Hướng dẫn cài WordPress chạy với tốc độ cao trên các nhà cung cấp VPS khác nhau, nhận Credit lên tới $100 khi mở tài khoản.

0
86

Bạn đang muốn thử nghiệm VPS để test tốc độ cho website WordPress của mình thay cho Shared Hosting.

Nhưng bạn băn khoăn vì không biết nhà cung cấp nào uy tín và cho bạn thêm Credit để trải nghiệm hệ thống của họ.

Ở bài này, Tài sẽ hướng dẫn các bạn 4 nền tảng đám mây cung cấp giải pháp đó cho bạn.

Với tiêu chí Pay-as-you-go ( trả tiền khi sử dụng, hoặc có tiền thì trả ngay ), khác với khi sử dụng Shared Hosting phải thanh toán theo năm, hoặc 2 năm, 3 năm .

Các dạng này sẽ giúp bạn tiết kiệm ngân sách khi sử dụng VPS của mình. Khi nào không cần sử dụng nữa thì Destroy Server đi và không cần quan tâm viêc thanh toán theo tháng nữa.

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: bạn phải tự bảo mật VPS cho mình ( tính năng nâng cao ), hoặc phải trả thêm tiền để sử dụng thêm các dịch vụ ở ngoài.

#1. So sánh 4 nền tảng đám mây phổ thông trên thế giới để cài WordPress

Bảng so sánh chi tiết !

Digital Ocean Linode Vultr Upcloud
( Lựa chọn của Tài )
Location Châu Á Singapore Singapore, Japan, India, Australia Singapore, Australia, Japan Singapore
Bắt đầu với $5 / tháng $5 / tháng $5 / tháng $5 / tháng
RAM 1 GB 1 GB 1 Gb 1 Gb
CPU 1 Core 1 Core 1 Core 1 Core
Dung Lượng 25 GB 25 GB 25GB 25 GB
Băng thông 1 TB 1 TB 1 TB 1 TB
Reads per Second 2281.54 1670.98 2007.68 4150.03
Writes per Second 1521.03 1113.98 1338.48 2766.64
Khuyến Mãi khi mở tài khoản mới $100 $100 $103 $25

Các bạn thấy đấy, các chỉ số kia đều như nhau so với các gói bắt đầu từ $5/ tháng. Tuy nhiên với Upcloud, về tham số Disk I/O là nhỉnh hơn hẳn so với các nhà cung cấp khác. Ngoài ra các chỉ số uptime cao và support tốt.

Ngoài ra các bạn thích khuyến mãi để trải nghiệm thì sử dụng 3 nhà cung cấp còn lại. Mình cũng sẽ hướng dẫn ben dưới luôn

Upcloud cũng thay đổi nhiều giao diện, và ở phiên bản năm 2020 này rất dễ sử dụng. Nên thú thật là bạn nên sử dụng luôn VPS của Upcloud.

Lưu ý khi sử dụng hướng dẫn này.

Nếu bạn đăng ký VPS của nhà cung cấp nào, thì cứ theo nhà cung cấp đó mà làm nhé.

Thí dụ từ trên xuống mà bạn làm theo hướng dẫn của Upcloud, thì chỉ cần xem Tab Upcloud thôi.

#2. Đăng ký tài khoản để sử dụng VPS

Hướng dẫn đăng ký tài khoản của 4 nền tảng đám mây, Tài có để từng TAB bên dưới, bạn nào thích nền tảng nào thì cũng có nhé

Bài viết xem nhiều: 15 nhà cung cấp VPS tốt nhất cho WordPress

Bước 1: Đến trang đăng ký của Upcloud

Bạn nhớ nhập Promo Code63VF42 để nhận $25

Bước 2: điền thông tin như trên hình, sau đó điền thông tin thẻ VISA/Mastercard như hình dưới, Nhấn Proceed và bạn đã có $25 khuyến mãi.

