Có thể nói có hai dạng sống vĩnh hằng, dạng thứ nhất là sự bất tử của các cá thể, tuy nhiên trong quá trình tiến hóa hàng triệu năm của sự sống trên Trái Đất, khả năng này đã không hề xảy ra, thay vào đó là sự diễn ra của sự phát triển và tiến hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể tồn tại bao lâu thì cần phải phụ thuộc vào vật chất di truyền để nhân lên qua các thế hệ.
Theo quy luật tự nhiên, sự tồn tại vĩnh viễn của sự sống cá thể là không hợp lý và không có cơ sở, vì sự sống cá thể tồn tại mà không tiến hóa thì mục đích sinh tồn rõ ràng là vô nghĩa, và điều đó sẽ cản trở quá trình tiến hóa.
Dạng bất tử thứ hai là khi con người đã phát triển đến một tầm cao nhất định. Đó là cuộc sống vĩnh hằng mà công cần có vỏ bọc sinh học. Kinh nghiệm và trí tuệ của con người có thể được lưu giữ và tích lũy mãi mãi mà không cần quá trình di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhân loại đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, đồng thời cũng khám phá ra rất nhiều tri thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, công nghệ và tri thức của con người lại không hề tương đồng và phát triển song song với nhau. Trí thông minh và tiềm năng của cuộc sống cá nhân đã không thể đáo ứng được với với tốc độ của sự bùng nổ tri thức cũng như sự phức tạp của thế giới.
Nhưng thông qua khoa học thần kinh, máy học, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác để lưu giữ, tích lũy cũng như quản lý vĩnh viễn kinh nghiệm và kiến thức chung của con người, thì đây cũng là một loại trường sinh bất tử. Sự bất tử này là sự bất tử của tất cả các kinh nghiệm sống của toàn nhân loại không chỉ là sự bất tử của các cuộc sống cá nhân.
Nếu kinh nghiệm sống và ý thức của cá nhân có thể được trích xuất như đọc dữ liệu, và ý thức sống của cá nhân có thể tồn tại ở dạng điện tử, thì sự bất tử của cá nhân có thể được hiện thực hóa ở dạng ảo.
Về việc tải lên ý thức, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và thăm dò, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thử từ động vật bậc thấp, lấy ký ức từ một con ốc sên và cấy nó vào một con ốc sên khác.
Có bằng chứng cho thấy ít nhất một phần nhỏ của bộ nhớ được lưu trữ trong mã di truyền. Các thí nghiệm của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số ký ức thực sự được mã hóa trong các phân tử tạo nên cơ chế di truyền sinh học.
Nếu chúng ta sống trong một thế giới giống như thế giới được mô tả trong Ma trận, việc học những điều mới cũng đơn giản như tải chúng vào não.
Trong một phòng thí nghiệm ở Los Angeles, một nhóm các nhà nghiên cứu đã chuyển được trí nhớ của một con ốc sên đã qua huấn luyện vào não của một con ốc sên chưa được huấn luyện. Nói cách khác, các nhà khoa học đã tìm ra cách xóa trí nhớ từ một con vật này và cấy nó vào một con vật khác để con vật thứ hai ghi nhớ những gì chỉ con vật thứ nhất biết.
Thí nghiệm mang tính cách mạng này được thực hiện bằng cách tiêm axit ribonucleic (RNA), một phần tử được gọi là “chất truyền tin tế bào”, thực hiện một số chức năng quan trọng, chẳng hạn như mã hóa protein.
Các nhà sinh vật học sử dụng một loài ốc sên biển có tên Aplysia, những con ốc sên được sử dụng trong thử nghiệm sẽ được gắn một điện tích vào đuôi, cho phép chúng gửi những tín hiệu đơn giản thông qua hệ thống thần kinh.
Những con ốc sên biển này sau đó sẽ bị giật điện nhiều lần làm tăng cường phản xạ thu hồi tự vệ (defensive withdrawal reflex), một dạng đáp ứng biểu lộ sự phòng vệ khỏi những tổn hại tiềm ẩn.
Sau đó, khi các nhà khoa học gõ nhẹ vào những con ốc sên này, họ phát hiện ra rằng những con ốc đã bị giật điện trước đó sẽ biểu lộ sự co lại nhằm tự vệ, khoảng thời gian này kéo dài trung bình 50 giây. Trong khi đó, đối với những con ốc không bị giật điện, sự co lại chỉ kéo dài khoảng 1 giây. Đây là một hành vi đơn giản dựa trên trí nhớ.
Tiếp theo, họ tách chiết RNA từ hệ thần kinh của những con ốc biển đã bị điện giật và tiêm vào những con ốc sên không bị điện giật. Điều đáng chú ý là các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những con ốc sên nhận RNA từ những con bị giật điện biểu lộ hành vi như thể bản thân chúng đã bị điện giật trước đó: Chúng biểu hiện sự co lại kéo dài trung bình khoảng 40 giây.
Các nhà khoa học tại Đại học California, Los Angeles đã chứng minh rằng họ có thể hút thành công trí nhớ từ một con ốc sên dưới dạng RNA và dán nó vào một con ốc sên khác. Đáng ngạc nhiên là những con ốc sên nhận được RNA của ốc sên bắt đầu hoạt động như thể chúng đã tự mình trải qua kinh nghiệm này.
Các chuyên gia cho rằng bước đột phá này có thể giúp con người nghiên cứu về thần kinh và trí nhớ. Nghiên cứu RNA cũng có thể giúp điều trị những người có ký ức đau buồn và thậm chí giúp phục hồi sau khi mất trí nhớ.
Tuy nhiên đây mới chỉ là thí nghiệm ban đầu, và việc liệu con người có thể đạt được cuộc sống vĩnh hằng hay không cho tới nay vẫn chỉ là những phỏng đoán và chưa có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào.