Hướng dẫn cài WordPress trên Amazon Lightsail bằng EasyEngine A – Z

7
159

Xin chào anh em.

Lâu rồi Tài không lên lại bài hướng dẫn mọi người cấu hình VPS dành cho người không chuyên về Code – Server.

Vì nói thẳng ra, anh em ở đây phần lớn đều làm trong lĩnh vực SEO – Marketing – MMO.

Tuy nhiên, để anh em có thể lĩnh hội được cái hay của một người kiên trì theo đuổi theo con đường Website ( Blog ) để kiếm tiền.

Thì việc biết về WordPress – Server – Code ở mức độ căn bản nhất cũng có thể giúp anh em hoàn thiện nhiều kỹ năng hơn ( nhất là khả năng tìm tòi, mày mò, chịu khó đọc tài liệu ) và hơn nữa đỡ tốn chi phí nhiều hơn.

Khi anh em đạt tới trình độ SEO nào đó rồi, lên 5 đến 10 ngàn người / ngày. Bắt buộc phải sử dụng VPS. Vì sao vậy ?

Sử dụng Hosting rất bức xúc vì tính không ổn định, đặc biệt là những ai đang làm trong 2 lĩnh vực chính là sử dụng website để kiếm tiền từ Affiliate Marketing, hoặc thuần WooCommerce bán hàng.

Rồi, chê Shared Hosting nhiêu đủ rồi. Giờ vào phần chính 😀

#1. Giờ vì sao lại phải chọn VPS từ các ông lớn.

Đây là Marketshare ( thị phần ) của nền tảng đám mây lớn trên thế giới.

Nguồn thống kê thị phần của nền tảng đám mây trên thế giới từ Statista tính đến 30/06/2020
Nguồn thống kê thị phần của nền tảng đám mây trên thế giới từ Statista tính đến 30/06/2020

Vâng, Amazon không phải là một cái tên quá xa lạ đúng không ạ.

Có thể rất lâu rồi bạn nghe rằng, Amazon nó là thương mại điện tử toàn cầu.

Nhưng không, doanh thu của Amazon đến từ nền tảng cho server ( Amazon Web Services ) này đấy

#2. Điều gì xảy ra khi chúng ta đặt website của mình lên Amazon.

3 lợi ích chính

  • Uptime gần 100%, thực tế là 99.996% tại cụm Singapore: Thời gian cúp điện / bảo trì của họ trong năm tính bằng phút 😀 Còn mấy ông nội như Vultr, DO, Linode, OVH hay Upcloud… có thể tính bằng giờ. Mình khá khó chịu với cái uptime này vì lỡ mất điện ngay lúc khách hàng order hàng thì có phải chết không.
  • Có thể scale lên được số lượng traffic lớn mà không phải ngại vấn đề về phần cứng: Giải quyết bài toán traffic tăng ào ạt nhưng CPU vẫn không tăng đột biến
  • Dịch vụ Amazon Lightsail có giá cả cạnh tranh bậc nhất so với phần còn lại của thế giới. Giá quá lời luôn

Chúng ta hay nghe thấy Linode, Vultr, Digital Ocean, OVH Cloud, Upcloud… Thậm chí rất nhiều nền tảng Cloud khác, nhưng thực tế là không thấy họ ở đâu trong cái bảng xếp hạng trên đó.

Cá nhân Tài lại ghét mấy thằng Tàu khựa nên ko care cái Alibaba và Tencent ở trên :))

Vậy nên đã xài được tới Amazon, Google Cloud, Microsoft Azure thì không muốn quay lại các nhà cung cấp kia nữa.

Cá nhân Tài vẫn khuyến khích sử dụng Amazon Lightsail dành cho các Blogger / Marketer / MMO . Ưu tiên thứ 2 là Google Cloud.

#3. Điều kiện khi mở tài khoản Amazon Lightsail

  • VISA / Mastercard để Verify
  • SDT chính chủ để Verify.

#4. So sánh bảng giá của Amazon Lightsail

Dưới đây là so sánh bảng giá phổ thông của Amazon Lightsail và 1 số nhà cung cấp trung bình khác.

