Cả trong nhận thức của nhiều người, Fujifilm vẫn là tập đoàn chuyên về nhiếp ảnh, nhưng họ lại nhận thấy tương lai của mình hiện hữu trong ngành chăm sóc sức khỏe. Hôm thứ Tư, chính quyền Trung Quốc khẳng định thuốc Avigan, một loại dược phẩm chống cúm tới từ Toyama Chemical, một nhánh của Fujifilm, đã thành công trong thử nghiệm chữa cúm Covid-19. Không lâu sau thông báo trên, cổ phiếu Fujifilm tăng 15%.
Suốt 86 năm qua, ta có thể nhận thấy khía cạnh nổi bật khác của Fujifilm đó là sẵn sàng thay đổi. Được thành lập năm 1934, Fujifilm xuất hiện khi nước Nhật cần một hãng làm phim, để rồi chuyển mình tới vài lần: từ phim cho tới thiết bị photocopy rồi đến máy ảnh, và giờ họ sản xuất cả dược phẩm cùng thiết bị y tế.
Thời điểm hiện tại, mảng chăm sóc sức khỏe chiếm 20% tổng doanh thu 2,5 nghìn tỷ Yên (tương đương 525 nghìn tỷ VNĐ) của Fujifilm. Họ đang hướng tới kế hoạch 5 năm nhằm tăng doanh thu mảng chăm sóc sức khỏe lên gấp đôi, biến nó trở thành cột trụ khác của Fujifilm sau mảng thiết bị văn phòng.
Đây không phải lần đầu ta thấy Fujifilm chuyển mình. Khi họ bắt tay với Xerox năm 1961, Fujifilm sử dụng công nghệ số hóa dữ liệu giấy thay thế cho xử lý ảnh bằng bạc halua.
Sau này họ chuyển sang xử lý ảnh kỹ thuật số, thiết bị văn phòng và nhiều mảng khác. Trong lúc Fujifilm liên tục tìm kiếm vận may ở chân trời mới, đối thủ Eastman Kodak quyết gắn bó với truyền thống phim để rồi phá sản vào năm 2012.
“Fujifilm sẽ tăng trưởng dựa vào thiết bị y tế và các ngành kinh doanh dược phẩm sinh học“, Tomoki Komiya, nhà phân tích công tác tại Công ty Bảo Mật Mitsubishi UFJ, cho hay. Fujifilm bắt đầu nhắm tới ngành y tế vào năm 2008, thời điểm họ mua lại Toyama Chemical. Những năm tiếp theo, họ tập trung vào việc mua lại nhiều công ty dược và chẩn đoán bệnh.
Người đứng đằng sau những quyết định ấy không phải là một gương mặt háo hức tìm kiếm bến bờ mới, mà là sự quyết đoán của CEO Shigetaka Komori nay đã 80 tuổi. Đây là cơ hội để ông Komori cùng Fujifilm giúp đất nước Nhật Bản thoát khỏi đại dịch Covid-19, cố gắng tổ chức kịp đại hội thể thao Olympics dự kiến diễn ra vào tháng Bảy này tại Tokyo.
Thuốc Avigan của họ đã được các chuyên gia Nhật Bản và Hàn Quốc gọi là phương thuốc chữa trị virus corona tiềm năng, chưa thể khẳng định vì Avigan vẫn còn gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, Fujifilm không chỉ làm ra thuốc; họ đang phát triển phương thức xét nghiệm mới, cho phép có thể thực hiện thử trên quy mô lớn.
Lại nói về ông Komori, người đã chèo lái con thuyền Fujifilm từ năm 2000. Ông nhấn mạnh vào việc đầu tư dài hạn, bên cạnh đó bỏ qua những kế hoạch ngắn hạn “kiểu Mỹ”, cho rằng nó chú trọng quá nhiều vào cổ đông. Có thể lấy ví dụ vào giao kèo với Xerox từ xưa: Carl Icahn, một nhà đầu tư Mỹ và cổ đông Xerox, đã ngăn không cho ông Komori mua lại Xerox, cho rằng giá trị công ty Mỹ phải cao hơn mức giá được thương thảo nhiều lắm.
Không đạt được thỏa thuận, Fuji Xerox giải thể.
Hiện tại, ngành kinh doanh thiết bị văn phòng đang là nguồn nuôi sống Fujifilm, chiếm tới 40% tổng doanh thu công ty. Trong năm 2021, mảng này sẽ mang thương hiệu mới là Fujifilm Business Innovation. Thành công của chiến lược mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp y tế nhỏ của ông Komori sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng gánh vác của mảng thiết bị văn phòng – vốn vẫn làm ra tiền, nhưng không thể phát triển vượt bậc trong hoàn cảnh cả thế giới tiến tới số hóa.
Việc chuyển hướng đầu tư kịp thời sang mảng y tế khiến nhiều nhà phân tích đánh giá cao tương lai của tập đoàn lâu đời. Trong thời gian tới, rồi chúng ta sẽ quen với khái niệm “thuốc tới từ hãng Fujifilm”.
Tham khảo Nikkei