Mặc dù chỉ cao 1m63, song nhờ ba vòng gợi cảm 95-65-90, Cung Diệp Hiên sinh năm 1991 đã được cư dân mạng Trung Quốc xưng tụng là Hoa Khôi của trường Đại học và là một nữ thần trong lòng các thanh niên FA. Trên đây, chúng ta sẽ cùng nhìn ngắm Diệp Viên trong một bộ đồ lót sexy, khoe vẻ đẹp hình thể bên một chiếc Rolls-Royce.
Nữ điệp viên nổi tiếng Thế chiến II: ‘Cháu dâu’ Thủ tướng Anh Churchill
Trong Thế chiến II, phát xít Đức từng bắt được một nữ điệp viên quân Đồng minh. May mắn thay, cô có một người họ hàng nổi tiếng: Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Odette Sansom tên thật là Odette Marie Céline Brailly. Cô sinh ngày 28/4/1912 ở Amiens, Pháp. Cha Odette qua đời khi cô mới 6 tuổi, chỉ vài ngày trước khi Chiến tranh Thế giới I kết thúc. Sau đó, một trận ốm khiến cô bị mù trong ba năm rưỡi, kế đến, căn bệnh bại liệt khiến Odette nằm bất động suốt nhiều tháng, theo War History Online.
Odette Sansom (phải) trong một buổi tiệc. Ảnh: Getty.
Năm 1931, Odette kết hôn với Roy Sansom, một chủ khách sạn, người đã đưa cô đến Anh. Họ có ba con gái. Trong Thế chiến II, Roy nhập ngũ và Odette mang con đến sống tại một ngôi làng ở Somerset nhằm tránh bom của phát xít Đức. Dù an toàn, Odette vẫn cảm thấy có lỗi. Mẹ và em trai cô vẫn ở Pháp, lúc bấy giờ đã rơi vào tay Đức Quốc xã. Tuy nhiên, Odette không có cách nào giúp họ.
Mùa xuân năm 1942, hải quân hoàng gia Anh kêu gọi người dân nộp các bức ảnh hoặc bưu thiếp về đường bờ biển Pháp, dường như nhằm mục đích quân sự. Odette biết rõ vùng này, vì thế cô tập hợp mọi thông tin mình biết, viết một lá thư giải thích mình là ai và gửi đi.
Khoảng 7 ngày sau, Odette nhận được lời mời bí ẩn từ một khách sạn tồi tàn ở London. Tò mò, cô lên đường và gặp tiểu thuyết gia Selwyn Jepson. Người này rõ ràng không phải một cây bút bình thường. Ông còn là sĩ quan tuyển dụng cho cơ quan tình báo Anh (SOE) phân khu Pháp.
Trong bối cảnh hầu hết châu Âu đều nằm dưới tay phát xít Đức, Anh rơi vào thế bị cô lập. Họ cần gián điệp để mang về những thông tin hữu ích. Họ cũng cần liên lạc với các nhóm kháng chiến địa phương và thực hiện những chiến dịch phá hoại phe Trục.
Ban đầu, Odette từ chối lời mời làm việc cho SOE bởi cô có ba con gái cần chăm sóc, song lại thấy cắn rứt lương tâm với gia đình. Odette cuối cùng quyết định gửi con vào một tu viện để tham gia huấn luyện cùng SOE.
SOE cho rằng Odette là người bốc đồng, bộp chộp, thất thường và hoàn toàn không thể thừa nhận việc mắc sai lầm. Cô cho họ thấy sự quyết tâm. Quan trọng hơn cả, Odette là một phụ nữ gốc Pháp rất am hiểu khu vực.
Odette lên một con thuyền tới Pháp vào đêm ngày 2/11/1942 và cập bờ gần Cassis. Nhiệm vụ của Odette là tìm gặp người quản lý, kết nối với quân kháng chiến tại vùng Frenche Riviera, đông bắc Pháp, rồi đến Auxerre ở Burgundy nhằm thiết lập nơi trú ẩn an toàn cho các điệp viên như cô.
