Nguyễn Phương Anh – cô sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh tế đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất cuộc thi “ Người đẹp Hạ Long” lần thứ 22 vào đêm chung kết 12/5, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Nguyễn Phương Anh trong phần thi trang phục dạ hội
Đêm đăng quang của cô nữ sinh Học viện Tài chính
Là một trong những hoạt động điểm nhấn của Năm du lịch Quốc gia 2018, thông qua cuộc thi, Ban tổ chức hướng tới việc tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, toàn diện cả về hình thể, tâm hồn trí tuệ, tài năng của nữ thanh niên Quảng Ninh, đồng thời quảng bá về văn hóa và du lịch của Quảng Ninh.
Vượt qua 19 thí sinh khác, nữ sinh viên 19 tuổi của Học viện Tài chính, SBD 84 đã đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi. Ngoài khuôn mặt sáng đẹp, số đo hình thể chuẩn (cao 1m73; nặng 54,5kg; số đo ba vòng 80-63-92.), sự tự tin qua các phần thi, phần trả lời trong vòng thi ứng xử của Nguyễn Phương Anh đã thực sự chinh phục Ban giám khảo và khán giả.
Câu trả lời đã thể hiện sự hiểu biết không non nớt về mặt xã hội – một vấn đề lớn và đang nóng của lớp trẻ mà xã hội đang quan tâm: tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Nguyễn Phương Anh nêu cả ba mặt gây nên vấn đề nóng này và đưa ra giải pháp khả thi để giải quyết.
Theo Nguyễn Phương Anh, nguyên nhân của vấn đề sinh viên thất nghiệp “là vấn đề nan giải hiện nay, nguyên nhân là do xã hội cần thợ nhiều hơn thầy. Trong khi đó nhiều sinh viên lại chọn ngành học không phù hợp nên không thể hiện hết khả năng của bản thân. Thứ ba là nhiều sinh viên thiếu rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống.
Do đó, cần có biện pháp giải quyết vấn đề mà theo em là sinh viên cần học đi đôi với hành, rèn luyện kĩ năng mềm; thêm vào đó nhà trường, gia đình và xã hội cần có hướng nghiệp cho học sinh trong việc chọn ngành học phù hợp với nhu cầu xã hội. Có giải quyết được những vấn đề trên mới giải quyết được tình trạng này”. Với câu trả lời này, Nguyễn Phương Anh được trao giải Người đẹp ứng xử hay nhất.
Chuyện chưa biết về Người đẹp Hạ Long 2018
Gần 1 năm học tập tại Học viện Tài chính tuy chưa dài nhưng đã giúp Nguyễn Phương Anh trưởng thành lên rất nhiều. Người đẹp chia sẻ “Bản thân em từ bé đã ước ao được hát trên sân khấu, được tham gia các cuộc thi sắc đẹp mà mình xem trên ti vi, được học nhảy, được tham gia hoạt động tình nguyện…
Nhưng thời học phổ thông em quá rụt rè, nhút nhát nên em đã không dám tham gia để khẳng định mình. Nhờ môi trường Học viện Tài chính, ngoài việc chú trọng đào tạo chuyên môn sâu, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động của Đoàn, Hội Sinh và các câu lạc bộ.. đã giúp em thay đổi, có thêm nhiều trải nghiệm, năng động, tự tin và bản lĩnh hơn”.
Video đang HOT
Với ngôi vị Ngươi đep Ha Long 2018, có rất nhiều cơ hội mới đến với Nguyễn Phương Anh, cả học tập cũng như lập nghiệp sau này – nhiều cơ hội việc làm, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin và có thêm nhiều kỹ năng bổ ích trong cuộc sống. Ngươi đep Ha Long 2018 cũng cho biết, sau khi đăng quang cuộc thi này, cô sẽ cố gắng thu xếp tốt việc học tập và tiếp tục tham gia Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2018 diễn ra vào tháng 8 năm nay. Kết quả cuộc thi có như thế nào vẫn sẽ tiếp tục con đường học vấn, theo đuổi mơ ước mơ của mình.
Nguyễn Phương Anh cũng gửi lời chia sẻ với các nữ sinh Học viện Tài chính nói riêng, các bạn trẻ nói chung: Ngay khi còn trẻ tuổi, hãy theo đuổi giấc mơ của mình, tích lũy kiến thức, kỹ năng, chuẩn bị để lập nghiệp, trở thành người có ích cho bản thân, cho xã hội bằng chính hành động của mình.
