Vốn thuộc tuýp người đặc biệt quan trọng vẻ bề ngoài nên ngay từ khi mới mang bầu, Bích đã luôn ý thức giữ gìn vóc dáng, làn da của mình.
Xã hội phát triển hơn cũng là khi nhiều người phụ nữ ngày càng ý thức hơn về việc giữ gìn vóc dáng dù là đã qua sinh nở. Vậy nên không ngạc nhiên khi có nhiều mẹ sau sinh còn xinh đẹp, tự tin hơn rất nhiều lần so với thời còn son rỗi. Trường hợp của mẹ trẻ Trần Ngọc Bích (25 tuổi, hiện đang sống tại Đồng Nai) là một trong số đó. Bởi dù đã là mẹ hai con (bé thứ 2 mới được 3 tháng tuổi) nhưng Bích vẫn sở hữu vóc dáng săn chắc, nuột nà và làn da trắng hồng, mịn màng, được nhiều người nhận xét là “mòn con mắt”.
Vóc dáng thon gọn, thần thái rạng rỡ của bà mẹ vừa sinh xong vài tháng khiến nhiều người phải trầm trồ.
Chế độ ăn hạn chế tinh bột, ít ngọt khi mang bầu
Trong cả 2 lần mang thai, Ngọc Bích đều chỉ tăng 8,5kg trong suốt thai kỳ, em bé sinh ra nặng 3kg. Bởi vốn thuộc tuýp người đặc biệt quan trọng vẻ bề ngoài nên Bích đã đưa ra các tôn chỉ trong chế độ ăn uống để tăng ít cân và vào con chứ không vào mẹ. Bích cho biết, chị đặc biệt ăn rất ít tinh bột, mỗi ngày chỉ khoảng 1-2 bát nhỏ cơm. Chủ yếu Bích ăn nhiều trái cây, hải sản, uống thêm các loại vitamin, thuốc bổ và thực phẩm chức năng.
Không để ý kĩ sẽ không ai nhận ra Bích đang mang bầu.
Bà mẹ trẻ khi mang bầu 4 tháng.
Chị thường tự cân đo tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mình mỗi bữa, nếu bữa sáng đã lỡ ăn nhiều thì buổi trưa, tối sẽ bớt lượng ăn. Và dù nghiện đồ ngọt nhưng Bích cũng cố gắng không ăn quá nhiều. Từ tháng thứ 4 trở đi, Bích uống thêm nước yến, tần suất khoảng 1-2 lần mỗi tuần nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, Bích còn uống thêm nhiều sữa tươi để giúp cả mẹ và con khỏe hơn.
Với chế độ ăn chọn lọc, một cuộc sống năng động, làm việc liên tục cho tới ngày đi sinh nên khi lên bàn đẻ Bích chỉ tăng tổng cộng 8,5kg. Thậm chí đến khoảng tháng thứ 7, những người tinh ý lắm mới nhận ra Bích đang mang bầu vì bụng không quá to. Bích cho biết, cơ địa của chị ít tăng cân, dáng người lúc nào cũng nhẹ nhàng, thanh thoát nên có lẽ đây cũng là một lý do khiến dù bầu bí chị vẫn gọn gàng.
Bà bầu 8 tháng.
Sắp sinh vóc dáng vẫn vô cùng thon gọn.
Thêm một điều Bích đặc biệt để ý khi mang bầu nữa là chăm sóc da dẻ cẩn thận. Dù bầu bí, Bích vẫn duy trì việc đắp mặt nạ, chống nắng và dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày. Bích sử dụng các loại mặt nạ chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con. Có thể kể đến như mặt nạ đắp mặt từ nghệ và sữa chua, bí đỏ, khoai tây… xen kẽ cách ngày. Và tắm bằng sữa tươi, cám gạo thường xuyên. Nhờ vậy mà làn da của Bích vẫn trắng mịn đáng mơ ước trong suốt thời gian mang bầu.