Bước 3: Kiểm tra lại Email đăng ký và đăng nhập vào Upcloud, bạn đã thấy có sẵn trong tài khoản $25.

Bước 1: Đến trang chủ Digital Ocean

Bước 2: Đăng ký như thông tin trong hình

Tiến hành xác minh Email vừa tạo, và nhập thẻ VISA/Mastercard.

Bước 3: Trải nghiệm $100 cùng Digital Ocean

Bước 1: Đến trang nhận khuyến mãi Linode, nhập Email và nhấn Create Free Account

Bước 2: Điền thông tin của bạn để tiến hành sử dụng Linode

Xác nhận email đăng ký từ Linode

Điền thông tin của bạn

Tiến hành nhập thông tin thẻ VISA/Master

Bước 3: Đợi Linode duyệt tài khoản cho bạn là có thể sử dụng được

Bước 1: vào trang chủ Vultr, đăng ký tài khoản

Điền thông tin đăng ký Vultr

Kiểm tra tài khoản và nhận $100 từ Vultr

$3 nữa bằng cách vào https://my.vultr.com/promo/

#3. Cài đặt WordPress trên VPS và sử dụng

Hiện tại, những nền tảng này thuộc Un-managed VPS, giá rẻ, vậy nên cách tốt nhất để bạn đồng hành được trên những nền tảng này là chọn những script tối ưu, bảo mật để phục vụ cho công việc xây dựng website + bảo mật website từ Dashboard + Backup thường xuyên để có được trải nghiệm tốt nhất.

Ở đây, khi chạy WordPress trên nền tảng Cloud Server, Tài thường sử dụng hệ điều hành Ubuntu để chạy.

Vậy nên Tài sẽ hướng dẫn các bạn làm trên nền tảng các script chạy Ubuntu.

Cấu hình website WordPress của bạn lúc này sẽ là :

Ubuntu +Nginx + Wodpress with Caching.

Giải thích ý nghĩa như sau:

Ubuntu: là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng.

Nginx: Là một Webserver mạnh mẽ, có thể xử lý hàng ngàn kết nối cùng lúc, nhiều website có traffic lớn đã sử dụng dịch vụ NGINX

WordPress with Caching: Phiên bản WordPress sử dụng các cấp độ khác nhau của cơ chế Caching trong WordPress, sử dụng plugin để kích hoạt. Thích hợp với các website có lưu lượng traffic cao. Tối thiểu từ 5 – 10 ngàn người / ngày trở lên, tùy loại website.

Bài đáng để đọc: Hiểu về toàn bộ WordPress Caching để ứng dụng vào website của bạn

Sử dụng script bên thứ 3 để dựng website WordPress

Ở đây Tài sử dụng 1 trong 2 loại script đã tối ưu cho WordPress, và sử dụng. Đó là WordOps , hoặc EasyEngine.

WordOps và EasyEngine đều là những script được tối ưu cho WordPress, thích hợp với các site có lưu lượng truy cập lớn. Cộng đồng thế giới đang đón nhận và ủng hộ, sử dụng mãnh mẽ. Riêng với EasyEngine thì thích hợp cho những bạn sử dụng Command Line.

Và quan trọng là: Bạn chỉ chọn 1 trong 2 thôi nhé. Đừng chạy cả 2 :))

Nào tiến hành làm thôi. !

Setup 1 Blog WordPress với 10k traffic / ngày chỉ với RAM 1Gb, CPU 1 Core + CDN và DNS của Cloudflare. Giá từ $5 / tháng.

Ở đây mình sử dụng website hocwordpress.online để tiến hành Setup VPS.

Bạn có thể vào để trải nghiệm tốc độ.

Nếu bạn chưa có tên miền, hãy mua tên miền tại Namecheap.

Lý do vì sao chọn Namecheap như nào như nào thì mình có giải thích trong bài viết này rồi nhé.

