Cách lập dàn ý khi viết content SEO giúp rank nhiều từ khóa nhất có thể

0
92

Tài và bạn đều biết rằng: Sáng tạo content (content creation) không phải việc dành cho kẻ lười nhác.

Trái lại thì nó khó và cực nhọc.

Để tạo ra được một bài viết thật sự xuất sắc mà có thể đem lại lưu lượng truy cậpkhách hàng tiềm năng ( leads) khủng thì đòi hỏi bạn phải dành hàng tiếng đồng hồ miệt mài làm những việc như:

  • Tìm kiếm những từ khóa tốt nhất
  • Lục lọi số liệu và dẫn chứng khắp nơi
  • Sắp xếp nội dung và research sao cho hợp lý
  • Viết đi viết lại cho đến khi nào mọi thứ bắt đầu có hình hài, và liên kết với nhau.
  • Test và test liên tục, phân tích dữ liệu trả về
  • Và hàng tá công việc khác nữa

Quá trình này có thể khiến bất kì ai choáng váng (đặc biệt là với người mới bắt đầu) – Đó là lý do Tài khuyên là bạn hãy tự giúp lấy chính mình bằng mọi cách đi.

Và một trong những cách tốt nhất để tự mình tạo ra nội dung tuyệt vời mà nhanh nhất chính là động não lập dàn ý (outline) chi tiết cho blog của bạn.

Và đó cũng là lý do tại sao Tài làm bài hướng dẫn này để bật mí cách thức lập một dàn ý blog chất như nước cất để giúp bạn tự mình viết những bài viết mà lên top nhiều từ khóa (mà chỉ tốn 1 nửa thời gian so với bình thường).

6 bước viết blog outline chuẩn SEO rank vô vàn từ khóa

cách viết blog outline

Bước 1: Lựa chọn từ khóa mục tiêu

90% người viết blog và content marketer đều phạm chung một lỗi sai chết người:

Họ không tối ưu hóa nội dung của mình dựa trên những từ khóa có nhiều cơ hội.

Nói cách khác, thì chiến lược content của họ không được dựa trên từ khóa – Họ dựa trên những gì họ muốn viết và những gì họ nghĩ là khán giả của mình muốn đọc.

Đó chính là một phương pháp sai lầm khi làm blog (trừ khi blog của bạn là về tin tức, xu hướng, hoặc blog hoàn toàn cá nhân).

Giống như Tài đã nói trong bài viết chiến lượng nội dung digital, bạn cần phải xem blog của mình như là một kênh marketing nếu như bạn muốn kéo traffic từ máy tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo,…).

Đó là lý do tại sao bước đầu tiên để lập một dàn ý là tìm ra từ khóa chất lượng có khả năng tạo ra chuyển đổi cho bạn.

(Lưu ý: Tài khuyên bạn nên sử dụng kết hợp 2 công cụ KWFinder và Ahrefs để nghiên cứu từ khóa)

Định nghĩa chính xác của “từ khóa có cơ hội tốt” chắc chắn khác nhau trong mỗi tình huống, nhưng có 3 yếu tố phổ biến nhất để nói về một từ khóa có cơ hội tốt gồm:

1. Độ cạnh tranh từ khóa nằm trong khả năng của website

Mọi thứ sẽ hoàn toàn là vô nghĩa, vô giá trị nếu như bạn cố gắng tạo content để rank từ khóa mà chẳng có tí cơ hội để vươn lên top 20, chứ chưa nói là top 10. Kể cả khi từ khóa đó có hàng nghìn traffic và bạn viết được hay ho hơn đối thủ của mình.

Một từ khóa lý tưởng có mức độ cạnh tranh tương đối thấp để website của bạn xếp hạng trong một vài tháng.

2. Có khả năng đem lại khách hàng thật cho bạn.

Khách hàng mục tiêu của bạn tìm kiếm nhiều thứ khác nhau trên Google hơn ai khác. Họ có những vấn đề riêng biệt cần giải quyết và họ thể hiện điều đó qua những từ khóa/cụm từ khóa trên thanh tìm kiếm.

Đó là lý do vì sao việc thấu hiểu intent (chủ ý) đằng sau bất kì từ khóa nào trên Google là vô cùng quan trọng.