Bảng giá amazon lightsail mới nhất
Bảng giá amazon lightsail mới nhất

Vultr thì thế nào

Bảng giá Vultr với loại High Frequency
Bảng giá Vultr với loại High Frequency

Bảng giá Upcloud

Bảng giá Upcloud thời điểm mới nhất
Bảng giá Upcloud thời điểm mới nhất

Còn Linode: https://www.linode.com/pricing/

và Digital Ocean: https://www.digitalocean.com/pricing/

Bạn tự xem thêm để hiểu nhé, Tài chỉ lấy đại diện vài thằng.

Lý do vì sao Amazon Lightsail không được công bố rộng rãi như Vultr , đơn giản thôi :)) họ không có chính sách Affiliate :))

#5. Vào giao diện Lightsail tạo VPS chiến thôi nào

Sơ bộ tổng quan giao diện

Khá sạch và đẹp. Yêu từ cái nhìn đầu tiên 😀

Nhìn giao diện khá sạch và đơn giản

Tiếp tục Create Instance

Chọn local tại Singapore là ổn nhất
Chọn local tại Singapore là ổn nhất

Nếu bạn đang sử dụng nhiều website/blog thì nên chọn các Zone khác nhau, biết đâu vì lý do nào đó, sự cố cúp điện là nguyên nhân khiến Zone đó bị ảnh hưởng lây theo 😀

Chọn phiên bản Ubuntu 18.04 LTS như hình.

Chọn SSH Key -> Tạo mới và tải về máy, lưu lại thật kỹ, vì Amazon không cấp cho bạn lần thứ 2 😀

Tạo SSH Key và lưu giữ về máy
Tạo SSH Key và lưu giữ về máy

Enable Automatic Snapshots: Phần này bạn không cần chọn, vì chỉ cần Backup database + source code bằng Plugin là đủ rồi.

Chọn cấu hình VPS phù hợp để chạy EasyEngine

Chọn cấu hình VPS phù hợp
Chọn cấu hình VPS phù hợp

Tuyết đối không chạy gói $3,5 nhé, mặc dù được tặng hẳn 1 tháng :)) Gói $5 đã đủ nhu cầu sử dụng. Chọn gói $10 nếu traffic của bạn > 10k người ngày với dạng blog. Còn sử dụng WooCommerce thì cứ $10 – $20 trở lên là ổn áp nhất.

Đặt tên và số lượng VPS cần tạo

Đặt tên và số lượng VPS cần tạo
Đặt tên và số lượng VPS cần tạo

Sau đó nhấn khởi tạo. Thế là bạn đã có 1 VPS cực kỳ đẳng cấp thế giới rồi đấy. Không đùa đâu 😀

Hoàn thành tạo VPS
Hoàn thành tạo VPS

#6. Tiến hành cài đặt EasyEngine

Tài đã sử dụng khá nhiều script dạng tự cài như Centminmod, EasyEngine, Wordops, Webinoly. Tuy nhiên ở bài này thì hướng dẫn các bạn làm trên script của EasyEngine

Các script trên thực tế tốc độ hơn thua nhau không bao nhiêu ( 100ms ~ 300ms )

Và dĩ nhiên, bằng mắt thường, đố bạn thấy được :))

Xem thêm: Các script cài VPS phổ thông nhất để dựng website WordPress

Truy cập vào màn hình gõ lệnh Linux bằng chỗ này

Truy cập vào Terminal Console
Truy cập vào Terminal Console

Tiến hành cài bằng dòng lệnh sau:

sudo su

Sau đó cài Easyengine vào môi trường Linux trên VPS

wget -qO ee rt.cx/ee4 && sudo bash ee

Kết quả thu được sẽ là

Hoàn thành cài xong Easyengine
Hoàn thành cài xong Easyengine

Cài site của bạn lên

ee site create tenmiencuaban.com --type=wp --cache=on --proxy-cache=on

Cài đặt xong sẽ có giao diện, hãy nhớ lưu lại hết thông tin vào file

Truy cập vào website vừa tạo xong

Chú ý Nginx Helper và WP Redis
Chú ý Nginx Helper và WP Redis

Xem thêm nhiều lệnh của Easyengine tại https://easyengine.io/commands/

#7. Chuyển dữ liệu của bạn từ Hosting / VPS cũ sang Amazon Lightsail

Bước 1: Xóa toàn bộ các plugin tạo Cache đã tồn tại, làm sạch database ( Quan trọng )

