Chiến dịch “Con ngựa thành Troy” đáng kinh ngạc của FBI, tuồn điện thoại mã hóa cho chính các băng đảng mà chúng không hề biết

0
0

Bên cạnh việc mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống con người, các công nghệ cao trên smartphone cũng khiến hoạt động của giới tội phạm trở nên tinh vi và khó lường hơn. Tận dụng các công nghệ bảo mật trên smartphone, nhiều dịch vụ nhắn tin bảo mật đã ra đời nhằm phục vụ mục đích liên lạc cho giới tội phạm.

Một trong những công ty nổi tiếng nhất với dịch vụ này là Phantom Secure khi nó chuyên cung cấp các “thiết bị được mã hóa vững chắc”, dành riêng cho các tổ chức tội phạm, cho phép chúng trao đổi thông tin cho nhau mà không e ngại việc bị các cơ quan thực thi pháp luật theo dõi và phát hiện.

Chiến dịch Con ngựa thành Troy đáng kinh ngạc của FBI, tuồn điện thoại mã hóa cho chính các băng đảng mà chúng không hề biết - Ảnh 1.

Không chỉ sử dụng một dịch vụ tin nhắn mã hóa bảo mật, các thiết bị được Phantom Secure cung cấp cho giới tội phạm cũng là những thiết bị tùy chỉnh để tăng cường hơn nữa khả năng bảo mật. Khả năng bảo mật chặt chẽ của những thiết bị này đã làm các cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và tìm kiếm bằng chứng về các hoạt động tội phạm. Thậm chí những thiết bị của Phantom Secure còn từng được bán công khai trên website của mình.

Thế nhưng mọi việc bắt đầu thay đổi vào năm 2018 khi CEO của Phantom Secure bị bắt giữ, kéo theo sự sụp đổ trong mạng lưới liên lạc của dịch vụ này. Đồng thời vụ bắt giữ này cũng tạo ra một khoảng trống trên thị trường khiến giới tội phạm tìm kiếm một dịch vụ nhắn tin bảo mật mới để thay thế cho Phantom Secure.

Vụ bắt giữ này cũng mang lại FBI một tay trong quý giá. Người này cho biết, một thiết bị mã hóa tin nhắn mới có tên Anom đang được bí mật phát triển để thay thế cho Phantom Secure và người này sẵn sàng hợp tác cũng như cung cấp hệ thống này cho FBI để được giảm án.

Chiến dịch Con ngựa thành Troy đáng kinh ngạc của FBI, tuồn điện thoại mã hóa cho chính các băng đảng mà chúng không hề biết - Ảnh 2.

FBI cùng nhiều cơ quan thực thi pháp luật trên thế giới nhận thấy đây là một cơ hội không thể bỏ lỡ.

Họ quyết định tận dụng thiết bị và dịch vụ nhắn tin mã hóa này để cạnh tranh và giành lấy thị trường mà Phantom Secure đang bỏ lại. Như vậy thay vì phải tìm cách phá vỡ lớp mã hóa đang được tội phạm sử dụng, FBI và các cơ quan thực thi pháp luật sẽ nắm trong tay chính những thông tin mà tội phạm đang trao đổi. Chiến dịch này giống như đưa con ngựa gỗ vào thành Troy – vì vậy chiến dịch này còn có tên “Operation Trojan Shield”.

Nhờ mối quan hệ với các băng nhóm tội phạm Úc từ tay trong mà họ mới chiêu mộ được, vốn từng là một kẻ phân phối thiết bị nhắn tin mã hóa tương tự như Anom, lô thiết bị đầu tiên đã được phân phối và giới tội phạm bắt đầu truyền tai nhau về danh tiếng của thiết bị mới này.

Được bán với giá 2.000 USD mỗi chiếc, các điện thoại Anom là những điện thoại đặc biệt với một ứng dụng duy nhất dành cho việc liên lạc bí mật. Các tính năng thông thường khác trên smartphone như GPS, đều bị loại bỏ để đảm bảo tính ẩn danh và bảo mật. Chúng cũng có tính năng tự xóa sạch dữ liệu từ xa trong trường hợp bị lọt vào tay các cơ quan thực thi pháp luật.

Mỗi tin nhắn đều được mã hóa dựa trên 2 chuỗi mã số, bao gồm một khóa mã hóa “master key” cùng một mã số ID cố định liên kết với bất kỳ username nào do người dùng lựa chọn.

Chiến dịch Con ngựa thành Troy đáng kinh ngạc của FBI, tuồn điện thoại mã hóa cho chính các băng đảng mà chúng không hề biết - Ảnh 3.

Tuy nhiên, điều chúng không hề biết là các tin nhắn trên Anom đều sẽ được điều hướng về những máy chủ tại FBI cũng như của các cơ quan thực thi pháp luật khác tham gia chiến dịch này. Thậm chí chính khóa mã hóa master key của các tin nhắn này cũng nằm trong tay FBI, giúp họ giải mã được các tin nhắn này.

Cho đến thời điểm bị bắt giữ gần đây, khoảng 12.000 thiết bị Anom đã được bán ra và sử dụng bởi hơn 300 nhóm tội phạm ở trên 100 quốc gia khác nhau, bao gồm các tổ chức tội phạm Italia cũng như các tổ chức buôn ma túy xuyên quốc gia. Điều đó cho thấy sự tin tưởng của giới tội phạm vào khả năng bảo mật, mã hóa của những chiếc máy Anom.

Trong thời gian từ năm 2019 đến 2021, những chiếc điện thoại này đã giúp FBI theo dõi được 27 triệu tin nhắn giữa các tên tội phạm với nhau, bên cạnh đó là vô số hình ảnh làm bằng chứng cho các hoạt động vận chuyển ma túy cùng nhiều hoạt động tội phạm khác.

Chiến dịch Con ngựa thành Troy đáng kinh ngạc của FBI, tuồn điện thoại mã hóa cho chính các băng đảng mà chúng không hề biết - Ảnh 4.

Các tin nhắn và bằng chứng này đã dẫn tới một đợt tấn công phối hợp lớn nhất từ trước đến nay nhắm vào các tổ chức tội phạm trên thế giới. Hơn 800 cuộc bắt giữ đã được thực hiện ở 16 quốc gia trong những ngày gần đây, thu giữ hơn 8 tấn cocain, 22 tấn cần sa và 2 tấn ma túy tổng hợp, cũng như 250 vũ khí cầm tay, 55 xe hạng sang và hơn 48 triệu USD bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau.

Chiến dịch Con ngựa thành Troy đáng kinh ngạc của FBI, tuồn điện thoại mã hóa cho chính các băng đảng mà chúng không hề biết - Ảnh 5.

Không chỉ phá vỡ nhiều tổ chức tội phạm, chiến dịch này với sự phối hợp của các điện thoại Anom còn được FBI mô tả như một bước đi làm “rung động sự tự tin” của toàn ngành công nghiệp thiết bị mã hóa dành cho tội phạm.

Vào năm ngoái, các lực lượng hành pháp châu Âu cũng đã thâm nhập được vào EncroChat, một dịch vụ cung cấp thiết bị nhắn tin mã hóa tương tự như Anom, phá vỡ dịch vụ này và bắt giữ nhiều thành viên các băng đảng tội phạm có tổ chức. Trong tháng Ba vừa qua, một dịch vụ khác cũng bị hạ gục là Sky Global với các thiết bị cung cấp cho những tổ chức tội phạm và buôn bán ma túy quốc tế.

Tham khảo WSJ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here