Là một nhà tiếp thị, chúng ta đều biết rằng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp các trang web xếp hạng cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Sau cùng thì có đến 67% tổng số lần nhấp là đi vào top 5 kết quả tìm kiếm không trả phí đầu tiên trên Google.
Nhưng đã bao giờ bạn cân nhắc sử dụng các dữ liệu SEO để đưa ra quyết định Marketing cho toàn doanh nghiệp chưa? Hoặc để mở rộng mối quan hệ trong ngành?
Việc chỉ dùng SEO để lôi kéo Traffic về website thôi chính là đang tự cắt đứt cơ hội để tận dụng những kĩ năng đang có của bạn nhằm đưa ra nhiều quyết định ở những lĩnh vực khác.
Để bạn hình dung rõ ràng hơn những cơ hội khác nhau mà mình có thể tận dụng thông qua dữ liệu SEO, Tài sẽ giải thích cho bạn từng loại dữ liệu SEO, và một danh sách ngắn nói về cách làm sao SEO data có thể đem lại những quyết định marketing sáng suốt hơn.
Các loại dữ liệu SEO
- Organic traffic (Lưu lượng truy cập tự nhiên) – Organic traffic là lượt truy cập tự nhiên của người dùng đến website của bạn từ kết quả tìm kiếm tự nhiên chứ không phải từ quảng cáo trả tiền (paid ads). Organic traffic là dữ liệu rất quan trọng bởi vì nó chỉ ra rằng liệu website của bạn có đáp ứng tốt được truy vấn mà người dùng đang tìm kiếm hay không.
- Organic impressions (lượt hiển thị tự nhiên) – Impressions là lượt hiển thị của nội dung lên màn hình máy tính/điện thoại/tablet… của người dùng, và organic impression nghĩa là khi điều đó xảy ra mà không phải dùng đến quảng cáo trả tiền. Lượt hiển thị impression không ám chỉ rằng bạn cần phải làm điều gì đó, mà nó chỉ đơn giản là cho bạn thấy được tầm ảnh hưởng của bạn xa tới đâu.
- Organic rankings (xếp hạng tự nhiên) – Có thể bạn để ý rằng Google xếp hạng cao nhất cho quảng cáo trong SERPS, còn lại thì nằm bên dưới. Những website được xếp hạng bên dưới quảng cáo thì được gọi là organic (tự nhiên). Đó chính là nội dung được Google xếp hạng dựa trên khả năng đáp ứng đối với truy vấn người dùng.
- Keyword monthly search volume (Lượt tìm kiếm từ khóa theo tháng) – Keyword monthly search volume là đại diện cho số lượng tìm kiếm một từ khóa nào đó trong vòng 1 tháng. Nó thể hiện mức độ quan tâm của người dùng đối với một từ khóa cụ thể. Bạn có thể đo MSV theo vùng (region), và toàn thế giới (global). Ví dụ, một từ khóa có thể có 100 lượng tìm kiếm ở U.S, và 900 trên toàn thế giới.
- Số lượng backlinks – Một backlink là một siêu liên kết (hyperlink) từ một webpage đến một website khác. Số lượng backlink trên website của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội bạn được xếp hạng cao hay thấp trên Google.
- Số lượng referring domains – Nếu một website nào đặt backlink đến website khác thì nó được gọi là một referring domain. Ví dụ, nếu bạn được phép đặt một backlink từ bài viết này về trang web của bạn, vậy thì website của bạn sẽ nhận được 1 referring domain. Nếu một website khác cùng trỏ về website bạn trong một bài viết khác, thì bạn có 2 referring domain. Số lượng referring domain có thể tăng theo số lượng website trỏ về bạn, nhưng sẽ không bao giờ bằng số lượng backlink trỏ về. Ví dụ như một website có thể cho bạn 5 backlinks, nhưng 10 website thì chắc chắn số lượng backlink của bạn phải lớn hơn 10 rồi.
- Page speed (tốc độ tải trang được tính bằng milliseconds) – Page speed được quyết định bằng khối lượng thời gian tiêu tốn để một webpage load xong nội dung. Và tốc độ tải trang lại được quyết định bởi khá nhiều yếu tố khác nhau nữa, chẳng hạn như khối lượng file lớn/nhỏ, hình ảnh, video,… Page speed đặc biệt quan trọng trong SEO bởi vì nếu tốc độ tải trang chậm chạp thì khiến cho người dùng rời khỏi website.
