6 KIẾN THỨC FACEBOOK ADS CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI

0
18

Số đông những người kinh doanh online hay kiếm tiền với Affiliate Marketing(Tiếp thị liên kết) tại Việt Nam vẫn đang sử dụng quảng cáo Facebook như một kênh chính để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Không thể phủ nhận tầm quan trọng & chưa thể thay thế của nguồn traffic này trong mọi chiến dịch quảng cáo online của người Việt.
Tuy nhiên, với lượng nhà quảng cáo hàng ngày mọc lên như nấm, người dùng thật thì gia tăng nhưng rất chậm rãi, còn vị trí hiển thị quảng cáo thì vẫn chỉ có bấy nhiêu. Cuộc đua cạnh tranh quảng cáo Facebook ngày càng khắt nghiệt.
Không phải ai cũng có đủ khả năng để tự chạy Facebook ads hiệu quả, cũng như còn khá nhiều người tuy đã làm một thời gian nhưng vẫn chưa có hướng tối ưu tốt kênh traffic này.
Bạn cần tìm hiểu mọi thứ thật rõ ràng trước khi chạy ads, nếu không bạn sẽ lãng phí rất nhiều ngân sách từ những thất bại. 6 kiến thức mà mình đưa ra ở bài viết này sẽ chưa đi vào hướng dẫn bạn chạy 1 chiến dịch quảng cáo nào, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn lấp đầy 1 số thiếu sót mà có thể trước đó bạn chưa hề biết.

1. USP (Unique Selling Point) là gì ?
Không liên quan gì đến Facebook Ads, tuy nhiên USP ảnh hưởng lớn đến việc bạn có bán được hàng trên Facebook hay không. USD (Unique Selling Point) đơn giản là ưu thế bán hàng độc nhất của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế của bạn ở đây có thể là về đặc tính sản phẩm, có thể về giá, điểm bán, về chính sách chăm sóc khách hàng,…Hãy liệt kê ra tất cả những gì mà bạn nghĩ khách hàng sẽ chọn sản phẩm của bạn chứ không phải của đối thủ. Bởi vì bây giờ Facebook Ads rất dễ chạy, ai cũng làm được nên đừng nghĩ chỉ có sản phẩm của bạn chạy trên đó.
Khi chạy Ads, ngoài việc nêu lên được “LỢI ÍCH” của khách hàng, thì tốt nhất bạn nên nhấn mạnh được USP, chỉ ra được vì sao khách hàng nên mua của bạn chứ không phải là của đối thủ.
Bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào, bạn đều có đối thủ. Nếu về mặt sản phẩm/dịch vụ, bạn không có lợi thế hơn thì tối thiểu phải bằng.
2. Vai trò của ad content
Ad content là toàn bộ những gì khách hàng thấy khi quảng cáo của bạn hiển thị qua mắt họ. Chẳng hạn hình ảnh ads, tiêu đề, video, link hiển thị,….
Bạn biết đó, khách hàng hay chúng ta đều có thói quen lướt Facebook rất nhanh, nếu 1 bài đăng nào đó không có gì nổi bật thì thời gian này càng nhanh hơn, có thể dưới 1 giây.
Nội dung quảng cáo cũng giống như 1 bài đăng bình thường, vì vậy nếu những nội dung này chẳng có gì nổi bật đối với người xem, họ cũng sẽ lướt đi như 1 cơn gió.
Bạn nên đầu tư về hình ảnh khá chất lượng, khi bấm vào landing page họ cũng làm khá đẹp. Những yếu tố về mặt thẩm mỹ phát huy hiệu quả khá tốt, nó quyết định trực tiếp đến hành vi mua hàng. Content hay còn là 1 content “bắt trend” hoặc viết những nội dung giúp người đọc “giải trí” vừa quảng cáo vừa giúp khách hàng giải trí chứ không phải nhồi nhét sản phẩm như phần lớn người khác đang làm.
3. Khách hàng bạn đang nhắm tới là ai ?
Để chạy được quảng cáo Facebook, bạn phải biết xác định được khách hàng bạn đang nhắm tới là ai ? Có 3 nhóm khách hàng chính mà bạn nên biết :

  • Cold traffic : Là nhóm khách hàng “lạnh”. Những người này chưa biết đến bạn là ai. Chạy quảng cáo tới những người này thì tỉ lệ bạn bán được hàng rất thấp. Sản phẩm phải cực nổi bật, nội dung quảng cáo phải thật hay thì mới có khả năng có kết quả tốt.
  • Warm traffic : Là nhóm khách hàng “ấm”. Những người này đã từng tương tác với bạn trong quá khứ, chẳng hạn đã vào website đọc bài viết của bạn, đã like fanpage của bạn, đã tham gia event mà bạn tạo trên Facebook, đã sử dụng ứng dụng của bạn, đã từng điền tên & email vào form thu thập email của bạn,…Với nhóm khách hàng này thì tỉ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.
  • Hot traffic : Là nhóm khách hàng “nóng”. Là những người đã từng mua hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt  thì “‘hot traffic” sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất trong 3 loại khách hàng trên. Vì họ đã sử dụng qua sản phẩm/dịch vụ của bạn 1 lần. Nếu có trải nghiệm tốt, họ chắc chắn sẽ chi tiền thêm lần 2,3…n

Vì vậy chiến lược tiếp cận khách hàng tốt nhất mà bạn có thể áp dụng đó là : Mang lại giá trị cho Cold Traffic, target bán hàng đến warm traffic, chăm sóc để upsell (bán các sản phẩm liên quan) đối với hot traffic.
Có nghĩa đối với Cold Traffic, bạn phải tiếp cận họ với danh nghĩa “tôi không phải là người bán hàng”, mà là mang đến cho họ 1 thứ gì đó hữu ích hoặc có giá trị, hoặc giải trí, học tập. Từ việc này, bạn có thể chuyển đổi họ thành Warm Traffic, lúc này bạn mới bắt đầu bán hàng.
4. Facebook Ads Manager là gì ?
Facebook Ads Manager là khu vực quản lý quảng cáo cơ bản mà bất cứ ai trong số chúng ta đều phải viết vào khu vực này để tạo, quản lý quảng cáo và xem báo cáo quảng cáo có tốt hay không ? Ngoài Ads Manager thì sẽ có 1 khu vực quản lý quảng cáo nâng cao khác đó là “Power Editor”, nhưng tạm thời mình sẽ chưa đem nó vào bài này.
Để truy cập Ads Manager, bạn vào Menu của Business Manager => Ads Manager
ads-manager-la-gi.jpg
Giao diện của Ads Manager sẽ như sau :
giao-dien-ads-manager.jpg
Ở trong Ads Manager bạn sẽ có thể thao tác tạo, quản lý quảng cáo cũng như xem các kết quả mà ads mang lại như số lượng tiếp cận, số tiền chi tiêu, lượng tương tác, chuyển đổi,….
Nếu như bạn là người mới thì Ads Manager chính là công cụ mà bạn sẽ tiếp cận để làm quen với Facebook Ads đầu tiên. Để tạo 1 chiến dịch ads, chỉ cần đơn giản vào Ads Manager chọn Create Campaign, sau đó theo các bước mà Facebook đưa ra để thiết lập chiến dịch là xong.

Khi bạn không muốn quảng cáo chạy nữa thì bạn cũng có thể vào Ads Manager để tắt ads đó. Trước mỗi tên chiến dịch đều có nút Bật/Tắt ads  (Như ảnh dưới). Hoặc bạn muốn chỉnh sửa ngân sách, chỉnh sửa các thiết lập đã tạo cũng sẽ vào lại khu vực này.
bat-tat-ads.jpg
5. Ba cấp độ quảng cáo : Campaign – Ad Set – Ad
Facebook có 3 cấp độ của 1 chiến dịch quảng cáo, đó là Campaign, Ad Set và Ad. Cụ thể hơn khi bạn mới bắt đầu tạo quảng cáo thì bạn sẽ tạo Campaign, trong Campaign bạn sẽ tạo Ad Set và trong Ad Set bạn sẽ tạo Ad.
(Tốt nhất bạn hãy bật Ads Manager ra, bấm Create Campaign để hiểu rõ hơn những gì mình đề cập)
ad-level.jpg
Bạn cũng có thể tạo Ad Set mới trong 1 Aampaign sẵn có hoặc tạo Ad mới trong 1 Ad Set sẵn có. Giờ mình sẽ giải thích về 3 cấp độ này cụ thể hơn.
Campaign
Là chiến dịch, nó sẽ chứa các Ad Set và ad ở trong. Khi bạn tạo campaign, bạn sẽ chọn mục tiêu tiếp thị của bạn (Marketing Object). Chẳng hạn mục đích bạn chạy ads của bạn là tăng lượt truy cập vào website, thì bạn chọn traffic. Hoặc mục đích của bạn là tăng lượng cài đặt ứng dụng thì bạn chọn App Install,…
Ad Set
Nằm trong campaign, mỗi campaign có thể tạo nhiều ad set khác nhau để test xem Ad Set nào mang lại hiệu quả nhất. Nếu như ở campaign, bạn chỉ chọn được Marketing Object thì Ad set sẽ là nơi bạn thiết lập nhiều thứ hơn, cụ thể như :