Video đang HOT
Sinh xong là về dáng ngay, 5 ngày sau mổ là đắp mặt nạ luôn tại… bệnh viện
Nói về mức độ chịu khó làm đẹp, hẳn phải dành một lời khen cho Bích. Bởi ngay từ khi mới sinh mổ xong, đang ở trong bệnh viện mà vẫn “thủ sẵn” mặt nạ dưỡng da để mang ra đắp mặt. “ Mình sinh mổ, nhưng trộm vía cơ thể nhanh phục hồi và không mệt nhiều. Thế nên ở bệnh viện đến ngày thứ 5 thì mình mang mặt nạ ra đắp. Các mẹ khác nằm cùng phòng ngạc nhiên dữ lắm, nhưng đó là việc làm mình thích nên mình cũng không để ý nhiều“.
Sinh mổ xong 5 ngày, Bích đã đắp mặt nạ luôn ở bệnh viện.
Vừa sinh xong nhưng vẫn rất xinh đẹp.
Sau khi về nhà, Bích vẫn duy trì việc chăm sóc da đặc biệt như khi đang mang bầu. Thêm vào đó, Bích còn uống thêm tinh bột nghệ và sữa để giúp mẹ sau sinh trắng hồng hơn. Bích cũng xông thuốc Bắc và chỉ tắm bằng thuốc Bắc để giúp cơ thể nhanh đào thải các chất có hại, trả lại một làn da, sức vóc sáng ngời. Chị cũng không kiêng cữ quá nhiều sau khi sinh. Sinh xong 1 tuần, chị đã cùng chồng con ra ngoài. Sau sinh 2 tuần, Bích cũng quay trở lại với công việc mà không hề thấy mệt.
Bích đặc biệt chăm sóc da dẻ cẩn thận, thậm chí chị chia sẻ còn quan trọng hơn cả ăn uống.
Ngoài ra, Bích cũng đặc biệt ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ. Đáng ngạc nhiên là chỉ sau sinh 1 tháng, chị đã quay về số cân nặng trước khi mang bầu dù không thực hiện bất kỳ biện pháp ép cân nào: “ Vì sinh mổ nên mình không thực hiện được những động tác co gập người. Mình chỉ thoa một ít kem tan mỡ nhưng không dám cuộn thêm nilong hay đai nịt bụng nên chắc hẳn tác dụng cũng không nhiều. Dẫu vậy, sau sinh 1 tháng mình đã về dáng như trước“.
Không ai nghĩ đây là bà mẹ sinh con mới được 2 tháng.
Bích thường đưa con ra ngoài chơi, cùng mẹ gặp gỡ bạn bè.
Vì không áp lực bởi 2 từ ở cữ nên cuộc sống sau sinh của Bích cũng rất nhẹ nhàng, thoải mái chăm sóc cho bản thân.
Về chế độ ăn, bà mẹ này cũng không hạn chế gì trong thời kỳ cho con bú vì muốn đảm bảo lượng sữa mẹ cho con. “ Mình nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và không sợ mập lắm nên cứ ăn nhiều, tẩm bổ đầy đủ chất cho con bú đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, việc bé bú cũng khiến cơ thể người mẹ xuống cân nhanh lắm, nên mình không dám bỏ bữa nào. Mình cũng học hỏi kinh nghiệm của các mẹ để hút sữa, kích sữa đều đặn“.
Bích cũng là người nuôi con rất hiện đại nên dù mới em bé mới sinh xong nhưng cũng không giữ nhiều trong nhà. Sau sinh 1 tuần, hai mẹ con đã đi ra ngoài chơi. Mẹ đi đâu cũng mang bé theo cùng như người bạn đồng hành nhỏ mà không bị ám ảnh bởi hai từ ở cữ. Theo Bích, một cuộc sống thoải mái cho những bà mẹ sau sinh, không bị áp đặt bởi những quan điểm cổ hủ, kiêng cữ gò bó cũng là cách giúp cho cả hai mẹ con vừa khỏe, vừa đẹp hơn.
Theo Helino
10 mẹo hay giúp bà bầu giảm phù nề chân chị em nào cũng cần phải biết
Trong thai kỳ rất nhiều bà bầu gặp phải chứng phù nề chân gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Do đó, bạn hãy em qua những bí quyết giúp giảm phù nề chân khi mang thai cực đơn giản mà hiệu quả ngay dưới đây nhé!
Đi bộ
Theo các bác sĩ, đi bộ chính là một trong những cách giảm phù chân hiệu quả vì nó có công dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày vào đầu buổi sáng, cuối buổi chiều hoặc buổi tối. Điều này sẽ giúp cho cơ thể mẹ luôn khỏe khoắn, đồng thời “vượt cạn” dễ dàng hơn.
Nâng cao chân
Giữ cho bàn chân cao lên cũng có thể giúp giải quyết phù nề trong khi mang thai. Nó giúp duy trì lưu thông máu, ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng ở bàn chân và tạo điều kiện loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Xoa bóp bàn chân
Massage rất tốt để giảm tình trạng chân sưng lên và cũng có thể giúp thư giãn. Xoa bóp nhẹ nhàng, tạo áp lực lên vùng da và vùng da bị ảnh hưởng. Điều này kích hoạt hệ thống bạch huyết và lưu thông máu tự nhiên. Xoa bóp cũng có thể giúp bạn thư giãn và làm mới tâm trạng.
Theo dõi lượng muối ăn
Huyết áp cao có thể góp phần gây phù nề trong thai kỳ. Để giảm huyết áp, bạn cần theo dõi lượng muối ăn vào. Cơ thể cần một lượng nhỏ natri (muối) để hoạt động bình thường, nhưng lượng muối dư thừa sẽ chỉ gây hại cho cơ thể.
Đi bơi
Bơi là một bài tập nhẹ khác có thể hữu ích trong việc đối phó với những khó chịu của bàn chân bị sưng trong khi mang thai. Chỉ cần một vài vòng trong hồ bơi có thể tăng cường chuyển động trong cơ thể của bạn, và một chút áp lực của nước trong khi bơi có thể giúp đẩy nước từ các mô đến tĩnh mạch và làm giảm phù nề.
Sử dụng muối ngâm chân Epsom
Ngâm chân trong nước muối Epsom (magnesium sulfate) có thể không chỉ giúp bạn giảm sưng tấy bàn chân mà còn có thể giảm đau cơ. Đổ đầy một chậu nước ấm. Thêm 1/2 chén muối Epsom và khuấy đều, thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương, hoa hồng hoặc hương thảo… Ngâm chân cho đến khi nước lạnh. Nên ngâm chân 3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
Tập Yoga
Yoga trước khi sinh cũng giúp cải thiện lưu thông và giảm khả năng giữ nước. Nó cũng có thể rất hữu ích trong việc tăng cường các cơ chân, do đó làm tăng hiệu quả trong việc đẩy chất lỏng ra khỏi chi của bạn.
Ăn thực phẩm giàu kali
Thực phẩm giàu kali có thể giúp loại bỏ natri khỏi cơ thể. Natri gây giữ nước, do đó, ăn các loại thực phẩm giàu kali có thể rất hữu ích để ngăn ngừa hoặc loại bỏ phù nề của bàn chân trong khi mang thai.
Tăng lượng magiê trong chế độ ăn
Trong nhiều trường hợp, giữ nước hoặc sưng trong cơ thể có thể là do thiếu magiê. Nếu như vậy, ăn các loại thực phẩm giàu magiê có thể hữu ích. Bổ sung 200 – 400 mg magiê mỗi ngày có thể giúp giảm sưng phồng ở bàn chân trong khi mang thai.
Uống đủ nước
Hầu hết các vết sưng ở bàn chân của bạn trong khi mang thai là do sự mất cân đối của natri và nước. Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì nhiệt độ của cơ thể và bạn có thể cảm thấy nóng. Trong trường hợp này, uống nhiều nước hơn sẽ có ích. Nó sẽ giúp loại bỏ các chất lỏng thừa và thậm chí giúp thận hoạt động tốt.
Theo www.phunutoday.vn
Anh ấy không “mạnh mẽ” như vẻ bề ngoài Là một phụ nữ mạnh mẽ và lãng mạn, tôi không thể chấp nhận đời sống tình dục tẻ nhạt như vậy. Tôi quen anh ấy ở phòng tập thể hình bởi vẻ đẹp mạnh mẽ của anh ấy. Anh ấy cao 1m82, cơ thể cường tráng, khuôn mặt khá hoàn hảo và tính cách vui vẻ. Tôi cũng là một cô gái…