Đối với Publisher nói chung, nhất là các doanh nghiệp sử dụng kênh Digital Marketing, Facebook Ads làm thế nào để Scale Facebook Ads một cách hiệu quả luôn là câu hỏi khó được đặt ra.
Publishers luôn nói rằng đôi khi ngân sách của họ là không phải vấn đề nếu họ đạt được những chỉ tiêu như ROAS/CPA. Làm thế nào để tăng ngân sách với CPA giữ được ở mức thấp?
- ROAS: Return on Ads Spend – Chỉ số thể hiện lợi nhuận thu về trên số tiền bỏ ra cho quảng cáo.
- CPA: Cost Per Action – Chi phí cho một hành động cụ thể (Có thể là lượt nhấp vào website, lượt bắt đầu cuộc trò chuyện, mua hàng,…) Tùy thuộc vào mục đích của chiến dịch, CPA sẽ được hiểu theo nghĩa khác nhau.
ROAS và CPA là 2 chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của quảng cáo.
Đó tất nhiên là điều mà các Publisshers luôn hướng tới, nhưng thực tế rất khó để bạn có thể duy trì được hiệu quả quảng cáo khi tăng ngân sách. Thuật toán của Facebook luôn thay đổi và rất khó để nắm bắt. Không thể có chuyện bạn bỏ 1 đồng kiếm được 2 đồng và hy vọng rằng khi mình tăng ngân sách quảng cáo, bỏ ra 1000 đồng sẽ thu về 2000 đồng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể mất tiền bất cứ lúc nào.
Sự thật là nếu bạn tăng ngân sách quảng cáo mà không có những chiến lược hay sự chuẩn bị phù hơp, chỉ số CPA của bạn rất có thể sẽ bị rớt 1 cách thảm hại. Cũng như trong cuộc sống, bạn cần phải trải qua những sai lầm trước khi muốn đạt được kết quả tốt.
Nhưng đừng quá lo lắng. Trong bài viết này, AdFlex sẽ đưa ra 9 phương pháp giúp bạn có thể Scale Facebook Ads 1 cách hiệu quả.
Xem thêm: 9 Tips giúp Publishers Scale Facebook Ads hiệu quả – Phần1
9 Tips giúp Publishers Scale Facebook Ads hiệu quả – Phần 2
7. Dark Posting – Bài viết ẩn
Dark Post (bài viết ẩn / bài viết trên trang) là bài viết không xuất hiện trên tường Fanpage của bạn. Nó nằm ẩn ở bên trong Trình quản lý quảng cáo.
Dark Post được tạo ra khi nào?
Có hai trường hợp Dark Post được tạo ra.
- Một là bạn chủ động tạo ra nó.
- Hai là khi bạn tạo quảng cáo mới trong Trình quản lý quảng cáo Facebook. Có nghĩa là khi bạn tạo quảng cáo mới chứ không chọn bài viết có sẵn.
Cách tạo Dark Post
Đầu tiên, bạn truy cập vào trình quản lý quảng cáo của mình. Sau đó bấm nút 3 sọc góc trên bên trái. => Chọn “Bài viết trên Trang”.
Trong “Bài viết trên Trang”, bạn chọn trang Fanpage của mình => Bấm “Tạo bài viết”.
Đây là bài viết sẽ không xuất hiện trên tường Fanpage của bạn. Trừ khi bạn chủ động đăng nó lên.
Giờ thì bạn có thể làm nội dung cho bài viết. Bạn có thể chọn:
- Chỉ sử dụng bài viết này cho quảng cáo nếu bạn không muốn đăng nó lên Fanpage.
- Hoặc “Sử dụng bài viết này cho quảng cáo. Bài viết cũng sẽ được đăng lên Trang sau này”
Cách quảng cáo bài viết ẩn trên Facebook
Nhiều trường hợp, bạn tạo các bài quảng cáo mới trong Trình quản lý quảng cáo. Và Facebook sẽ tự động tạo ra bài viết ẩn trên Trang.
Bạn sẽ muốn dùng bài viết ẩn đó cho một chiến dịch khác. Vì trên đó đã có sẵn nhiều like, comment, share rồi.
Bước 1: Bạn vào Bài viết trên Trang => Chọn Trang chứa bài viết bạn muốn chạy => Copy ID bài viết ẩn bạn muốn chạy
Bước 2: Bạn vào mục quảng cáo => Chọn “Bài viết có sẵn” => “Nhập ID bài viết” => Dán ID bạn đã copy trước đó vào => Bấm “Gửi” là xong.
Một trong những lý do chính Facebook có thể thành công được như một mạng xã hội đó là nhờ khả năng phân tán những content viral của nó. Giống như việc 1 content đã và đang nhận được nhiều tương tác sẽ tiếp tục được Facebook ưu tiên phân phối và tiếp cận.
Content chạy quảng cáo cũng không khách biệt, bài viết ẩn cho phép thuật toán của Facebook tiếp tục mạch phân phối bài viết quảng cáo của bạn. Điều này rất quan trọng khi scale Facebook Ads bởi bạn không chỉ tạo 1,2 quảng cáo mà là hàng trăm, thâm chí hàng ngàn quảng cáo 1 lúc.