Nên nhớ chất lượng của traffic bạn kiếm bạn kiếm mỗi tháng quan trọng hơn nhiều số lượng.

3. Từ khóa có lượng search đủ nhiều để xứng đáng công sức bỏ ra.

Cuối cùng, bạn phải đảm bảo mỗi từ khóa có lượng tìm kiếm mỗi tháng đủ nhiều để đảm bảo thời gian bạn bỏ ra để sáng tạo content và SEO nó lên thật sự xứng đáng.

Thực ra thì không có con số nào cụ thể là nhiều hay ít – nó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình của bạn.

Có lẽ blog của bạn sẽ nhận được 1 lượt search mỗi tháng (nếu là blog mới), mà cũng có thể lên đến 1000 lượt search mỗi tháng nếu blog của bạn đã hoạt động được một thời gian.

Bước 2: Soạn một danh sách những từ khóa long-tail và LSI keywords có liên quan

Bạn còn nhớ hồi nãy Tài có nói về việc chọn từ khóa mục tiêu không?

Giờ là lúc mình cần soạn ra thêm một danh sách những từ khóa khác liên quan đến từ khóa chính để tập trung vào nữa.

Tại sao Tài lại bắt bạn phải làm thêm lắm thứ vậy?

Bởi vì nhờ vào thuật toán Google Hummingbird cập nhật năm 2013, bây giờ bạn có thể lên top hơn 1000 từ khóa tương tự nhau trong cùng một bài viết.

ví dụ về tạo lập dàn ý
Ảnh cắt từ một URL blog duy nhất có thể rank hơn 9 ngàn từ khóa

Vậy thì, khi tìm thấy từ khóa mục tiêu cho bài viết, bước tiếp theo của bạn là tìm càng nhiều từ khóa liên quan (LSI) và từ khóa long-tail càng tốt.

Vậy đó là những từ khóa gì?

Long-tail keywords là những từ khóa dài, là cụm từ khóa cụ thể mà bao trọn cả từ khóa chính trong đó.

Ví dụ:

Nếu từ khóa của Tài là “cách tạo blog”, thì một vài long-tail keyword tiềm năng sẽ là:

  • “cách tạo blog và kiếm tiền online”
  • “cách tạo blog kiếm tiền chi tiết”

LSI keywords (Latent Semantic Indexing) là những từ khóa mang tính tương đồng với từ khóa chính.

Ví dụ:

Nếu Tài có một từ khóa là “cách tạo blog”, thì một vài từ khóa LSI tiềm năng sẽ là:

  • “kiếm tiền bằng blog”
  • “cách tạo một blog kiếm tiền”

Cách tìm kiếm từ khóa Long-tail và từ khóa LSI

Cách #1: Dùng công cụ nghiên cứu từ khóa

Cách dễ nhất tìm dạng từ khóa này là dùng công cụ như KWFinder (trả phí), Keyword.io (Free), hoặc Google Keyword Planner (yêu cầu có tài khoản). Keyword Everywhere

Bạn chỉ cần nhập từ khóa chính vào và đợi công cụ xuất ra hàng tá những ý tưởng từ khóa hay ho dựa theo Google API.

Rồi bạn xuất file .csv ra để sử dụng nghiên cứu, phân loại từ khóa dần dần. 

Hoặc xem thêm 👉 6 công cụ nghiên cứu từ khóa đỉnh cao dành cho Blogger / Marketer 👈

Cách #2: Nhìn vô đề xuất liên quan bởi Google

Bạn cũng có thể tìm kiếm từ khóa trên Google rồi kéo xuống cuối trang 1 để xem danh sách từ khóa đề xuất liên quan.

Hãy thêm những từ khóa đó vào spreadsheet của bạn, rồi sang bước thứ 3 nhé.

Bước 3: Phân tích nội dung có sẵn mà đang rank từ khóa mục tiêu

Phân tích ít nhất 3 nội dung đứng đầu sẽ giúp bạn hiểu được mình cần làm gì để rank top

Phần lớn mọi người bỏ qua bước này.

Họ nghĩ rằng bất kì nội dung nào mà họ tạo ra cũng tốt hơn so với đối thủ hết, và họ không thèm quan tâm thử phân tích tại sao content đó lại lên top.