Người quản lý của Odette là Peter Morland Churchill. Ông lãnh đạo Spindle, mạng lưới của SOE có trụ sở tại Cannes, hoạt động ở vùng phía nam Pháp (lúc bấy giờ chưa bị Đức chiếm đóng). Spindle là một mớ hỗn độn vì ganh đua quyền lực.
Điệp viên trưởng của Churchill, Andre Girard, là một người kỳ lạ, trầm lặng và lúc nào cũng gắn chặt với chiếc máy điện đàm. Girard có thể là điệp viên hai mang cho Đức Quốc xã, tuy nhiên dù thế nào, anh ta cũng một mực từ chối đưa Odette tới Auxerre.
Mắc kẹt tại French Riviera, Odette nhận nhiệm vụ làm liên lạc viên cho Churchill và chứng minh được năng lực của mình. Ngày 11/11, Đức xâm chiếm Pháp. Không thể đưa đội ngũ của mình trở lại London, Churchill gửi họ tới một khách sạn ở làng St. Jorioz thuộc vùng Haute-Savoie (gần Thụy Sĩ và Italy)
Tại đây, họ gặp Hugo Ernst Bleicher, một người Đức tự nhận là mình đã được khai sáng và muốn giúp quân kháng chiến chống lại Hitler. Song đó là một lời nói dối. Bleicher là thành viên của tình báo quân sự Đức (Abwehr). Những người khác tin lời Bleicher nhưng Odette nghi ngờ.
Cô và Churchill bị bắt ngày 16/4/1943. Odette bị áp giải tới nhà tù Fresnes, phía nam Paris, nơi cô bị mật vụ phát xít Đức Gestapo tra tấn. Odette không khai bất cứ điều gì ngoài việc cô là vợ của Churchill, cháu thủ tướng Anh.
Thực tế không phải vậy nhưng Odette hy vọng lời khai giả này có thể cứu cô và Churchill. Tuy nhiên, nó không hiệu quả. Odette bị gửi tới trại tập trung Ravensbrck ở Đức. Cô bị biệt giam và bỏ đói, cái chết luôn cận kề.
Đến tháng 12, Odette được chuyển tới khu giam giữ “tốt hơn” bên cạnh một lò hỏa táng. Quân Đồng minh đang chuẩn bị bao vây nên Fritz Suhren, chỉ huy tại trại Suhren Ravensbrck mang Odette đến tìm người Mỹ, với toan tính rằng mối quan hệ giữa Odette với thủ tướng Anh có thể cứu mạng ông ta. Song Suhren vẫn bị treo cổ.
Về sau, Odette tham gia các phiên tòa Hamburg Ravensbrck về tội phạm chiến tranh, nơi cô kể lại tất cả những gì mình trải qua.
Odette sống sót qua những năm bị tra tấn bằng cách nhớ lại quãng thời gian tuổi thơ khổ cực, bị bại liệt và không nhìn thấy thế giới xung quanh. Mỗi phút cô sống đều là chiến thắng. Móng tay của cô bị rút toàn bộ. Cô không nghĩ về những gì sẽ đến tiếp theo.
Odette đã trở thành phụ nữ đầu tiên nhận huân chương chữ thập Thánh George. Năm 1950, một bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc đời Odette được công chiếu. Nó đơn giản chỉ mang tên “Odette”.
HOÀNG PHI
Theo nongnghiep
5 điệp viên vô dụng nhất màn ảnh: “Ngố tàu” nhất là nhân vật cuối cùng! Ai bảo điệp viên chỉ toàn những người tài giỏi và lịch lãm? Độ vô dụng và ngớ ngẩn của những nhân vật màn ảnh này sẽ chứng minh điều ngược lại. Lịch sử màn ảnh đã có không biết bao nhiêu chân dung điệp viên đã được khắc họa. Đại diện cho trí tuệ, sự bí ẩn, lịch lãm, hình tượng điệp…