Kiến thứcKiến thức Marketing Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Vultr siêu bảo mật và chịu tải tốt By MeBeforeYou - 8 September, 2020 2 268 FacebookTwitterPinterestWhatsApp Bạn có phải là một người quan tâm tới website, đặt nền móng cho sự phát triển và co thể scale số lượng traffic website lên không ? Nếu có thì bạn tìm đúng chỗ rồi. ( Video hướng dẫn đầy đủ ở dưới nhé ) Ở đây Tài có 2 cách cài đặt Website chạy WordPress trên nền tảng Cloud. Và bạn nên hiểu rằng, không phải ai cũng có thể dễ dàng quản trị VPS một cách thành thạo. Nhưng qua hướng dẫn này, mọi thứ đều trở nên đơn giản. Tuy nhiên để bắt đầu với Vultr, bạn phải có tài khoản Vultr. Bài xem thêm: #1. Đầu tiên tạo tài khoản Vultr và nhận $103 miễn phí B1: Vào trang chủ https://vultr.com để tạo tài khoản, $103 free này chỉ áp dụng cho tài khoản mới. Đăng ký tài khoản vultr Giao diện trang chủ Vultr, từ đây bạn nhấn vào Signup Điền thông tin đăng ký Vultr Điền thông tin đăng ký Vultr và nhấn Create Account Vào lại giao diện Vultr -> Billing. Kiểm tra $100 đã có trong tài khoản Cách 1: Cài WordPress dựa trên các thứ có sẵn trong Vultr ( đơn giản – ăn liền ) Ưu điểm của loại hình cài nhanh, có sẵn Như nghĩa đen luôn, nhanh, có sẵn, không cần thao tác nhiều. Đơn giản khi quản trị. Nhược điểm của loại hình cài nhanh, có sẵn Rủi ro về bảo mật, cái này bạn sẽ nuối tiếc nếu website bạn có lưu lượng truy cập lớn và website đang cho ra tiền Tốc độ kém, mặc dù là VPS nhưng vẫn chưa kích hoạt được các module để biến nó thành cỗ máy để vận hành website cho bạn. Cài WordPress trên Vultr chưa tới 7 phút từ hướng dẫn Các bước cài đặt VPS trên Vultr #1. Deploy Server trên Vultr đơn giản Bước 1: Tạo VPS trên Vultr Nhấn vào nút tạo Server, chọn loại High Frequency Ở Tab Asia, chọn Tokyo hoặc Singapore để cho tốc độ về Việt Nam nhanh nhất Ở Serve Size, chọn $6 / tháng và chọn Backup dữ liệu, thêm $1,2 / tháng nữa ( quan trọng ) Có thể bỏ qua Script Manager và SSH Key Ở phần Hostname, bạn đặt tên Server cho dễ quản lý Bước cuối cùng, nhấn Deploy Now Hệ thống đang cài đặt cho bạn Đây là toàn bộ thông tin VPS trên Vultr của bạn Chú ý dòng bên dưới để đăng nhập vào và cài đặt WordPress #2. Đăng nhập với thông tin vào quản trị Chú ý, bạn bôi đen 44.76.160.247/wp-admin/ và dán vào trình duyệt thôi nhé, vì chưa cài SSL. Bạn bôi đen thông tin Server của Vultr đã cho bạn ấy nhé, đừng bôi đen địa chỉ IP của mình. Điền Username và Password đã cho để vào trang cài đặt WordPress Tiếp đến, màn hình cài đặt WordPress huyền thoại. Mình chủ đạo sử dụng tiếng Anh nên mình sẽ để English, bạn nào chưa quen giao diện thì có thể chọn Tiếng Việt ở dưới. Tiếp tục nhấn Continue Điền Username và Password để dùng làm quản trị Admin cho website bạn Cài đặt WordPress trên Vultr thành công #3. Trỏ A Record từ nhà cung cấp tên miền bạn đã mua Thiết lập CNAME và A như hình, địa chỉ IP như Vultr đã cho bạn ở trên #4. Thay đổi Domain và chỉnh lại Trong Setting WordPress Trước khi đổi Kết quả sau khi thay thế Lúc này sẽ hiển thị lại cửa sổ Điền lại và bạn đã có