  • Audience : Chọn tệp khách hàng bạn muốn quảng cáo hiển thị. Chẳng hạn bạn muốn chạy ads đến tệp Custom Audience những người đã từng vào website của bạn, hoặc audience của bạn có thể là những người đã like Fanpage của bạn, target theo dữ liệu có sẵn của Facebook, vị trí địa lý, độ tuổi,….
  • Placements : Bạn có thể tùy biến vị trí quảng cáo hiển thị : Trên desktop hay chỉ trên mobile, có cho chạy trên instagram hay không, có cho hiển thị ở instant article hay không,….
  • Budget & Schedule : Thiết lập ngân sách và lên lịch quảng cáo của bạn. Bạn có thể cho nó chạy ngay hoặc hẹn giờ cho nó chạy.
  • ….Tùy vào Marketing Object của bạn là gì sẽ có những thiết lập khác đặc thù.

Ad
Là quảng cáo của bạn, nó sẽ nằm trong Ad Set. Đây sẽ là nơi bạn sáng tạo Ad content (Đọc lại mục 2 về ad content). Có nghĩa ở đây bạn sẽ viết nội dung ads, sử dụng hình ảnh nào, chọn fanpage nào để chạy, đặt link gì, video gì,….
Tương tự thì trong 1 ad set, bạn có thể tạo nhiều ads khác nhau để xem ad nào hiệu quả nhất (A/B testing). Tuy nhiên mình toàn A/B tesing với Ad Set là đủ. Có nghĩa với hầu hết những chiến dịch của mình thì trong 1 Ad Set mình chỉ để 1 Ad duy nhất. Nếu bạn là người mới cũng nên làm như vậy cho dễ quản lý.
6. Marketing Object là gì ?
Khi bạn bắt đầu tạo bất cứ chiến dịch quảng cáo nào trên Facebook, điều đầu tiên Facebook hỏi bạn đó là “What is your marketing object” (Mục tiêu tiếp thị của bạn là gì ?)
marketing-object.jpg
3 nhóm mục tiêu chính mà Facebook đưa ra là :

  • Awareness : Nhận thức
  • Consideration : Cân nhắc
  • Conversion : Chuyển đổi

Ở trong 3 nhóm này sẽ có rất nhiều mục tiêu nhỏ khác nhau, nói chung là đủ thể loại như hình trên như : Nhận diện thương hiệu, tăng traffic, tăng tương tác, tăng cài đặt app, tăng lượt xem video, tăng chuyển đổi,….
Mục đích mà Facebook đưa ra chọn lựa này đầu tiên khi bạn bắt đầu tạo 1 chiến dịch đó là giúp quảng cáo bạn tiếp cận với đúng khách hàng hơn và tối ưu quảng cáo của bạn hiệu quả hơn.
Mỗi mục đích sẽ có những đặc thù riêng, vì vậy Facebook sẽ có những thiết lập khác nhau khi bạn chọn Marketing Object khác nhau, chẳng hạn khi mình chọn Marketing Object là Engagement thì khi thiết lập Ad Set, bạn chỉ cần thiết lập Audience, Placements, Budget & Schedule.
engagement-ads.jpg
Nhưng khi mình chọn Marketing Object là Traffic thì ngoài 3 mục trên, còn có 2 mục khác cần thiết lập ở Ad Set : Traffic và Offer
traffic-ads.jpg
Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các Publishers mới còn đang loay hoay đánh vật với Mark có thêm sự lựa chọn và giúp hành trình vượt khó của chúng ta bớt đi nhiều phần chông gai để bứt phá với CPO AdFlex, có thêm nhiều động lực, mục tiêu cũng như lộ trình cho riêng mình.
Đừng quên số lượng quà AdFlex Challenge 2.0 là KHÔNG GIỚI HẠN và AdFlex luôn sẵn sàng để được trao tặng Publisher những món quà này nhé. 
? Cơ cấu giải thưởng cực “khủng”:
Tham gia Kiếm tiền cùng AdFLex ngay thôi!


KIẾM TIỀN VỚI ADFLEX NGAY

Nguồn tham khảo: Kiemtiencenter của tác giả Thế Khương.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here