Một trong những câu chuyện gây sốt cộng đồng mạng những ngày qua là sự tồn tại ngắn ngủi của AI chat bot trên Twitter mang tên Tay.AI. Được Microsoft thiết kế để bắt chước ngữ điệu của người con gái từ 18-24 tuổi ở Mỹ, và nó sẽ học cách tương tác với người khác qua Twitter. Cho nên hình đại diện của Tay là một cô gái, các mảng màu sắc mờ ở hình ảnh để chỉ rõ Tay là một sản phẩm được tạo ra bởi con người và nó không thể thay thế con người thật.
Tuy nhiên ngay lập tức, Microsoft đã xin lỗi người dùng về hành vị lệch lạc của robot chat (chatbot) Tay khi nó đã có nhiều phát biểu phân biệt chủng tộc và về tình dục. Microsoft cho rằng các hành vi của Tay bị gây ra bởi một sự kết hợp của nhiều người, những người này đã muốn khai thác ra những điểm yếu của hệ thống trí tuệ nhân tạo của Microsoft. Và cuối cùng, Tay.AI đã bị gỡ bỏ khỏi Twitter chỉ sau chưa đầy 24 giờ được ra mắt.
Đó là ở phương Tây, thế còn Nhật Bản thì sao? Điều đáng chú ý là thậm chí Rinna, “cô nàng nữ sinh trung học” được Microsoft tung ra tại xứ sở Hoa anh đào đã hoạt động được vài tháng trời, và điều bất ngờ là, thay vì trở thành một “đồ dở hơi” phân biệt chủng tộc và ăn nói sỗ sàng, Rinna lại trở thành một… otaku đích thức, biết tên những nhân vật truyện tranh hoặc anime nổi tiếng, biết ngóng chờ những anime hot như Love Live hay Mr. Osomatsu…
AI biết lấy nhân vật Brocken trong Lực Sỹ Kinniku để trêu ngươi những kẻ thích troll
Điều đặc biệt là, tuy cũng là 1 AI trả lời người dùng Twitter dựa trên thông tin lấy từ chính người dùng internet, nhưng Rinna lại hiền lành hơn hẳn Tay, thậm chí còn biết dùng cả tên nhân vật manga để chế giễu lại những kẻ dùng Twitter để “troll” cô nàng bằng cách hỏi những câu hỏi liên quan đến trùm phát xít Hitler.
Rõ ràng đến ngay cả một chatbot AI người máy còn biết cách yêu manga và anime, thì con người cũng sẽ như vậy nếu ở Nhật mà thôi!