Đăng nhập vào Cloudflare, nếu chưa có tài khoản CloudFlare, đăng ký MIỄN PHÍ tại ĐÂY

Sau khi đăng nhập vào Cloudflare, tiến hành thêm website

Tiếp tục chọn Continue

Nếu bạn đang có bản ghi nào trên đây, hãy chú ý chỉ cần thay đổi ACNAME thôi. Vì Tài không biết các bạn có xác minh tên miền với Google Search Console bằng DNS hay không, hay sử dụng Gsuite của Google hay không, vì vậy, hay chú ý.

Tiếp tục Confirm

Tới đây, Cloudflare sẽ bảo các bạn thay đổi cặp Nameserver từ nhà cung cấp tên miền

Giờ, quay lại và đăng nhập vào tài khoản Namecheap.

Nếu bạn đã có tên miền, hoặc mua tên miền không phải trên Namecheap. Thì cũng kiếm đến phần thay đổi Nameserver như sau:

Thay đổi cặp Nameserver như ở trên hướng dẫn của Cloudflare:

Sau đó, vào lại giao diện Cloudflare, tiến hành Check lại Nameserver

Lưu ý quan trọng : trong lúc này, Cloudflare đề xuất bạn 1 số cài đặt, tuy nhiên, hãy chọn Setup Later và Tài sẽ hướng dẫn bạn kích hoạt sau:

Lưu ý: Sau khi Setup Later xong, hãy nhấn Recheck như hình bên dưới, để xác nhận lại rằng việc thay đổi Nameserver đã thành công.

Tiến hành xem trạng thái từ Cloudflare, nếu hệ thống báo Active, tức là đã thay đổi Nameserver thành công

#4. Deploy Server và chạy Worpdress từ 4 tài khoản Cloud ở trên

Đầu tiên, tạo SSH key từ Puttygen

Bước 1: Tải PuttyGen tại https://www.puttygen.com/download-putty . Chọn hệ điều hành tương ứng, và cài đặt

Bước 2: Mở phần mềm Puttygen lên, tiến hành tạo SSH Key

Bước 3: Tiến hành lưu SSH Key, dạng Private. Chú ý, key tạo xong, vẫn chưa tắt phần mềm nhé

Và lưu luôn file Public Key

Bước 4: Lưu về 1 Folder trong máy tính

Đến bước này, vẫn chưa tắt phần mềm Puttygen nhé.

Thêm SSH Key vào các nhà cung cấp Cloud:

Mỗi nhà cung cấp khác nhau sẽ có giao diện khác nhau, nhưng chung quy lại là cũng kiếm chỗ nào cho Add SSH Key.

Bước 1: Đăng nhập vào Upcloud, tìm đến chỗ Add SSH Key

Bước 2: Thêm SSH Key từ Puttygen

Bước 1: Thêm SSH key trên Digital Ocean. Đăng nhập vào tài khoản Digital Ocean, tìm đến Account -> Security -> Add SSH Key

Bước 2: Sau đó Copy mã SSH Key ở trên, và đặt tên ở trường Name bên dưới khi tạo từ Puttygen, nên lúc nãy tôi mới bảo khoan tắt phần mềm :))

Xong các bạn nhấn Add SSH Key ở dưới

Bước 1: Tìm đến chỗ SSH Key trong giao diện Linode.

Bước 2: Sau đó copy nội dung từ Puttygen

Bước 1: Qua TAB SSH Key trên giao diện:

Bước 2: Nhập thông tin SSH Key từ Puttygen

Deploy Server dựa trên SSH Key đã thêm vào ở bước trên

Nhắc lại các nguyên liệu cần làm:

Ubuntu +Nginx + Wodpress with Caching.

Ở đây mình làm cả 4 nhà cung cấp, theo từng Tab:

Tiến hành Deploy Server từ giao diện của Upcloud.

Chọn Location Singapore và chọn gói $5 / tháng.