Phần này thì sử dụng WP-Optimize hoặc Advanced Database Cleaner

Bước 2: Tải về máy tính file backup bằng Plugin Updraft Plus

Vào Plugin và nhấn Backup

Backpu dữ liệu trước khi đưa lên
Backpu dữ liệu trước khi đưa lên

Chọn hết các File cần thiết

Tạo bản Backup về máy tính
Tạo bản Backup về máy tính

File về máy tính sẽ thành thế này

Tải file Backup về máy tính
Tải file Backup về máy tính

Bước 3: Cài SSL trên Cloudflare, upload dữ liệu lên và phục hồi toàn bộ file

Tạo chứng chỉ SSL trên Cloudflare

Cài SSL trên Cloudflare
Cài SSL trên Cloudflare

Trong Tab Overview thì chọn Flexible

Chọn Flexible
Chọn Flexible vì trên server chưa cài chứng chỉ SSL

Tải dữ liệu từ File trên máy tính lên và tiến hành Restore

Tiến hành Restore bằng cách chọn lại như hình

Sau đó cài lại 2 Plugin đã nhắc ở trên là Nginx Helper và WP Redis để tăng tốc site WordPress của bạn

Setup lại như hình là đúng

#8. Dùng kèm Amazon Lightsail với Cloudflare là Combo tuyệt vời

Một số mẹo bảo mật cơ bản trên Cloudflare

Setup Firewall cho website của bạn.

5 Rules miễn phí dành cho gói Free
5 Rules miễn phí dành cho gói Free

Rule 1: Khóa đăng nhập bằng truy cập trực tiếp vào file .php

Khóa đăng nhập vào file wp-login.php
Khóa đăng nhập vào file wp-login.php

Và kết quả là :

Cloudflare đã chặn truy cập
Cloudflare đã chặn truy cập

Rồi, Rule 1 đã xong.

Rule 2 là cái gì. Tận dụng được không ?

Với những bạn biến đường dẫn /wp-admin/ thành đường dẫn khác rồi thì không bàn cãi.

Tuy nhiên với những bạn không thích xài nhiều Plugin để tùy chỉnh thì ta lặp lại bước trên với cách cấu hình như thế này.

bảo vệ wp-admin
bảo vệ wp-admin

Giải quyết bài toán này bằng cách nào ?

Anh em vào whoer.net để tìm ra địa chỉ IP của mình

Sau đó, nhập lại địa chỉ IP vào trong ô này để cho phép chính bản thân mình đăng nhập 😀

Mở khóa bằng IP của chính mình
Mở khóa bằng IP của chính mình

Và kết quả là, chỉ IP được nạp vào đó mới truy cập được vào link Login

Thấy được link Login là bạn vui rồi chứ :D
Thấy được link Login là bạn vui rồi chứ 😀

Còn nhiều Rules lắm mà đây là đơn giản lắm rồi. Có thể block được cả quốc gia,…

Bạn có thể xem chi tiết tại: https://developers.cloudflare.com/firewall/cf-firewall-rules

Xem thêm: 23 kỹ thuật bảo mật WordPress đơn giản

#8.Tối ưu hóa mã nguồn WordPress đơn giản

Sau khi cài xong Easyengine thì Caching lúc này mặc định của bạn là Redis Cache ( Caching ở Backend )

Lúc này bạn chỉ cần sử dụng thêm Combo Autoptimize + Asset CleanUp là đủ để có thể tạo thành 1 website với Superman tốc độ.

Và bỏ luôn các Plugin tạo Cache. Redis Cache ở đây là đủ xài rồi.

Thậm chí bạn không cần đến WP Rocket hoặc Litespeed Cache.

Hoặc xem thêm cách tăng tốc WordPress toàn tập

Happy Blogging 😀

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here