Kết quả là?

Nội dung của chính họ rốt cuộc chỉ gọi là tạm được và chẳng lên top nổi. ( Tài đang nói về kết quả của những người đang ở ngoài trang 2, trang 3 )

Tài thì không muốn điều đó xảy ra với bạn (Tài nghĩ bạn cũng vậy).

Vì vậy việc phân tích điểm mạnh và yếu trong mỗi bài viết đang rank top trên trang nhất là điều rất quan trọng.

Và nếu bạn muốn rank bài viết tốt hơn họ, thì content của bạn phải khắc phục được nhược điểm của họ, và tạo ra nội dung phong phú hơn họ.

Chứ không phải lủi thủi viết bài của mình mà chẳng quan tâm đến đối thủ và đợi một ngày nó lên top cao. Đơn giản vậy thôi.

Và quá trình nghiên cứu từ khóa như thế này sẽ giúp bạn hình thành một roadmap (bản đồ) để bạn biết mình cần làm gì.

3 câu hỏi đơn giản tiết lộ chính xác bạn cần làm gì để tạo ra content tốt hơn đối thủ.

Hãy tự hỏi bản thân sau khi quan sát những bài viết ở trang đầu khi bạn search từ khóa mục tiêu.

Soạn những câu trả lời vào file Google Doc và bạn sẽ dần nhận thấy xu hướng chung mà bạn có thể áp dụng giúp content của mình tốt hơn rất nhiều so với đối thủ.

1. Bài viết này làm tốt điều gì?

  • Nó viết có hay không? Có lỗi ngữ pháp, chính tả gì không?
  • Tác giả có đưa vào bài viết insight hoặc trải nghiệm nào độc đáo không?
  • Tác giả có phải là người có chuyên môn khi viết bài này không?
  • Bài viết có giải thích tốt những khái niệm nâng cao không?
  • Bài viết có đưa thêm nhiều ví dụ liên quan và chất lượng không?
  • Bài viết có đưa vào nhiều chiến lược có thể áp dụng không? 

2. Bài này đang thiếu sót gì?

  • Liệu nó có trông như một phiên bản sao chép từ bài viết khác không?
  • Liệu có có đang thiếu insight, và ví dụ hấp dẫn không?
  • Bài viết có khó theo dõi không?
  • Bài viết có gây khó hiểu không?
  • Bài viết có chán không?

3. Bài viết này đang tối ưu những từ khóa nào khác?

  • Bài viết đang rank những từ khóa nào khác?
  • Những từ khóa nào khác đang nằm trong các thẻ tiêu đề?
  • Những từ khóa nào khác mà lẽ ra nó rank được nhưng lại không rank?

Dùng thông tin này, song song với insight và trải nghiệm độc đáo của bạn để tạo ra content tốt nhất trên internet trong chủ đề của mình.

Bước 4: Tạo một tiêu đề thú vị có chứa từ khóa chính

tạo một tiêu đề thú vị

Mục tiêu của bước này là có từ 3-5 ý tưởng hay ho để tạo ra một tiêu đề ấn tượng nhưng vẫn đáp ứng tiêu chí SEO cơ bản.

Đừng suy nghĩ quá phức tạp…

Bạn không cần phải tạo ra một title hoàn hảo, chỉ cần bạn nghĩ ra một vài ý tưởng đặt tiêu đề mà bao gồm đủ 3 yếu tố dưới đây:

#1. Bắt mắt, thú vị

Nếu như title của bạn không thu hút được sự chú ý của người đọc khi họ kéo chuột, thì họ sẽ không click vô bài viết của bạn – đơn giản vậy thôi.

Nhưng làm sao để tạo một tiêu đề siêu thu hút nhưng không trông giống như click bait? (Click bait là thuật ngữ chỉ người viết bài đặt tiêu đề thu hút mọi người nhấp vào nhưng nội dung thì không giống như tiêu đề truyền tải).

Riêng Tài thì đã tạo ra nhiều title thú vị và thu hút người đọc bằng cách:

1. Thể hiện thẩm quyền về chủ đề đó

Nếu như bạn là người dày dạn kinh nghiệm về một chủ đề cụ thể, hãy thử đưa yếu tố đó vào title của bạn.

