Bạn cần loại bỏ những từ khóa như thế.
Trong tab “Backlinks”, bạn sẽ dễ dàng xác định chính xác nguồn Anchor text. Dựa vào đó giúp bạn tìm ra referring domain liên quan đến nó. Giống với backlinks, bạn cũng cần viết email cho chủ website. Còn nếu họ không chịu remove links, thì bạn cũng dùng Disavow links tool là được.
Hồi phục từ Google Penalty – Sửa lỗi hình phạt Panda
Hình phạt Panda nhắm đến website có quá nhiều quảng cáo và bị lỗi load chậm, nội dung tệ, điều hướng rối rắm. Nói ngắn gọn thì nó bao trùm hết những điều bạn cần làm để cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Bước đầu tiên là cần kiểm tra tốc độ load trang. Hãy dùng công cụ như Pingdom để kiểm tra. Nó sẽ cho thấy cần bao nhiêu thời gian để trang của bạn load xong.
Kế tiếp, bạn cần kiểm tra trang của mình có bị kém chất lượng hoặc trùng lặp nội dung không. Hãy vào Google Webmaster Tools, tìm “Search Appearance” và “HTML Improvements”. Phần này sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu bản trùng lặp trên website mình.
Khi bạn tìm ra những trang như vậy rồi, thì có 2 lựa chọn để hồi phục.
Một là bạn gắn thẻ no-follow cho những trang này, hai là xóa hẳn đi. Vậy là bạn đã xong với quá trình hồi phục lỗi phạt Google rồi đấy.
Điều gì xảy ra nếu ai đó ăn cắp nội dung của bạn?
Đôi khi có người search nội dung bị trùng lặp bởi vì nội dung của họ bị đăng tải ở website khác mà không xin phép. Cũng có lý khi nói rằng đây là nội dung bị trùng lặp, nhưng bạn sẽ nhận ra là rất khó để giải quyết vấn đề này bởi vì nó phụ thuộc vào người chủ website mà ăn cắp content của bạn.
Google thừa nhận rằng có nhiều trường hợp gọi là nằm trong “ranh giới mong manh” khi nội dung bị ăn cắp lại rank tốt hơn cả nội dung bài gốc đối với những từ khóa ít giá trị hoặc longtail. Họ cho rằng site chính chủ nên rank cao hơn ở những cụm từ khóa chính thống.
Điều này đôi khi không phải là do Google Penalty, nhưng tôi vẫn muốn đề cập bởi vì nhiều người cũng muốn tìm giải pháp khi gặp chuyện tương tự như vậy.
Mới gần đây có một nhà văn tên là Anna giải thích rằng nội dung mà cô ta viết rồi đăng tải trên chính website của cô ta đã bị ăn cắp và đăng tải ở website khác. Và cô ta không thể tìm được cơ quan thẩm quyền nào để phàn nàn về vấn đề này.
Vậy thì để gỡ bỏ nội dung bị ăn cắp hoặc đăng tải ở nơi khác, bạn cần liên hệ với chủ website đó.
- Thử vào trang “liên hệ” để tìm email của họ. Còn nếu không thì:
- Tìm kiếm thông tin domain trên trang Whois. Nếu may thì bạn sẽ thấy email của họ ở trên đó.
- Hãy gửi một email chuyên nghiệp mà cho họ thấy danh sách bài viết bạn muốn họ gỡ bỏ. Đừng có dọa nạt họ nhé. Chỉ cần yêu cầu họ gỡ bỏ bài viết thôi.
- Nếu họ không đồng ý gỡ bỏ nội dung, bạn có thể yêu cầu họ dùng thẻ rel=canonical trên trang họ để nói rằng content của bạn là chính chủ.
- Và cuối cùng, nếu họ bất hợp tác, thì bạn có thể cân nhắc sử dụng DMCA.
Kết luận
Không ai muốn đối mặt với một hình phạt từ Google. Nhưng nếu vì một số lý do khiến bạn bị phạt, thì vẫn có hy vọng để phục hồi. Quá trình hồi phục website hơi nhàm chán nhưng nó có thể giúp bạn cải thiện danh tiếng và thứ hạng trên SERP.
Để phục hồi từ Google penalty, bạn cần loại bỏ các backlink xấu và xóa duplicated content. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng bạn không đăng tải bất kỳ nội dung kém chất lượng nào và thực hiện đa dạng anchor text.
titanic.vn .