Chọn Ubuntu và nhấn vào More Setting

Cho phép Login vào hệ thông chỉ bằng SSH Key. Và tick vào SSH đã upload lên trước đó.

Đặt tên Hostname, kiểm tra lại bằng bảng bên phải thêm 1 lần nữa để chắc chắn.

Địa chỉ IP của VPS trên Upcloud

Tạo Project, đặt tên, nhớ chọn Website or blog như hình

Nếu bạn đang có VPS trên project khác, nó sẽ hỏi bạn có muốn move qua project này hay không, hãy chọn Skip for Now

Bước 2: Tiến hành tạo Droplet

Lưu ý: chọn hệ điều hành Ubuntu 18.04 x 64 như hình

Tùy chọn Droplet như hình

Chú ý backup Droplet, số lượng Droplet và tên Droplet.

Nên sử dụng hệ thống backup, rủi có chuyện gì xảy ra với VPS của bạn, còn có Restore lại được

Sau đó Nhấn Create Droplet

VPS của bạn đang tiến hành Setup

Khi hệ thống setup xong, nó sẽ hiện ra địa chỉ IP của VPS của bạn

Tạo VPS Linode như hình

Cấu hình thông số VPS, cấu hình như bên dưới.

Nhớ kiểm tra lại các thông số trong khung tôi đã khoanh.

Với Linode, VPS bạn tạo xong sẽ có IP và thông số như hình

Tạo 1 VPS mới trên Vultr

Chọn Ubuntu trên Vultr, và các thông số đi kèm như hìnhh

Chọn $5 / tháng trên Vultr

Chọn key đã Add và nhấn Deploy

Setup thành công VPS trên Vultr Cloud

Xong, vậy là tương ứng với một VPS được tạo ra, nó sẽ có 1 địa chỉ IP4 nhất định.

Lưu ý: Ở khúc hướng dẫn này, Tài sẽ lấy địa chỉ IP của VPS trên Digital Ocean, ở Tab Digital Ocean trên. Chứ không sử dụng địa chỉ IP của Upcloud, hay của Vultr, hay của Linode để làm.

Vì vậy, khi bạn tạo ra VPS nào, địa chỉ IP là gì, hãy lưu lại và theo dõi từng bước của Tài để làm cho chính xác.

Đừng quên thay thế địa chỉ IP Tài đang demo bằng địa chỉ IP từ VPS của bạn

Và giờ là lúc bạn nhập địa chỉ IP đó vào Cloudflare.

Vào lại Cloudflare, tab DNS của tên miền

Tạo bản ghi A như hình, và lưu ý tắt đám mây màu vàng, để nó hiển thị ở chế độ màu xám

Lưu ý: nhận địa chỉ Ip của VPS đã làm ở bước trên vào ô IPv4 Addess.

Các bạn lưu ý, đừng quan tâm đến số địa chỉ IP trên màn hình của tôi, đây chỉ là Ví dụ, Tài làm xong Tài sẽ Destroy VPS, chứ để lộ thông tin vầy cũng khá nguy hiểm. Vậy nên hãy tập trung vào địa chỉ IP của bạn

Tiếp tục tạo 1 bản ghi CNAME với giá trị như hình.

Vì ở đây mình sử dụng hocwordpress.online chứ không có sử dụng www.hocwordpress.online

Kiểm tra xem tên miền của bạn đã trỏ về địa chỉ IP của VPS hay chưa ?

Nếu máy tính bạn đang sử dụng là hệ điều hành Window, thì dùng lệnh CMD bằng cách nhấn nút Window

Rồi gõ CMD , sau đó chọn Command Prompt như hình

Tiếp tục gõ lệnh: ping hocwordpress.online.

Hệ thống IP như vậy là đã cập nhật thành công.