Cách tận dụng SEO data để giúp doanh nghiệp
Vậy là chúng ta đã xác định được những kiểu dữ liệu SEO thường xuyên gặp nhất. Vậy trong phần này, Tài sẽ giới thiệu về những cách khác nhau mà bạn có thể tận dụng ở SEO để thúc đẩy doanh nghiệp và đưa ra các quyết định marketing hợp lý hơn.
1. Sử dụng Search Volume để định hướng tên sản phẩm và tên thương hiệu
Có phải bạn đang chật vật trong việc đặt tên sản phẩm của mình làm sao đó để thu hút lượng lớn người dùng internet? Có phải những sản phẩm trong quá khứ không đem lại kết quả mà bạn hằng mong muốn? Hãy dùng data về search volume (số lượng tìm kiếm từ khóa) để định hướng tên gọi cho sản phẩm và thương hiệu trong tương lai.
Như Tài đã đề cập, search volume ám chỉ số lần tìm kiếm một từ khóa nào đó bởi người dùng internet và thông thường được biểu thị dưới hình thức per-month (mỗi tháng). Nếu bạn thử kiểm tra search volume của từ khóa liên quan đến sản phẩm của mình, thì bạn có thể phát triển một tên gọi hợp lý phản ánh kiểu từ khóa và cụm từ khóa mà mọi người hay dùng để miêu tả dịch vụ của bạn.
Một ví dụ đơn giản, nếu bạn đang launch một store online bán running apparel, thì tối ưu trang sản phẩm xoay quanh từ khóa “jogging shorts” sẽ không tiếp cận được nhiều người dùng bằng từ khóa “running shorts”, bởi vì từ khóa đó có thể có nhiều lượt search hơn.
Một điều nữa đó là bạn có thể đặt tên sản phẩm dựa theo ngôn ngữ nào mà có nhiều lượt tìm kiếm nhất. Bám theo số lượng search volume sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ đặt được tên cho sản phẩm theo cái cách mà mọi người thường hay nói về nó
2. Sắp xếp chiến lược từ khóa dựa theo mức độ quan tâm
Mỗi một giai đoạn trong hành trình mua hàng của người dùng (buyer’s jouney) đều khác nhau. Bởi vì điều đó mà các truy vấn cũng khác nhau tùy theo giai đoạn nào mà khách hàng đang ở.
Hãy thử xem qua ví dụ nâng cao hành trình trải nghiệm của khách hàng bằng SEO
Truy vấn “What is inbound marketing” sẽ thường được search bởi người ở giai đoạn đầu của hành trình, và họ vẫn đang học về những concept của inbound marketing. Trong khi đó, truy vấn “inbound marketing software” lại gợi ý rằng một người đang tìm kiếm một công cụ để giải quyết vấn đề của họ, nghĩa là họ đang ở những giai đoạn sau cùng của hành trình mua hàng
Nếu bạn sắp xếp từ khóa dựa theo hành trình mua hàng của người dùng, bạn có thể phát triển một chiến lược hợp lý để đem lại trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng. Bạn cũng có thể phân tích lượt traffic từ những từ khóa đó để kiểm tra liệu doanh nghiệp của mình có đang hoạt động hiệu quả ở những điểm hành trình khác nhau của khách hàng không.
3. Dùng dữ liệu thu thập được để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Khi bạn thu thập dữ liệu traffic từ website, liệu bạn đã dùng nó đúng cách để cải thiện trải nghiệm người dùng chưa (customer experience)? SEO data có thể giúp đánh giá tính hiệu quả của từng vùng content riêng biệt và cho bạn thấy mình nên làm gì để cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một lượt traffic “khủng” đến một trang content offer ebook hoặc webinar miễn phí chẳng hạn. Nhưng lại không thấy tỷ lệ chuyển đổi là bao, thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy tại một giai đoạn trong bản đồ hành trình, thì khách hàng chưa nhận được trải nghiệm hữu ích trên website.
Hãy lọc content của bạn theo các tiêu chí ví dụ như chủ đề (topic), giai đoạn hành trình của khách hàng (buyer’s journey stage) hoặc theo loại content (content type), và phân tích lượt traffic từ các page liên quan đến các topic đó.
Điều này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về cách bạn cần tối ưu nội dung của mình để nó hoạt động hiệu quả nhất ở mọi giai đoạn của hành trình khách hàng.
4. Dùng Organic rankings để hiểu mức độ cạnh tranh.
Bạn có thể sử dụng dữ liệu Organic ranking để xem sản phẩm hoặc nội dung của bạn so với đối thủ cạnh tranh như thế nào.
Không phải doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc vào search engine để có được khách hàng, kể khi trong số đó có cả bạn nữa, thì việc xem qua cách mà đối thủ của bạn rank từ khóa nào đó liên quan đến lĩnh vực của bạn cũng nói lên được họ đang làm gì.
