Ngành Marketing, cái tên dần trở nên hot và được của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên quan tâm trong việc định hướng nghề nghiệp tương lại.
Bạn có thể nghe ở đâu đó kể về sự hào nhoáng cùng mức thu nhập khủng từ
ngành này. Thế nhưng bạn đã thật sự hiểu đủ và đúng về bản chất chuyên ngành Marketing chưa? Nó gồm những gì và bạn sẽ phải làm gì sau khi học xong?
Những kiến thức mà Compa Marketing chia
sẻ về marketing ở bên dưới đây là rất thực tế giúp bạn có cái nhìn tổng
quan & đưa ra quyết định riêng dành cho bản thân mình!
Ngành Marketing là gì?
Marketing
hiểu đơn giản là một chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức
nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu đó bằng
những sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các
hoạt động đó sẽ bao gồm nghiên cứu, hoạch định, chiến lược giá, xúc
tiến, phân phối các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường,
hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp như gia tăng mức độ nhận biết
thương hiệu, gia tăng doanh số…
Ngành Marketing gồm những gì?
Marketing được chia ra làm 2 thành phần chính bao gồm Brand Marketing và Trade Marketing.
Tùy thuộc vào chiến lược phát triển của một doanh nghiệp mà họ có thể
đầu tư để đẩy mạnh 1 trong 2 loại này ở các giai đoạn khác nhau.
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing
là các hoạt động nhằm vào việc xây dựng hình ảnh và củng cố sức mạnh
thương hiệu. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu khiến khách hàng nghĩ
đến đầu tiên khi nói về một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Chính vì vậy, có những khách hàng, mua hàng không hoàn toàn bởi vì chất lượng của mặt hàng mà phần lớn vì tình yêu với thương hiệu. Xây dựng một hình ảnh thương hiệu đẹp trong lòng khách hàng là vô cùng quan trọng.
Những hoạt động trong Brand Marketing
thường là các hoạt động truyền thông trên các phương tiện như TV,
radio, báo chí, PR, biển quảng cáo, banner trên báo điện tử, quảng cáo
trên các nền tảng như Google, Facebook, Zalo, Cốc Cốc, Youtube…
Trade Marketing là gì?
Trade
Marketing là những hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho việc bán hàng tại
điểm bán. Mục đích chủ yếu là thu hút sự chú ý của khách hàng và gia
tăng lượng hàng bán. Các hoạt động phổ biến trong Trade Marketing
hiện nay như: tổ chức các sự kiện, hội thảo, trưng bày, trang trí kệ
bán hàng, phát tờ rơi, mẫu thử, tổ chức các trò chơi cho khách hàng tại
điểm bán…
Chuyên ngành Marketing học những gì?
Để trở thành một Marketer giỏi trong tương lai, bạn cần nắm chắc các kiến thức nền tảng trong Marketing.
Thông thường, chương trình đào tạo dành cho một cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành Marketing sẽ bao gồm các mảng kiến thức sau: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, hành vi người tiêu dùng, chiến lược Marketing 4P, 7P, xây dựng và phát triển thương hiệu, chiến lược truyền thông, PR, quảng cáo, khuyến mãi, marketing trực tiếp, gián tiếp, tổ chức sự kiện…
Học Marketing ra trường làm gì?
Sau
khi kết thúc khóa học tiếp thị, các Marketers có thể lựa chọn cho mình 2
con đường để phát triển sự nghiệp là bước vào Client (các doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ) hoặc làm cho Agency (các công ty quảng
cáo).
Công việc của Marketer tại Client.
Đối
với Client bạn sẽ làm việc trong cả mảng Brand và Trade Marketing. Cụ
thể như xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu thông qua các kênh
online và Offline, xây dựng chiến lược ngành, chiến lược thương hiệu tại
điểm bán.
Công việc của Marketer tại Agency.
Trong
thế giới Agency, từng bộ phận sẽ được chia nhỏ và tập trung vào từng
chuyên môn nhất định. Một số vị trí dành cho Marketer tại Agency như
sau:
Account:
Là người trực tiếp làm việc với Client, có nhiệm vụ duy trì và phát
triển mối quan hệ giữa Client và Agency. Quản lý và phối hợp với các
phòng ban trong Agency để thực hiện các dự án của khách hàng nhằm đạt
được KPIs cao nhất.
Planner:
Lập kế hoạch Marketing, chiến lược về sản phẩm, dịch vụ nhằm giải quyết
vấn đề khách hàng đang gặp phải và tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.
Copywriter:
chịu trách nhiệm về mặt ý tưởng quảng cáo và con chữ. Là người trực
tiếp triển khai các ý tưởng dựa trên đề xuất của Planner thông qua các
thông điệp, quảng cáo đưa đến công chúng.
Art Director:
chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh, thẩm mỹ, concept trong một chiến
dịch. Nhằm đảm bảo sự thống nhất xuyên suốt chiến dịch và phù hợp với
mong muốn của khách hàng.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing
Ngành Marketing được xem là một trong những ngành nghề Hot nhất hiện nay và trở thành xu hướng ngành học của tương lai. Bởi nhu cầu nhân lực về Marketing ngày càng tăng, khi mà bất cứ một doanh nghiệp nào hiện nay, muốn phát triển mạnh mẽ trên thị trường đều cần đến Marketing.
Mức lương của ngành Marketing cũng được xem là top những ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay. Một cử nhân Marketing vừa ra trường có thể nhận được mức lương khởi điểm từ 300 – 500 USD. Theo thống kê từ trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực thì mỗi năm, tại Việt Nam ngành Marketing cần đến 10.000 lao động. Theo đó, Marketing vẫn sẽ là ngành dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng trong những năm sắp tới.
titanic.vn .