“Bỏng mắt” thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu

0
1

Cô gái 26 tuổi từ bỏ công việc trong Không quân Mỹ vì đam mê tập thể hình.

Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 1

Người mẫu Instagram hút trăm nghìn fan vì sở hữu hình thể nóng bỏng

Cô gái đang được nhắc đến ở đây là Hope Howard, từng là thợ cơ khí của Không quân Mỹ. Sở hữu hình thể quá nóng bỏng, Howard đã bỏ việc và chuyển hẳn sang làm mẫu Instagram kiêm vận động viên thể hình. Sau thời gian ngắn tích cực tung ảnh sexy lên trang cá nhân, Howard thành công hút về hơn nửa triệu fan.

Hope Howard gia nhập Không quân Mỹ từ năm 19 tuổi khi vừa tốt nghiệp cấp 3. Cô cho rằng đó là trải nghiệm tốt nhất nhưng cũng tồi tệ nhất trong đời mình. Là phái yếu nhưng Howard phải mang súng máy bên người suốt ngày đêm 24/7. Cuối cùng, cô đã quyết định theo đuổi lại giấc mơ từ bé của mình là trở thành một người mẫu.

“Một ngọn lửa mãnh liệt bùng cháy trong tôi và tôi không thể dập tắt nó. Tôi bắt đầu nâng tạ và ăn uống nghiêm khắc hơn để cứu rỗi chính mình”, chân dài chia sẻ. Sau 4 năm, ở tại thời điểm kết thúc thời gian nhập ngũ, Howard đã chính thức trở thành huấn luyện viên thể hình cá nhân kiêm vận động viên cử tạ. Mỹ nhân Không quân Mỹ dành toàn bộ thời gian cho việc tập gym và đào tạo cá nhân.

Những hình ảnh trên trang cá nhân của cô nàng gần đây khiến fan tròn mắt vì sự “lột xác” ngoạn mục của mình. Mỗi lần khoe ảnh bikini, Hope Howard lại gây xôn xao cộng đồng mạng.

Video đang HOT

Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 2
Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 3

Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 4

Hope Howard khoe triệt đường cong bốc lửa trong trang phục bikini và đồ tập gym

Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 5

Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 6

Bỏng mắt thế này, hỏi sao gái không quân bỏ nghề đi làm mẫu - Hình 7

Hope Howard nóng bỏng từng cm trong phòng tập gym

Theo Danviet

Mẫu cường kích Mỹ chết yểu vì tranh chấp quân chủng

Máy bay yểm trợ phản ứng nhanh (ARES) mang nhiều công nghệ đột phá nhưng sớm bị hủy bỏ vì tranh chấp trong nội bộ quân đội Mỹ.

Chương trình OA-X của không quân Mỹ được coi là phương án thay thế tiêm kích hiện đại đắt tiền để đối đầu với lực lượng phiến quân trang bị nghèo nàn. Tuy nhiên, ý tưởng này không phải quá mới lạ. Nó từng được giới thiệu vào năm 2008 khi lục quân Mỹ đề xuất chế tạo máy bay hạng nhẹ thuộc chương trình Cường kích chiến trường giá rẻ (LCBAA), theo National Interest.

Dựa trên yêu cầu của lục quân Mỹ, nhà thiết kế máy bay Burt Rutan tiếp nhận dự án LCBAA và chế tạo bản mẫu Máy bay yểm trợ phản ứng nhanh (ARES) có nhiệm vụ yểm trợ tầm gần ở độ cao thấp, sở hữu tầm bay lớn và có khả năng cất hạ cánh trên đường cao tốc. Chiếc ARES bản mẫu này cất cánh lần đầu vào ngày 19/2/1990.

Mẫu cường kích ARES này được đánh giá là thiết kế mang tính đột phá, bỏ qua công nghệ cao để tập trung vào sự đơn giản và khả năng bảo trì, chưa kể tới chi phí vận hành rất rẻ. Nó được chế tạo trên nền tảng động cơ Pratt & Whitney JT15D với lực đẩy lên tới 1.340 kgf. Vũ khí chính của máy bay là một pháo General Electric GAU-12/U với 5 nòng cỡ 25mm.

Một đặc điểm độc đáo của ARES là động cơ và cửa hút gió nằm lệch 8 độ về bên trái, trong khi thân máy bay nằm lệch về bên phải trọng tâm. Điều đó đảm bảo khói thuốc súng từ khẩu GAU-12/U không bị hút vào động cơ, đồng thời giúp loại bỏ một phần độ giật của pháo.

Mẫu cường kích Mỹ chết yểu vì tranh chấp quân chủng - Hình 1

Chiếc ARES duy nhất được sản xuất. Ảnh: Flickr.

ARES được bố trí một cặp cánh ở mũi để phi công dễ dàng kiểm soát máy bay, ngay cả khi không có hệ thống điều khiển điện tử (fly-by-wire) phức tạp. Hệ thống điều khiển ARES đều là cơ khí, bao gồm cả thiết bị điều tiết nhiên liệu cho động cơ JT15D.

Chiếc phi cơ nhẹ, có cấu tạo đơn giản nhưng bảo đảm khả năng sống sót cao. ARES có khả năng lượn tới 36 độ/giây và chịu được gia tốc quá tải gấp 7 lần trọng lực (7G). Đây gần như là chiếc máy bay lý tưởng cho yêu cầu về cường kích yểm trợ tầm gần của lục quân Mỹ.

Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị giữa các quân binh chủng trong quân đội Mỹ đã giết chết chương trình này. LCBAA là sản phẩm của phi công lục quân Jim Kreutz và Milo Burroughs, với sự ủng hộ của tướng Shy Meyers, tham mưu trưởng lục quân Mỹ.

Nhưng sau khi tướng Meyers về hưu, dự án LCBAA đối mặt với sự phản đối dữ dội từ không quân Mỹ, khi họ muốn bảo vệ đặc quyền vận hành tất cả các máy bay chiến thuật theo điều khoản của Thỏa thuận Key West vào năm 1948.

Một số tướng lĩnh trong lục quân Mỹ cũng lo rằng LCBAA sẽ đe dọa chương trình trực thăng tấn công Hughes AH-64A Apache nên cũng tìm mọi cách ngăn cản dự án này. Cuối cùng, họ đã thành công khi dự án bị hủy bỏ với chỉ một chiếc ARES được chế tạo.

Hạ Vy

Theo VNE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here