Một trong những ví dụ Tài thích nhất là tiêu đề bài viết của Jerry Jenkins viết: “How to Publish a Book: My Ultimate Guide from 40+ Years of Experience.”

Tiêu đề này rất thẳng thắn, số 40+ năm kinh nghiệm giúp người đọc cảm thấy họ sẽ nhận được thông tin quý giá từ một chuyên gia, lão làng trong ngành.

2. Đưa một lời hứa chắc nịch (và hãy làm đúng điều đó trong bài viết)

Kể ra thì đây là một hình thức click bait, nhưng nó rất hợp lý nếu như nội dung của bạn có những dữ liệu, dẫn chứng thuyết phục dành cho người đọc giống như tiêu đề nói.

Vậy hãy nghĩ ra một title kiểu “Cách tạo blog kiếm tiền từng bước chi tiết trong 2020” thay vì nói “Cách kiếm 1 triệu đô la trong 3 giây”.

Nếu như bạn viết một bài chuyên sâu 5000 chữ với một tiêu đề kể chi tiết về trải nghiệm của bạn, thì người đọc sẽ không cảm thấy mình bị lừa.

3. Đưa vào một vài số liệu thú vị

Ý tưởng ở đây đó là gắn thêm những con số đáng ngạc nhiên từ một bài thí nghiệm có ý nghĩa hoặc bài test trước đó.

Ví dụ: Cách Tài tăng trưởng lưu lượng truy cập lên đến 153% chỉ trong 12 tháng.

Chắc hẳn bạn hay thấy kiểu tiêu đề này trong các bài viết có case study. 

#2. Đem lại lợi ích gì

Vậy khi mà bạn đã khiến người dùng tò mò và click vô bài viết, thì điều gì xúc tiến họ đọc xa hơn nữa?

Chỉ rõ cho họ thứ này đem lại lợi ích gì để họ đọc tiếp.

Nói cách khác, đó là bạn đưa một lợi ích nào mà họ ham muốn sâu sắc vào tiêu đề thẻ H1 trong bài viết (miễn là nó có liên quan).

Điều này đòi hỏi bạn phải biết người đọc của bạn ham muốn điều gì và nỗi đau của họ.

Rồi, giờ bạn sẽ thêm “lợi ích” này vô title thông qua một mệnh đề bắt đầu bằng chữ “mà”.

Ví dụ: Ở bài viết bạn đang đọc này, Tài đã có thể viết “Tạo outline chuẩn cho content khi viết bài SEO”, nhưng Tài đã đổi thành “Tạo outline chuẩn cho content viết bài SEO mà giúp bạn xếp hạng cao trên Google”.

Phần nhỏ đằng sau đó chính là mệnh đề lợi ích của Tài, và nó cho thấy người đọc sẽ nhận được gì sau khi đọc bài viết này.

#3. Tối ưu xung quanh từ khóa mục tiêu tốt nhất

Phần lớn mọi người thường dễ hoảng loạn khi tối ưu thẻ tiêu đề sao cho “chuẩn SEO”.

Họ nghĩ rằng mình PHẢI bỏ chính xác từ khóa ở đầu tiêu đề hoặc nó sẽ không lên top google nổi.

Điều đó không hề đúng.

Tất nhiên là bạn sẽ muốn thêm từ khóa mục tiêu vào title bài viết rồi, nhưng mà bạn chẳng có chết đâu nếu như tiêu đề không có cụm từ chính xác hoặc là bạn để nó ở cuối câu.

Hãy viết tiêu đề cho người đọc trước, rồi cho máy tìm kiếm sau.

Bước 5: Sắp xếp từ khóa vào nội dung thân bài

sắp xếp từ khóa vào thân bài

Rồi, bây giờ ta cùng đến phần thịt của một bài viết – thân bài.

Có phải bây giờ mình cứ táng thẳng mớ keyword vừa nghiên cứu thành một dãy đầu dòng dài thòng lòng trong thân bài rồi chuyển sang kết luận là xong?

Chắc chắn là không.