Hoặc check trực tiếp trên https://www.whatsmydns.net

Truy cập SSH bằng Bitvise

Bước 1: Tải Bitvise tại đây: https://www.bitvise.com/ssh-client-download

Bước 2: Mở phần mềm Bitvise, quản lý Key bằng cách sau

Tạo New Profile

Đặt tên, sau đó lưu trong máy tính, đuôi sẽ là .tlp

Sau đó, tiến hành nhập SSH Key như đã tạo ở bước trên vào Bitvise, nhấp vào Client key Manager

Chọn Import key

Sau đó, nhập Private Key đã làm ở bước tạo SSH từ Puttygen trên:

Nhập mật khẩu, tiếp tục:

Sau đó chọn Global, và tiếp tục. À, đừng nhớ con số 114 làm gì nhé, của Tài khác, của bạn khác. Của bạn hiện ra số Global nào thì sử dụng Global đó thôi

Ổn rồi, giờ tiếp tục đăng nhập SSH để tạo WordPress nào.

Nhớ chọn các thông số như hình. Phần Passphrase thì nhập như ở hình tạo ở Puttygen.

Kiểm tra xong, nhấn Login

Kiểm tra xong, nhấn Login, sau đó chọn Accept and Save

Tới đây, bạn đã thành công với truy cập VPS bằng SSH.

Tại giao diện có 2 cửa sổ, 1 cửa sổ chạy lệnh trên Linux ( màu đen ) và cửa sổ FTP để transfer các file trên VPS từ máy tính của bạn.

Tiến hành chạy script để dựng website WordPress

Bạn chọn 1 trong 2 script để chạy nhé.

Với WordOps. Đầu tiên hãy cài đặt WordOps trên Server của bạn bằng cách vào màn hình Terminal ( màu đen ) và gõ


wget -qO wo wops.cc && sudo bash wo

 

Sau đó nhấn Enter.

Bạn chờ tầm 7 phút để cài đặt WordOps xong.

Hệ thông sẽ hỏi tên của bạn, thường bạn nên đặt tên liền không dấu cách, vì tên này sẽ là Wp Admin của hệ thông WordPress

Cài xong rồi. Hệ thống sẽ báo như này:

Giờ là lúc tiến hành cài WordPress

Mình sẽ tiến hành cài với câu lệnh sau

wo site create hocwordpress.online --wpredis -le

 

Giải thích Ý nghĩa:

–wpredis : Phiên bản WordPress được tạo ra với Redis Cache. ( Quan trọng, sẽ làm hiệu suất website tăng lên vài chục đến vài trăm lần với Opcode Cache )

-le : Hệ thông cài đặt SSL miễn phí từ Let’s Encrypt

Quá trình cài WordPress đến đây hoàn thành, đừng quên lưu lại 4 dòng Tài đã khoanh

Giải thích ý nghĩa:

2 dòng khoanh đỏ ở trên là để đăng nhập vào hệ thông Backend của WordOps

2 dòng khoanh đỏ bên dưới là đăng nhập vào WordPress Admin

Bây giờ chúng ta chiêm ngưỡng website WordPress tuyệt vời với công suất lớn thôi nào 😀

Bước tiếp theo, quan trọng.

Hãy đăng nhập vào wp-admin và đổi mật khẩu ngay tức khắc.

Thông tin đăng nhập WordPress Tài đã nhắc ở hình trên, 2 dòng bôi đỏ ở dưới.

Đổi mật khẩu Admin thành công

Sau đó, vào Setting, chọn Redis, và nhấn Enable Redis Cache, tận hưởng tính năng load xé gió của website bạn đi nào.

Quay lại màn hình Terminal Console.