Mặt khác, khi sử dụng “Dark Post” để chạy quảng cáo cũng giúp bạn có lợi thế nhờ hiệu ứng mạng xã hội, một quảng cáo với nhiều tương tác đem lại cho người đọc 1 cảm giác rằng đó là 1 nội dung hay và viral. Từ đó, người đọc sẽ dễ dàng tương tác cũng như mua hàng hơn.
8) Instagram Story Interactive Poll Ads – Quảng cáo Instagram Story
Instagram đã và vẫn đang phát triển với con số 1 tỉ người dùng. Phải nói rằng đây là một con số vô cùng ấn tượng để phát triển marketing. Tức là bạn có thể tiếp cận với một lượng lớn người xem toàn cầu cũng như là mọi khách hàng tiềm năng cho thương hiệu của mình. Có hơn 4 tỉ lượt likes mỗi ngày trên Instagram và mỗi bài đăng ở platform này đạt lượt tương tác trung bình hơn 23% so với Facebook.
Một trọng những cách hữu hiệu nhất trong việc truyền tải trực tiếp thông điệp đến người xem mà những người làm quảng cáo thường hay sử dụng là Instagram Stories. Được ra mắt từ tháng 3 năm 2017, Stories ads – ứng dụng quảng cáo dành cho mọi tài khoản doanh nghiệp đã được các thương hiệu lớn nhỏ hưởng ứng rất nhiều.
Với Stories ads, người dùng có thể chèn banner quảng cáo toàn màn hình vào giữa 2 stories của tài khoản cá nhân. Nhưng để quảng cáo của bạn đạt hiệu quả thì đòi hỏi hình ảnh và nội dung phải thật bắt mắt, thu hút và gây chú ý với người xem.
Lưu ý cần nhớ khi tạo quảng cáo Stories Ads
Điều kiện để tạo được Facebook Stories Ads
- Nếu chỉ tạo chiến dịch Instagram Stories Ads thì tại thiết lập Placements khi tạo quảng cáo, hãy bỏ tick các vị trí khác và chỉ chọn vị trí Stories của Instagram.
- Nếu bạn muốn tạo được quảng cáo Facebook Stories Ads thì bạn bắt buộc tick đồng thời 2 vị trí quảng cáo (Facebook Feeds và Facebook Stories) hoặc (Instagram Stories & Facebook Stories).
Khuyến nghị vị trí chạy quảng cáo.
Nếu bạn đã có ý định chạy Stories Ads thì mình khuyên chạy trên cả Facebook và Instagram.
Instagram được thiết kế khiến người dùng bị kích thích xem Stories hơn, và có độ tương tác với Stories tốt hơn Facebook tính đến thời điểm hiện tại.
Thời lượng hiển thị của một tin quảng cáo Stories Ads
Tương tự như khi đăng Stories thông thường, quảng cáo Stories có quy định thời lượng hiển thị như sau, bạn cần nắm rõ để chuẩn bị content cho phù hợp:
- Video: Tối đa 15 giây
- Hình ảnh: 5 giây
- Carousel (quảng cáo cuộn dạng album): Tối đa 50 giây, tương ứng với tối đa 10 images.
Như vậy, chìa khóa cốt lõi để thành công trong quảng cáo Stories đó là chuẩn bị nội dung (Hình ảnh/video) thật tốt, bắt mắt và thu hút ngay từ 3 giây đầu tiên.
Nếu không, quảng cáo của bạn sẽ bị skip qua nhanh chóng chỉ với 1 cú vuốt :))
Ngoài ra, khung hình quảng cáo của bạn nên là dạng Vertical (khung dọc), tức là hiển thị khớp với màn hình mobile. Vì tính năng Stories chỉ có ở mobile.
Quảng cáo sẽ hiển thị đẹp như thế này với khung Vertical
9. Lý thuyết Power 5
Phương pháp cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới đó là “Power 5”, đây là một trong những lý thuyết toàn diện nhất mà Facebook đề xuất tới nhà quảng cáo.
5 yếu tố trong lý thuyết này bao gồm:
– Cấu trúc tài khoản được tối giản
– CBO – Tối ưu ngân sách quảng cáo theo chiến dịch
– Automatic Placmments – Vị trí tự động
– Dynamic Ads / Dynamic Creative
– Auto Advance Matching
Tùy thuộc vào mỗi mô hình kinh doanh của bạn, nó sẽ ảnh hương trực tiếp tới các phương pháp bạn sử dụng khi scale Facebook Ads.
Facebook luôn thay đổi thuật toán quảng cáo liên tục nhằm mục đích để tối ưu trải nghiệm người dùng của họ. Vì thế, cách duy nhất để bạn thành công đó là liên tục test, test và test.
Bạn có thể bắt đầu với ngân sách thấp 50-100k/ 1 ads đến khi bạn tìm được 1 winning campaign với CPA thấp và nhiều conversion.
Hi vọng những kinh nghiệm ít ỏi trên sẽ có ích cho Publisher,chúc các Publisher thành công và bùng nổ mạnh mẽ về doanh thu cùng AdFlex!
Tham gia Kiếm tiền cùng AdFLex ngay thôi!