Hãy nhớ lại đám từ khóa LSI và long-tail keyword mà ta sẽ soạn ở bước 2. Giờ là lúc ta dùng chúng đấy.

Chúng ta sẽ soạn một nội dung thật tuyệt vời dựa trên những từ khóa này.

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ tìm từ khóa trong danh sách đó và tạo những heading/subheading tuyệt vời trong bài viết, rồi bỏ vào thân bài của dàn ý bạn vẽ ra ban nãy.

Đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung:

Ví dụ Tài đang viết một bài về Tạo Blog Kiếm Tiền.

Sau một hồi nghiên cứu, Tài sẽ cho những từ khóa sau vào từng phần trong bài:

  • Cách tạo blog kiếm tiền 
  • viết blog kiếm tiền
  • cách tạo 1 blog kiếm tiền
  • ….

Và bây giờ thì dàn bài của Tài nó sẽ trông giống như thế này: ( xem trên Google Doc ). hoặc ở dưới

Phần các thẻ Headings bên trên đều chứa từ khóa quan trọng nhất, và những mục danh sách nhỏ từ khóa ở giữa có thể dùng làm subheading (cũng rất quan trọng).

Một khi Tài cảm thấy có đủ phần rồi, thì Tài sẽ bắt đầu nạp content vào mỗi một đầu mục ứng với từng headings và subheadings.

 

Từ khóa LSI/Long-tail nào thì ứng với phần nào?

Thực ra quá trình lựa chọn thẻ headings và subheadings dễ hơn rất nhiều so với bạn nghĩ.

Chỉ có 3 thứ bạn cần phải xem xét là:

1. Từ khóa có hợp ngữ cảnh không?

Nói cách khác, từ khóa đó có ăn khớp với content của bạn không? Nó có cho phép bạn viết điều mà bạn muốn viết không?, hay nó khiến bạn phải thêm một phần mới?

Ví dụ: Nếu Tài muốn hướng dẫn người khác tạo blog chuyên nghiệp thì không thể nào đưa các keyword dạng như:

  • tạo blog miễn phí
  • công cụ tạo blog miễn phí

Tài mạnh dạn loại nó ra. Hoặc nhắc tới nó trong bài viết đó và hướng dẫn chi tiết vào bài viết khác

2. Bạn có thể dùng từ khóa theo một cách tự nhiên nhất trong content của mình không?

Hãy nhớ rằng bạn đang viết cho con người đọc, không phải robot (biết rằng bạn đang “sắp xếp” bài viết của bạn cho máy tìm kiếm đọc).

Nếu như bạn có thể nhét một từ khóa nào đó vào mà không cảm thấy kì cục, hoặc gây tối nghĩa, bằng không thì bỏ đi, đừng cố làm gì.

Và tất nhiên bạn có thể sửa từ khóa đi một chút để tăng tính dễ đọc hoặc là đơn giản hơn, chọn từ khác đi.

3. Từ khóa bạn kiếm được có ít nhất 100 lượt search mỗi tháng không?

Thực ra đây là con số khá cảm tính, nhưng mà bạn muốn chắc rằng bất cứ từ khóa nào đưa vào bài viết cũng có một lượng search vừa đủ để có thể đưa vào bài viết mình.

Bước 6: Viết kết luận

cách viết kết luận

 Sau khi hoàn thành hết nội dung ở thân bài, thì bây giờ chúng ta còn lại mỗi phần kết bài thôi.

May mắn cho bạn, là phần này khá dễ!

Mục tiêu của phần kết luận có 2 ý:

  1. Cho người dùng thấy bây giờ mình có thể làm được gì bằng những thông tin mình học được trong bài viết của bạn.
  2. Hoặc kêu gọi người đọc thực hiện một hành động nào đó (Call to action/CTA).

Để giúp bạn làm một phần kết luận chuẩn không cần chỉnh, Tài sẽ chỉ bạn 3 thứ cần phải cho vào kết luận, chắc chắn sẽ hay hơn những đoạn kết luận bạn từng viết qua loa.

#1. Một tương lai rạng rỡ sau khi biết được những thông tin này

Giống như đã nói ở bước 5, hãy nghĩ về lợi ích mà người đọc có thể nhận được thông qua những gì họ đọc trong bài viết của bạn.

