Lằn ranh giữa một chiến dịch truyền
thông xuất sắc và một chiến dịch truyền thông thảm họa đôi khi chỉ cách
nhau 1 lời nói dối, 1 hình ảnh chưa đẹp và 1 thông tin không chính xác
Khi xây dựng các chiến dịch truyền
thông, các công ty thường cố gắng hướng tới việc cải thiện hình ảnh,
thúc đẩy doanh thu và mang tới những cái nhìn tích cực từ công chúng,
tuy nhiên đôi khi chỉ cần 1 vài “sơ xuất” những chiến dịch này lại trở
thành thảm họa không thể cứu vãn.
Hãy cùng điểm lại những chiến dịch PR tồi tệ nhất năm 2015 và xem bài học để lại cho chúng ta là gì?
1. Bê bối khí thải và sự dối trá của bộ phận truyền thông: Volkswagen
Volkswagen vẫn luôn nổi tiếng là hãng xe
thân thiện và an toàn bậc nhất thế giới, tuy nhiên, điều đó không có
nghĩa họ không mắc phải những sai lầm đáng tiếc (thậm chí là ngớ ngẩn)
trong các chiến dịch PR của mình.
Câu chuyện bắt đầu khi Volkswagen luôn
truyền thông đi rằng là sản phẩm của họ hoàn toàn thân thiện với môi
trường, nhưng thực chất lại cài vào một phần mềm nhằm giảm lượng khí
thải của xe để qua mặt các cuộc kiểm tra khí thải của các cơ quan chuyên
ngành. Sự dối trá này đã được cơ quan bảo vệ mội trường (EPA) đã phát
hiện ra chuyện này và Volkswagen đã phải thú nhận ít lâu sau đó kèm với
việc thu hồi xe.
Chuyện không có gì đáng nói nếu như
Volkswagen ngay lập tức thú nhận và sửa chữa sai lầm chứ không phải là
nói dối và cố tình che đậy sự thật.
Ngay sau khi Cơ quan bảo vệ môi trường
ra thông báo lật tẩy sự việc, bộ phận PR đã không quan tâm tới sự phản
hồi của dư luận mà tìm mọi cách để che đậy và phủ nhận. Tình hình trở
nên trầm trọng hơn khi CEO của Volkswagen: Michael Horn nói với một
thành viên trong tiểu ban Quốc hội rằng tất sự việc trên là âm mưu của
một số kỹ sư của hãng. Tiểu ban quốc hội cũng như đa số các cơ quan báo
chí không tin tưởng vào câu trả lời này và để chứng minh sự dối trá đó 1
tờ báo của Đức tên là Spiegel đã ra một bản báo cáo nói rằng có ít nhất
30 quản lý dính lứu tới sự kiện này.
Tiếp đó hàng loạt tin tức lật tẩy sự dối
trá của Volkswagen đã được đồng loạt đưa tin trên các kênh tin tức.
Dưới áp lực của dư luận, cuối cùng Volkswagen đã phải nhận lỗi và tiến
hành thu hồi xe, tuy nhiên thiệt hại để lại cho thương hiệu này không
chỉ là về tài chính mà còn cả về danh tiếng và lòng tin của khách hàng.
Bài học đưa ra ở đây đó chính là hãy luôn thành thật trong mọi tình huống bởi sự thật sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày.
Bộ phận lãnh đạo khi xảy ra sự việc phải
là người chịu trách nhiệm và có những phát ngôn hợp lý chứ không phải
che đậy và đổ lỗi, tất cả chỉ khiến sư việc thêm trầm trọng.
Còn những sai lầm ngớ ngẩn nào nữa mà
khiến các thương hiệu phải trả giá đắt? hãy cùng đón đọc phần 2 đăng tải
vào ngày 13/9 tới đây
2. Krispy Kreme và Ngày thứ 4 đen tối
Krispy Kreme là môt thương hiệu bánh
doughnuts tại Mỹ, với mong muốn thúc đẩy doanh thu của cửa hàng trong
dịp nghỉ lễ kéo dài 1 tuần của trẻ em trước khi bước vào năm học mới, họ
đã cho ra đời chuỗi sự kiện liên tiếp kéo dài trong vòng 1 tuần hướng
vào đối tượng trẻ em. Tuy nhiên rắc rối lại xảy ra khi sự kiện của ngày
thứ Tư có tên KKK Wednesday lại trùng với tên viết tắt của tổ chức Klu
Klux Klan (Tổ chức phân biệt chủng tộc và kỳ thị người da đen tại Mỹ).
Ngay lập tức sự kiện này vấp phải sự chỉ
trích gay gắt từ cộng đồng mạng xã hội , mặc dù phía cửa hàng đã ngay
lập tức gỡ bài đăng và phát biểu xin lỗi nhưng tin tức vẫn lan đi một
cách chóng mặt. Tràn ngập trên mạng xã hội là các bức hình photoshop của
thành viên tổ chức Klu Klux Klan với chiếc bánh donut Krispy Krem trên
tay. Không dừng lại ở đó, hàng loạt các tờ báo lớn như USA Today, The
Guardian, Fox News, và The Chirstian Science Monitor cũng đăng tải thông
tin và những ý kiến chỉ trích từ độc giả.
Krispy Kreme bước vào 1 cuộc khủng hoảng thực sự mặc cho mọi cố gắng kiểm soát thông tin.
Có thể thấy đây là một trường hợp tiêu
biểu và điển hình cho việc một bộ phận nhỏ trong một công ty lớn có thể
phá huỷ hoàn toàn danh tiếng của công ty đó nếu không có sự kiểm soát và
audit thông tin một cách chặt chẽ. Bài học đưa ra cho các doanh nghiệp
Việt Nam là
1, Hãy luôn nghiên cứu thông tin kỹ càng trước khi đưa ra các ý tưởng và các chiến dịch PR
2, Audit nội dung thường xuyên và có sự kiểm soát chặt chẽ với sự phản hồi của công chúng
( CÒN TIẾP)