Chúng ta cập nhật phiên bản php mới nhất cho website là 7.4 ( ở thời điểm hiện tại là Tháng 2/ 2020 ) bằng lệnh sau:

wo site update hocwordpress.online --php74

 

Sau đó, cài bộ Tools Admin của WordOps bằng câu lệnh:

wo stack install --admin

 

Cài đặt Admin Tools cho WordOps xong

Truy cập vào Admin Tools với tài khoản phía trên Tài đã bảo lưu lại, tại đường dẫn phía dưới:

https://hocwordpress.online:22222

 

Và cuối cùng, giao diện của Admins Tools này không khác gì mấy so với các bạn đang xài hosting có hỗ trợ Cpanel.

Nếu bạn muốn truy cập vào phpmyadmin.

Vào giao diện của SFTP, và vào thư mục có đường dẫn bên dưới để truy cập vào MySQL

/etc/mysql/conf.d

 

Hoặc bạn cũng có thể xem các câu lệnh khác của WordOps tại https://docs.wordops.net/commands/

Với Easy Engine. Đầu tiên hãy cài đặt EasyEngine trên Server của bạn bằng cách vào màn hình Terminal ( màu đen ) và gõ

wget -qO ee rt.cx/ee4 && sudo bash ee

Hệ thống báo như này là đã cài xong EasyEngine trên server của bạn

Tiếp tục sử dụng dòng lệnh sau để cài đặt wordpress với Redis Cache:

ee site create hocwordpress.online --wpredis

Giải thích ý nghĩa:

ee site create hocwordpress.online : tạo website với hostname là hocwordpress.online

–wpredis: cài đặt Redis Cache

Hãy chắc chắn với tôi rằng bạn đã Copy thông tin của tất cả trong bảng trên mà EasyEngine cài cho bạn

Tiếp tục cài đặt SSL cho website

ee site update hocwordpress.online --ssl=le

Lúc này hệ thống sẽ hỏi bạn nhập Email, cứ điền vào thôi.

Lúc này, website đã được dựng lên. Hãy truy cập vào admin để đổi mật khẩu

Tiến hành cài Admin Tools cho website, chạy lệnh

ee admin-tools enable hocwordpress.online

Xem username/password để login:

ee auth list global

Kết quả như hình:

Truy cập vào admin tools của EasyEngine bằng thông tin đăng nhập trên

https://hocwordpress.online/ee-admin/

chọn pma để truy cập vào PHPmyadmin

Chúng ta sẽ lấy thông tin và điên vào hình tại phần setup trước.

Vậy là đã xong, tận hưởng website với tốc độ load xé gió và cực kỳ an toàn cho website của bạn nào 😀

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các lệnh của EasyEngine tại: https://easyengine.io/commands/

#5. Thiết lập CDN của Cloudflare và cấu hình website trên Cloudflare

Cloudflare giúp bạn chống Ddos và tiết kiệm băng thông cho website khi sử dụng dụng nền tảng Cloud.

Đăng nhập vào Cloudflare.

Ở tab DNS, hãy bật CDN của Cloudflare bằng cách chuyển sang màu vàng

Ở Tab SSL/TLS, Overview, chọn như hình và encryption mode is Full, vì đã cài SSL trên Hosting rồi

Edge Certificates. chuyển qua HTTPS

Ở Phần HTTP Strict Transport Security (HSTS) . Chọn như hình

CHuyển qua Tab Speed, Bật Browser Insight

Về phần Optimazation, không chọn vào Auto Minify nhé, vì đã Plugin trong WordPress làm điều này rồi

Ở Tab Caching, chọn Browser Cache TTL là 1 year

Ở Tab Network, bật 2 tính năng này lên

Công việc thiết lập đã xong, Enjoy thôi nào 🙂

Hướng dẫn Backup website từ Hosting lên VPS

#6. Chuyển dữ liệu từ Hosting lên VPS chi tiết từ A – Z


Hướng dẫn chi tiết cách chuyển dữ liệu từ Hosting lên VPS

Chúc các bạn thành công với những dự án website ” vài chục ngàn traffic / ngày “

Nếu thấy bài chia sẻ của Tài hữu ích, đừng quên Share và ủng hộ Tài nhé

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here