website WordPress chạy thành công với Vultr Cách 2: Cài WordPress trên Vultr với script của Wordops ( bảo mật và tốc độ ) Ưu điểm của loại hình cài WordPress với script Wordops Giúp website bạn cực kỳ bảo mật và tốc độ. Bạn có thể tập trung vào việc kiếm tiền trên website hơn là lo về việc Hacker có thể chiếm dụng quyền Website Cộng đồng sử dụng script Wordops trên thế giới rất lớn, họ đã có những nấc thang vượt bậc trong quá trình cải tiến script của mình qua gần chục năm nay để đáp ứng với các công nghệ hiện hành Nhược điểm của loại hình này Mất công cài lâu, và phải mày mò 1 xíu. Tuy nhiên điêu này không còn đúng khi Tài đã hướng dẫn cho bạn từ A – Z ở bài hướng dẫn này Giờ bắt tay vào Setup 1 Blog WordPress với 10k traffic / ngày chỉ với RAM 1Gb, CPU 1 Core + CDN và DNS của Cloudflare. Giá từ $5 / tháng. Ở đây mình sử dụng website hocwordpress.online để tiến hành Setup VPS. Bạn có thể vào để trải nghiệm tốc độ. Nếu bạn chưa có tên miền, hãy mua tên miền tại Namecheap. Lý do vì sao chọn Namecheap như nào như nào thì mình có giải thích trong bài viết này rồi nhé. Đăng nhập vào Cloudflare, nếu chưa có tài khoản CloudFlare, đăng ký MIỄN PHÍ tại ĐÂY Sau khi đăng nhập vào Cloudflare, tiến hành thêm website Tiếp tục chọn Continue Nếu bạn đang có bản ghi nào trên đây, hãy chú ý chỉ cần thay đổi A và CNAME thôi. Vì Tài không biết các bạn có xác minh tên miền với Google Search Console bằng DNS hay không, hay sử dụng Gsuite của Google hay không, vì vậy, hay chú ý. Tiếp tục Confirm Tới đây, Cloudflare sẽ bảo các bạn thay đổi cặp Nameserver từ nhà cung cấp tên miền Giờ, quay lại và đăng nhập vào tài khoản Namecheap. Nếu bạn đã có tên miền, hoặc mua tên miền không phải trên Namecheap. Thì cũng kiếm đến phần thay đổi Nameserver như sau: Thay đổi cặp Nameserver như ở trên hướng dẫn của Cloudflare: Sau đó, vào lại giao diện Cloudflare, tiến hành Check lại Nameserver Lưu ý quan trọng : trong lúc này, Cloudflare đề xuất bạn 1 số cài đặt, tuy nhiên, hãy chọn Setup Later và Tài sẽ hướng dẫn bạn kích hoạt sau: Lưu ý: Sau khi Setup Later xong, hãy nhấn Recheck như hình bên dưới, để xác nhận lại rằng việc thay đổi Nameserver đã thành công. Tiến hành xem trạng thái từ Cloudflare, nếu hệ thống báo Active, tức là đã thay đổi Nameserver thành công Tiến hành các bước Deploy Server và chạy Worpdress từ Vultr #1. Đầu tiên, tạo SSH key từ Puttygen Bước 1: Tải PuttyGen tại https://www.puttygen.com/download-putty . Chọn hệ điều hành tương ứng, và cài đặt Bước 2: Mở phần mềm Puttygen lên, tiến hành tạo SSH Key Bước 3: Tiến hành lưu SSH Key, dạng Private. Chú ý, key tạo xong, vẫn chưa tắt phần mềm nhé Và lưu luôn file Public Key Bước 4: Lưu về 1 Folder trong máy tính Đến bước này, vẫn chưa tắt phần mềm Puttygen nhé. #2. Thêm SSH Key vào Vultr: Bước 1: Qua TAB SSH Key trên giao diện Vultr Bước 2: Nhập thông tin SSH Key từ Puttygen #3. Deploy Server dựa trên SSH Key đã thêm vào ở bước trên Nhắc lại các nguyên liệu cần làm: Ubuntu +Nginx + Wodpress with Caching. Tạo 1 VPS mới trên Vultr Chọn Ubuntu trên Vultr, và các