Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM

0
0

Với dáng người cao ráo, khuôn mặt thanh thoát, Diễm Quỳnh – cựu sinh viên Đại học sư phạm TP.HCM khiến người đối diện khó rời mắt.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 1

Lê Thị Quỳnh (24 tuổi), tên thường gọi là Diễm Quỳnh – cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, Đại học sư phạm TP.HCM thu hút người đối diện bởi vẻ đẹp kiêu sa..

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 2

Tốt nghiệp ngành sư phạm, Diễm Quỳnh không theo nghề dạy học mà làm MC tại TP.HCM. Quỳnh còn là người mẫu ảnh tự do. Đây cũng là công việc mà cô rất yêu thích vì không bị gò bó thời gian.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 3

Diễm Quỳnh say mê những tác phẩm văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Nga và văn học phương Tây. “Những tác phẩm văn học nước ngoài kinh điển thường rất dài và khó, thường thì phải thật sự yêu thích, chịu khó đọc thì mới có thể cảm thụ được”, Diễm Quỳnh chia sẻ.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 4

Video đang HOT

Theo Diễm Quỳnh, để học tốt những môn khoa học xã hội thì cần có đam mê, một chút năng khiếu và đặc biệt phải có phương pháp rõ ràng.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 5

“Với môn Ngữ văn, các bạn nên đặt những câu hỏi như: Sau khi học xong bài này tôi sẽ biết thêm điều gì? Nội dung của bài học này quan trọng hay không ? Bài học giúp ích gì cho tôi ? Tôi có thể liên hệ thực tế xã hội từ nội dung kiến thức của bài hay không?…thì sẽ cảm thấy việc học thực tế hơn rất nhiều.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 6

Điều quan trọng là phải phân biệt được nội dung kiến thức của bài học mà chúng ta thật sự cần và muốn khai thác, tìm hiểu chứ không nhất thiết phải một mực làm theo yêu cầu của giáo viên hay hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa hay giáo trình”, Diễm Quỳnh nói về bí quyết để học văn có hiệu quả.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 7

Là cựu sinh viên Ngữ văn, lại sở hữu nét đẹp tự nhiên nên Diễm Quỳnh rất có lợi thế trong việc làm MC.

Ảnh: Vẻ đẹp rạng ngời của cựu nữ sinh Đại học sư phạm TP.HCM - Hình 8

Quỳnh vẫn luôn khát khao trở thành một giảng viên đại học.

Theo vtc.vn

GS-NGND Lê Trí Viễn: Một đời với nghề, một đời với văn

Sáng 9-3, trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học ” Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn”.

Ngoài đơn vị chủ trì, hội thảo còn có sự tham gia của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến…

GS-NGND Lê Trí Viễn: Một đời với nghề, một đời với văn - Hình 1

PGS.TS La Khắc Hòa trò chuyện bên lề hội thảo. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

GS- Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn là nhà sư phạm, nhà nghiên cứu ngữ văn đã có hơn nửa thế kỷ trực tiếp giảng dạy. Ông còn là tác giả của hơn 40 công trình nghiên cứu văn học giá trị, được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ (2012). Ông cũng là Hiệu trưởng sáng lập trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS La Khắc Hòa, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khẳng định: ” Khi còn là sinh viên Đại học Sư phạm Vinh, tôi đã rất mê những bài giảng văn của GS Lê Trí Viễn. Tôi tìm thấy ở đó tình yêu lớn lao của ông đối với công việc này. Trên 60 năm dạy học và nghiên cứu, ông đã viết nhiều sách về lịch sử văn học, hàng loạt sách bình văn.

Đọc những bài bình văn của GS Lê Trí Viễn tôi nhận ra một điều thú vị thế này: có những từ, những câu tưởng như chẳng có gì phải giảng vì không có gì để giảng, thế mà nhờ sử dụng tài tình phép so sánh, loại suy, nhất là nhờ sự tinh tế của một nghệ sĩ và sự uyên bác của một học giả, ông vẫn giảng rất kĩ, rất hay.

Tôi mê bởi ông bình rất kỹ, vừa có ý niệm chỉnh thể của văn bản, vừa phân tích chân tơ kẽ tóc lấy từ là đơn vị bình cơ bản. Ông phân tích từng từ để hiểu câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Ông phân tích kĩ lưỡng tất cả các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Ông đặc biệt chú ý tời bình diện tu từ. Ông vừa giảng, vừa bình, rồi mở rộng ra để bàn luận. Tôi không thấy một ai cùng thời với GS Lê Trí Viễn có khả năng để lại cho đời những bài bình văn kĩ lưỡng, tinh tế, tài hoa giống như những trang bình văn của ông. Tôi cũng chưa thấy một ai sau ông có thể bình văn giống ông”.

GS-NGND Lê Trí Viễn: Một đời với nghề, một đời với văn - Hình 2

Tại hội thảo khoa học, đại diện gia đình GS Lê Trí Viễn đã trao một số phần học bổng đến các sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN

Nói về GS Lê Trí Viễn, PGS.TS Đoàn Thị Thu Vân, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm TP.HCM, xúc động: “Từ góc độ một người học trò, tôi muốn nói về người thầy lớn lao của mình từ những điều nhỏ nhất.

Thầy bao giờ cũng cẩn trọng và tỉ mỉ, rất quan tâm bồi dưỡng chữ Hán cho lớp giảng viên trẻ ngày ấy. Để hiểu rõ về gia cảnh học trò, dù tuổi đã cao thầy không ngại khó nhọc đạp xe đến tận nhà để thăm hỏi. Và khi đã biết rõ hoàn cảnh, thầy sẽ có những động viên, hướng dẫn phù hợp cho từng người. Cuối cùng, không chỉ dạy học và nghiên cứu, thầy còn sáng tác rất nhiều, đặc biệt là thơ và còn truyền cảm hứng sáng tác cho các thế hệ học trò. Thầy đã có đóng góp rất lớn cho nền giáo dục Việt Nam”.

“Có lẽ điều khắc sâu vào tâm khảm của tôi là sự đức độ của thầy. Suốt đời thầy dạy chúng tôi cách làm người không chỉ qua lời khuyên bảo trực tiếp mà còn qua chính con người thầy – nhiệt tâm, cẩn trọng, giản dị, khiêm cung”, PGS.TS Thu Vân nói.

Theo plo.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here