Nguyễn Phương Anh tham trong phần thi Người đẹp du lịch trong cuộc thi Người đẹp Hạ Long 2018
Nguyễn Phương Anh trong phần thi áo tắm cuộc thi Người đẹp Hạ Long 2018
Đăng quang ngôi vị cao nhất của Người đẹp Hạ Long 2018
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch – Trưởng ban Công tác chính trị và Sinh viên Học viện Tài chính chia sẻ: “Nguyễn Phương Anh lớp CQ55/62.01 là sinh viên có triển vọng trong các cuộc thi nhan sắc vì có hình thể đẹp, có tố chất, ngoài việc học tập, còn tích cực tham gia hoạt động Đoàn và Hội sinh viên Học viện Tài chính. Những hoạt động nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng các kỹ năng mềm cho sinh viên luôn được Học viện chú trọng. Đây là môi trường tốt không chỉ Nguyễn Phương Anh mà tất cả sinh viên phát huy hết các khả năng của mình. “
Thu Loan
Theo giaoducthoidai.vn
Học sinh Hà Nội và Bắc Ninh trở thành “Trạng nguyên Tiếng Việt” toàn quốc 2018
Vượt qua hơn 35.000 thí sinh ở kỳ thi Hương, em Quách Minh Châu (lớp 5, Trường Tiểu học Đình Bảng 2, Bắc Ninh) và em Nguyễn Hà Phương (lớp 4, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội) xuất sắc giành ngôi vị cao nhất cuộc thi “Trạng nguyên Tiếng Việt” toàn quốc năm nay.
Sáng ngày 13/5, lễ vinh danh và trao giải sân chơi giáo dục trực tuyến “Trạng nguyên Tiếng Việt” năm học 2017-2018 dành cho học sinh tiểu học trên toàn quốc diễn ra tại Hà Nội.
BTC “Trạng nguyên Tiếng Việt” đã chọn ra mỗi khối 1 trạng nguyên, 1 bảng nhãn, 1 thám hoa, 5% giải nhất, 10% giải nhì, 10% giải ba và nhiều giải khuyến khích.
Vơi hình thức học, thi, mang đâm tinh văn hoa, giup kích thích sự sáng tạo, phát triển tư duy ngôn ngữ, chỉ sau 9 tháng phát động (từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018), cuộc thi đã thu hút được hơn 1,3 triệu học sinh toàn quốc của 49 tỉnh thành phố tham dự.
Từ hơn 300.000 thí sinh ở vòng Sơ khảo (cấp trường), 35.000 thí sinh được chọn tham dự kỳ thi Hương (cấp huyện). Tại ky thi Hôi, BTC đã duyệt ID cho 17.800 thí sinh, trong đó, BTC kết hợp với 6 sở Giáo dục và Đào tạo (TP Hà Nội, TP Ninh Bình, Tỉnh Lào Cai, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam) để tổ chức thi tập trung cho hơn 6.000 thí sinh, 44 tinh thanh khác giao cho cac nha trương tô chưc thi cho thi sinh. Sau kỳ thi Hội, BTC đã chọn ra 172 thí sinh đứng đầu 24 tỉnh thành để về Hà Nội dự thi Đình (vòng Quốc gia).
Chiều ngày 12/5, kỳ thi Đình (thi cấp Quốc gia) diễn ra tại thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 54 thí sinh khối lớp 4 và 117 thí sinh khối lớp 5 toàn quốc.
Kết quả chung cuộc được trao theo khối lớp. Ngôi vị cao nhất của cuộc thi là danh hiệu “Trạng nguyên” được trao cho 2 thí sinh: Quách Minh Châu (Trường Tiểu học Đình Bảng 2, Bắc Ninh) và Nguyễn Hà Phương (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội).
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển (phải, ngoài cùng) và Giáo sư sử học Lê Văn Lan (trái, ngoài cùng) trao giải cho hai “Trạng Nguyên” Nguyễn Hà Phương (thứ 2 từ trái sang) và Quách Minh Châu (thứ 3 từ trái sang)
Ở khối lớp 4: Em Nguyễn Hà Phương (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội) đạt Trạng nguyên; em Phạm Linh Anh (Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội) đạt Bảng nhãn; em Nguyễn Phú Đức (Trường Tiểu học Trung Sơn, Hà Nội) đạt Thám hoa.
Ở khối lớp 5: Em Quách Minh Châu (Trường Tiểu Đình Bảng 2, Bắc Ninh) đạt Trạng nguyên; Em Hoàng Lê Anh Thư (Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Lào Cai) và em Nguyễn Phương Mai (Trường Tiểu học Thị trấn Bắc Hà, Lào Cai) đạt Hoàng giáp; em Trần Hà Thu (Trường Tiểu học Bà Triệu, Hà Nội) đạt Bảng nhãn; em Phạm Nhật Anh (Trường Tiểu học Đình Bảng 2, Bắc Ninh) đạt Thám hoa.