thông số đi kèm như hìnhh Chọn key đã Add và nhấn Deploy Chọn SSH Key đã add Đặt tên Hostname và nhấn Deploy Setup thành công VPS trên Vultr Cloud Xong, vậy là tương ứng với một VPS được tạo ra, nó sẽ có 1 địa chỉ IP4 nhất định. Vì vậy, khi bạn tạo ra VPS nào, địa chỉ IP là gì, hãy lưu lại và theo dõi từng bước của Tài để làm cho chính xác. Đừng quên thay thế địa chỉ IP Tài đang demo bằng địa chỉ IP từ VPS của bạn Và giờ là lúc bạn nhập địa chỉ IP đó vào Cloudflare. Vào lại Cloudflare, tab DNS của tên miền Tạo bản ghi A như hình, và lưu ý tắt đám mây màu vàng, để nó hiển thị ở chế độ màu xám Lưu ý: nhận địa chỉ Ip của VPS đã làm ở bước trên vào ô IPv4 Addess. Các bạn lưu ý, đừng quan tâm đến số địa chỉ IP trên màn hình của tôi, đây chỉ là Ví dụ, Tài làm xong Tài sẽ Destroy VPS, chứ để lộ thông tin vầy cũng khá nguy hiểm. Vậy nên hãy tập trung vào địa chỉ IP của bạn Tiếp tục tạo 1 bản ghi CNAME với giá trị như hình. Vì ở đây mình sử dụng hocwordpress.online chứ không có sử dụng www.hocwordpress.online Kiểm tra xem tên miền của bạn đã trỏ về địa chỉ IP của VPS hay chưa ? Nếu máy tính bạn đang sử dụng là hệ điều hành Window, thì dùng lệnh CMD bằng cách nhấn nút Window Rồi gõ CMD , sau đó chọn Command Prompt như hình Tiếp tục gõ lệnh: ping hocwordpress.online. Hệ thống IP như vậy là đã cập nhật thành công. Hoặc check trực tiếp trên https://www.whatsmydns.net #4. Truy cập SSH bằng Bitvise Bước 1: Tải Bitvise tại đây: https://www.bitvise.com/ssh-client-download Bước 2: Mở phần mềm Bitvise, quản lý Key bằng cách sau Tạo New Profile Đặt tên, sau đó lưu trong máy tính, đuôi sẽ là .tlp Sau đó, tiến hành nhập SSH Key như đã tạo ở bước trên vào Bitvise, nhấp vào Client key Manager Chọn Import key Sau đó, nhập Private Key đã làm ở bước tạo SSH từ Puttygen trên: Nhập mật khẩu, tiếp tục: Sau đó chọn Global, và tiếp tục. À, đừng nhớ con số 114 làm gì nhé, của Tài khác, của bạn khác. Của bạn hiện ra số Global nào thì sử dụng Global đó thôi Ổn rồi, giờ tiếp tục đăng nhập SSH để tạo WordPress nào. Nhớ chọn các thông số như hình. Phần Passphrase thì nhập như ở hình tạo ở Puttygen. Kiểm tra xong, nhấn Login Kiểm tra xong, nhấn Login, sau đó chọn Accept and Save Tới đây, bạn đã thành công với truy cập VPS bằng SSH. Tại giao diện có 2 cửa sổ, 1 cửa sổ chạy lệnh trên Linux ( màu đen ) và cửa sổ FTP để transfer các file trên VPS từ máy tính của bạn. #5. Tiến hành chạy script để dựng website WordPress Với WordOps. Đầu tiên hãy cài đặt WordOps trên Server của bạn bằng cách vào màn hình Terminal ( màu đen ) và gõ wget -qO wo wops.cc && sudo bash wo Sau đó nhấn Enter. Bạn chờ tầm 7 phút để cài đặt WordOps xong. Hệ thông sẽ hỏi tên của bạn, thường bạn nên đặt tên liền không dấu cách, vì tên này sẽ là Wp Admin của hệ thông WordPress Cài xong rồi. Hệ thống sẽ báo như này: Giờ là lúc tiến hành cài WordPress Mình sẽ tiến hành cài với câu lệnh sau wo site create compaserver.com --wpredis --force --php74 Giải thích Ý nghĩa: –wpredis : Phiên bản WordPress được tạo ra với Redis Cache. ( Quan trọng, sẽ làm hiệu suất website