Vì vậy, khi bạn Google sản phẩm của mình, doanh nghiệp của bạn nằm ở đâu trong SERP so với những người khác? Nếu có trang web nào xếp hạng cao hơn bạn, hãy check sơ qua website của họ.
Hãy nghĩ về câu chuyện content trên website của mình đem lại giá trị gì cho khách hàng, và bạn có thể cải thiện content để truyền tải thông điệp theo cái cách mà khiến khách hàng đồng cảm không.
Note lại những điểm khác nhau giữa website của khách hàng so với mình. Website của họ load có nhanh không? Website họ có rank những keyword mà website bạn thậm chí còn chẳng nhận key không?
Đấy là những thay đổi kỹ thuật nho nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn lên kết quả SEO. Thời gian load page và keywords phù hợp là 2 nhân tố SEO bao quát nhất đóng góp vào trải nghiệm người dùng và SERP rank. Bạn có thể tận dụng được một mũi tên trúng 2 đích bằng cách kiểm tra xem những đối thủ đứng top đầu đang làm gì để xem liệu họ có offer loại thông tin mà bạn chưa làm không.
5. Sử dụng dữ liệu Backlink để xác định cơ hội mở rộng network.
Có lẽ bạn sẽ tự tìm thấy cho mình một chủ đề mà bạn tự tin nhất để viết expert blog (blog chuyên sâu). Hãy xác định keyword cho chủ đề đó. Nếu từ khóa bạn tìm vừa khớp với intent của khách hàng mục tiêu nhưng cũng vừa phải cạnh tranh với các đối thủ khác, thì hãy cứ giữ ý tưởng đấy.
Thay vào đó, thử liên hệ với những website tương tự trong ngành và xin họ 1 bài guestpost hoặc guest contributor space. Với cách này thì bài viết của bạn vẫn được đọc bởi những người dùng phù hợp, mà bạn cũng có thể đẩy traffic đó về website mình.
Sử dụng những số liệu SEO chẳng hạn như backlink để tìm xem site nào đã nói về bạn trong content của họ, rồi xác định xem domain nào đạg link ngược về họ. Đây là cách rất tốt để săn lùng partner phù hợp để xin guestpost hoặc thậm chí chạy chiến dịch marketing cùng nhau.
Những công cụ nghiên cứu backlinks như là Ahrefs, SEMrush, Serptat, Conductor, Moz,… cho phép bạn kiểm tra dữ liệu backlink trên từng trang của website một cách dễ dàng.
Đóng góp một bài guestpost cũng là cách hay để bắt đầu một mối quan hệ với doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Mối quan hệ này sẽ hữu ích cho việc hợp tác trong tương lai, và giúp đỡ bạn xây dựng backlink cho trang web. Hãy nhớ rằng, backlink là một yếu tố quan trọng dưới con mắt của Google.
Nhưng nếu bạn không giỏi giao lưu, đàm phán với các webmaster khác để trao đổi backlinks chất, thì đừng lo vẫn có những cách để xây dựng backlinks an toàn và bền vững bạn hoàn toàn có thể làm được mà không cần phải xin xỏ từ người khác.
Đồng thời, nếu bạn tìm thấy một chủ đề mà bạn nghĩ rất tuyệt vời để viết blog nhưng không có đủ nguồn lực, thời gian để viết nó, thì bạn có thể liên hệ với một chuyên gia trong ngành để xin đóng góp.
Cách này sẽ giúp website bạn không đánh mất cơ hội rank cao hơn trong SERP, mà bạn cũng vừa xây dựng được quan hệ trong ngành, và nó cũng cho bạn thêm nhiều uy tín nữa. (Và đây cũng là ý tưởng promote chéo không hề tồi mà bạn có thể áp dụng trên mạng xã hội).
SEO không thể giải quyết tất cả, nhưng nó đem đến nhiều thông tin quý hơn để đưa ra quyết định marketing. Khi bạn dùng các dữ liệu như search volume, bạn có thể bắt đầu tạo lập content mang tính cá nhân hóa hơn cho khách hàng.
Thêm vào đó, bạn có thể phục vụ trải nghiệm người dùng ở mọi cấp độ cho khách hàng, và đảm bảo rằng chiến dịch của bạn vẫn liên quan hết sức có thể.
Lần tới mà nếu bạn vẫn gặp vấn đề về branding, ý tưởng content, hoặc hiểu khách hàng của mình, hãy nghĩ về cách mà SEO có thể giúp bạn đưa ra những quyết định tuyệt vời nhất.
titanic.vn .