Ví dụ như:

  • Sản phẩm số có thể thay đổi toàn cục doanh nghiệp của bạn
  • Bạn không cần phải là nhà chuyên gia để khiến việc này thành công
  • Từ bây giờ bạn có dám KHÔNG tạo ra nội dung nền tảng (cornerstone content) nữa không?

Bạn sẽ muốn phần kết luận này trông như một cỗ máy thời gian cho người đọc thấy tương lai sẽ ra sao nếu họ ứng dụng thông tin mà bạn vừa dạy cho họ.

#2. 3 điều cụ thể mà người đọc có thể làm với thông tin bạn đã dạy cho họ.

Sau khi làm một tiêu đề về một tương lai rạng rỡ, hãy đưa ra 3 điều cụ thể mà họ có thể làm ngay bây giờ với thông tin bạn vừa đưa.

Hãy chỉ nói hoàn toàn về họ thôi.

Ví dụ:

  • Từ giờ bạn sẽ không cần phải bận rộn hơn 20 tiếng/tuần dành cho khách hàng tiềm năng mà quên đi doanh nghiệp của mình nữa.
  • Hãy tưởng tượng cảm giác sung sướng nhường nào khi vừa tỉnh dậy đã thấy 4 đơn hàng được chốt trong khi mình đang ngủ.
  • Cuộc sống của bạn thay đổi nhường nào nếu bạn có thể tỉnh dậy lúc nào cũng được, làm việc khi nào cũng được, và làm cái gì cũng được?

Hãy đưa những ý tương tự như hoa tiêu mà Tài vừa đề cập ở trên vào phần bên dưới heading của kết luận bạn vừa làm ở mục #1.

#3. Gợi ý cho người đọc thực hiện một hành động cụ thể

Cuối cùng, bạn sẽ muốn người đọc làm một hành động nào đó ngay sau khi họ đọc xong bài viết của bạn.

Nhưng mà làm điều gì thì tùy bạn.

Bạn có thể:

  • Mời họ tải tài liệu để đổi lại địa chỉ email
  • Mời họ chia sẻ bài viết hoặc bình luận gì đó
  • Hoặc thậm chí kêu họ ứng dụng luôn một chiến lược nào đó vào doanh nghiệp họ, rồi kể lại cho bạn những gì đã xảy ra.

Chỉ cần nhớ rằng mục tiêu ở đây là mời gọi họ thực hiện một hành động có ích cho doanh nghiệp của bạn hoặc cho chính họ.

Kết quả của việc tạo ra outline cho content

Bạn thấy không, Tài đang hướng dẫn làm một outline cho một bài viết ” cách tạo blog để kiếm tiền “

Và kết quả là Tài đã lên top 3

Và kết quả là Tài đang lên top cả hơn 500 từ khóa khác nhau từ bài viết này

Và đây là một kết quả từ một URL khác:

Và website của Tài có hơn 300 bài viết.

Tài đã miệt mài trong vòng 1 năm liên tục để tối ưu và làm điều này một cách tốt nhất.

Với 300 bài, trung bình mỗi bài có được trung bình 500 keyword. Cũng mang về lưu lượng truy cập tự nhiên kha khá mỗi ngày mà không phải tốn tiền quảng cáo.

Chốt lại phần tạo Outline cho bài viết

Nhìn xem, Tài không hề hứa với bạn là hãy một bài viết đủ 5.000 chữ thì sẽ rank top Google cho từ khóa mục tiêu chỉ trong 5 giây…

… Nhưng Tài hứa với bạn rằng nếu dùng cái dàn ý blog có sẵn này thì sẽ giúp bạn viết nhanh hơn 50% thời gian.

Nó cũng giúp bạn tạo ra những bài viết với mức độ tối ưu cao mà không gây cảm giác là bạn đang viết cho robot đọc bởi vì bạn sắp xếp nội dung phù hợp với tiêu chí SEO trước cả khi bạn đã đặt tay xuống gõ phím rồi. 

Vậy thì, hãy dùng dàn ý viết blog này cho bài viết sắp tới của bạn và sau khi có kết quả, hãy quay lại đây cho Tài biết nhé! 🙂 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here