tăng lên vài chục đến vài trăm lần với Opcode Cache ) -le : Hệ thông cài đặt SSL miễn phí từ Let’s Encrypt Quá trình cài WordPress đến đây hoàn thành, đừng quên lưu lại 4 dòng Tài đã khoanh Giải thích ý nghĩa: 2 dòng khoanh đỏ ở trên là để đăng nhập vào hệ thông Backend của WordOps 2 dòng khoanh đỏ bên dưới là đăng nhập vào WordPress Admin Bây giờ chúng ta chiêm ngưỡng website WordPress tuyệt vời với công suất lớn thôi nào 😀 Bước tiếp theo, quan trọng. Hãy đăng nhập vào wp-admin và đổi mật khẩu ngay tức khắc. Thông tin đăng nhập WordPress Tài đã nhắc ở hình trên, 2 dòng bôi đỏ ở dưới. Đổi mật khẩu Admin thành công Sau đó, vào Setting, chọn Redis, và nhấn Enable Redis Cache, tận hưởng tính năng load xé gió của website bạn đi nào. Quay lại màn hình Terminal Console. Sau đó, cài bộ Tools Admin của WordOps bằng câu lệnh: wo stack install --admin Cài đặt Admin Tools cho WordOps xong Truy cập vào Admin Tools với tài khoản phía trên Tài đã bảo lưu lại, tại đường dẫn phía dưới: https://hocwordpress.online:22222 Và cuối cùng, giao diện của Admins Tools này không khác gì mấy so với các bạn đang xài hosting có hỗ trợ Cpanel. Nếu bạn muốn truy cập vào phpmyadmin. Vào giao diện của SFTP, và vào thư mục có đường dẫn bên dưới để truy cập vào MySQL /etc/mysql/conf.d Hoặc bạn cũng có thể xem các câu lệnh khác của WordOps tại https://docs.wordops.net/commands/ #6. Thiết lập CDN của Cloudflare và cấu hình website trên Cloudflare Cloudflare giúp bạn chống Ddos và tiết kiệm băng thông cho website khi sử dụng dụng nền tảng Cloud. Đăng nhập vào Cloudflare. Ở tab DNS, hãy bật CDN của Cloudflare bằng cách chuyển sang màu vàng Ở Tab SSL/TLS, Overview, chọn như hình và encryption mode is Full, vì đã cài SSL trên Hosting rồi Ở Edge Certificates. chuyển qua HTTPS Ở Phần HTTP Strict Transport Security (HSTS) . Chọn như hình CHuyển qua Tab Speed, Bật Browser Insight Về phần Optimazation, không chọn vào Auto Minify nhé, vì đã Plugin trong WordPress làm điều này rồi Ở Tab Caching, chọn Browser Cache TTL là 1 year Ở Tab Network, bật 2 tính năng này lên Công việc thiết lập đã xong, Enjoy thôi nào #2. Chuyển dữ liệu từ Hosting lên VPS ( chỉ dùng cho cách 2 ) Phần cuối cùng: Cách chuyển dữ liệu website từ Hosting sang VPS Vultr trong 15 phút Chúc các bạn thành công với những dự án website ” vài chục ngàn traffic / ngày “ Nếu thấy bài chia sẻ của Tài hữu ích, đừng quên Share và ủng hộ Tài nhé titanic.vn . RELATED ARTICLESMORE FROM AUTHOR Xem phim [ Wonder Woman 1984 ] – Vietsub Học Marketing có dễ xin việc không? Làm gì? Ở đâu? Lương bao nhiêu? Công việc chi tiết của một nhân viên Marketing là gì? Làm những gì? Học ngành Marketing thi khối nào? Học trường Đại học nào? Lấy bao nhiêu điểm? Ngành Marketing là gì? Học Marketing xong sẽ làm gì? Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO qua ví dụ thực tế LEAVE A REPLY Cancel reply Please enter your comment! Please enter your name here You have entered an incorrect email address! Please enter your email address here Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.