Phát biểu tại lễ trao giải, bà Trịnh Hoài Thu – Phó Vụ trưởng Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: “Hiện nay, Bộ GD&ĐT rất chú trọng tới việc hiện đại hóa giáo dục và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng Bộ không thể làm một mình mà cần sự chung tay, giúp sức của nhà trường, học sinh, phụ huynh cũng như những đơn vị sự nghiệp giáo dục.
Thế giới hiện nay là thế giới phẳng, nhà trường hiện nay là nhà trường 4.0, và việc học tập của các em học sinh cũng được tăng cường nhờ mạng Internet. Hiện tại, có rất nhiều sân chơi giáo dục, nhưng những sân chơi giáo dục trực tuyến thuần Việt như “Trạng nguyên Tiếng Việt” hướng tới việc trau dồi, phát huy những tinh hoa ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, rèn luyện đạo đức, tính nhân văn thì chưa có nhiều”.
Đại diện Vụ Tiểu học tin rằng, tất cả những em học sinh trên mọi miền đất nước có chung tình yêu Tiếng Việt, có chung niềm đam mê học hỏi chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là hiền tài của quốc gia.
Em Nguyễn Hà Phương (học sinh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) – người giành giải Trạng nguyên tiếng Việt khối 4 vui mừng chia sẻ: “Em biết đến cuộc thi từ năm lớp 2 do cô giáo giới thiệu và hướng dẫn. Lần đầu thử sức mình ở vòng loại em thấy nội dung thi vừa sức, hấp dẫn đối với các bạn tiểu học. Thêm nữa, sở thích của em là đọc truyện và đọc sách tiếng Việt, các câu thơ, ca dao, tục ngữ… nên không thấy vất vả khi tham dự cuộc thi.
Những kiến thức em đã ôn tập đều nằm trong SGK Tiếng Việt, Từ điển Tiếng Việt và một số cuốn sách về ca dao tục ngữ. Em thấy môn Tiếng Việt rất phù hợp với mình, học môn Toán em thấy áp lực nhiều nhưng khi học Tiếng Việt con thấy nhẹ nhàng và phù hợp”.
Dành 2 tiếng mỗi ngày để ôn luyện tiếng Việt, em Quách Minh Châu (Trường Tiểu Đình Bảng 2, Bắc Ninh) vô cùng vui mừng khi giành ngôi vị Trạng nguyên.
“Cuộc thi là sân chơi bổ ích giúp con thông minh, sáng tạo hơn và tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Trạng nguyên khối 5 tâm sự.
Giáo sư Sử học Lê Văn Lan chúc mừng các thí sinh.
Đánh giá về cuộc thi, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan chia sẻ: “Chúng ta đang có rất nhiều vấn đề về xã hội, về văn hóa, về giáo dục, về ngôn ngữ… nhưng những cuộc thi như thế này vừa làm một giải pháp vừa là một niềm tin để rồi chúng ta sẽ hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Ban đầu “Trạng nguyên Tiếng Việt” chỉ là một nhóm nhưng về sau nó đã bùng nổ thành một thứ gần như “phong trào” trong học sinh tiểu học toàn quốc và đó là ý nghĩa chúng ta đang cần vào lúc này”.
“Trạng nguyên Tiếng Việt” là sân chơi riêng biệt về Tiếng Việt với hình thức thi được mô phỏng theo các kỳ thi Khoa Bảng thời xưa (bao gồm thi Hương – Cấp trường, thi Hội – Cấp tỉnh, thi Đình – Cấp toàn quốc) dành cho học sinh tiểu học.
Nội dung kiến thức học, thi là môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Bài thi được thiết kế nhằm kích thích tư duy sáng tạo của trẻ với các dạng: đề trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, sắp xếp, hoàn thành phép tính, ô chữ… Các đề này được cấu tạo thành 12 dạng bài thi tương ứng với 12 con giáp, thể hiện trên nền 12 cảnh đẹp điển hình trải dài trên bản đồ nước Việt, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tình yêu với truyền thống, văn hóa dân tộc.
Lệ Thu
Theo Dân trí
‘Bố cứ bảo em phi thương bất phú, em phải làm sao?’ Chưa thi THPT quốc gia nhưng học trò tôi nhiều em ngổn ngang tâm sự, em thì lúng túng không biết mình thích gì, em thì bị cha mẹ ép theo nghề mình không muốn. Học sinh làm hồ sơ thi THPT quốc gia 2017 – Ảnh: NHƯ HÙNG Tôi chủ nhiệm lớp 12 của một trường cấp ba ở một tỉnh lẻ….