Có một thời gian, Tài tin rằng để bài viết được rank top bất kì từ khóa nào ở Google, thì chỉ cần đẩy backlinks từ các trang báo lớn như Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,… là sẽ nằm chễm chệ trang 1.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Tài nhận ra rằng những bài viết của mình đang tụt dốc thảm hại mặc dù website chính đã sở hữu nhiều Backlinks chất lượng, từ báo chí, thậm chí là website trong ngành,…
Điều này gây ra không ít boăn khoăn cho những người làm SEO như Tài. Thế nhưng Tài biết là vẫn còn một thứ mà mình chưa làm. Đó chính là audit content SEO trên khắp website. Và thực sự việc này đã đem lại sự tăng trưởng về thứ hạng từ khóa, traffic, pageview,… rất lớn.
Không cần phải trao đổi thêm backlinks, hoặc tạo ra nhiều content mới. Chỉ cần audit content, đã khiến nguồn traffic của website tôi đang làm tăng trưởng đến 2287%. Một con số khá là kinh khủng phải không nào?
Vậy trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những kĩ thuật audit website chuẩn SEO 3 bước và cách rà soát, khắc phục những lỗi trên web, cũng như cập nhật content đúng nhé.
Content audit là gì, khi nào thì nên làm tối ưu content?
Phải thừa nhận một điều rằng Tài từng có suy nghĩ (như nhiều SEO-er khác) rằng để mọi thứ lên top, chỉ cần đập càng nhiều link càng tốt.
Có thể bạn nghĩ là mình chỉ cần xuất bản một content hay, chất lượng, sau đó mọi vấn đề còn lại chỉ là “muỗi”.
Bạn thêm content mới, sau đó lại thấy lượt truy cập chẳng có gì thay đổi, thế là bạn nghĩ nó là vấn đề về authority (độ thẩm quyền) của website? Phải đập thêm nhiều link vào nữa ! Có đúng như vậy không?
Bản cập nhật của Google vô tình đẩy thứ hạng của những trang như Business Insider lên trên các từ khóa của bạn, và bạn nghĩ tại sao họ lại được như vậy trong khi họ chẳng hề có quyền rank từ khóa đó?
… À đúng rồi, đập thêm nhiều backlink nữa nào! Đập cho đến khi nào vượt nó thì thôi !
Nhưng trong thời đại của Search Intent (mục đích tìm kiếm) và NLP, các vấn đề về traffic không còn được giải quyết hoàn toàn theo cách đó.
Nếu bạn có cứ tin vào tư duy “dùng backlinks để lên top” thì chẳng mấy chốc bạn sẽ ngập ngụa trong mớ backlink “đẹp đẽ, sang chảnh” của chính mình mà vẫn chẳng thấy thay đổi thứ hạng, traffic gì. Rồi sau đó lên cộng đồng than thở là “link building chết rồi, anh em làm SEO sắp lụi nghề rồi”.
Giả sử rằng bạn bảo đảm được hết những yếu tố cơ bản, và sở hữu một lượng links vừa liên quan, lại vừa tạo ra traffic, vừa khiến website rank tốt, và website của bạn cũng không hề có bất kì lỗi kĩ thuật nào, thì việc thực hiện content audit là một cách tốt nhất để chuẩn đoán và fix một website đang bị khựng lại ở bảng kết quả tìm kiếm Google.
Quá trình content audit cho bạn cái nhìn tổng thể về website của mình, và cho phép bạn tiếp cận toàn diện để cải thiện website, đáp ứng yêu cầu của Google, đặc biệt khi mà website của bạn đang bị trì trệ hàng tháng trời hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một đợi cập nhật thuật toán.
Có 3 việc phải làm khi audit content:
- Cập nhật content đang hoạt động kém hiệu quả để nó đáp ứng tiêu chuẩn về thuật toán và search intent hiện nay.
- Loại bỏ content không liên quan và thin content (mẫu content ngắn, không đủ dài để cạnh tranh top).
- Bổ sung content liên quan, mang tính hỗ trợ tổng thể chủ đề website.
Và đây là những bước cơ bản bạn cần làm:
- Thu thập hết dữ liệu về content, cho vào một spreadsheet hoặc file excel,…
- Xác định content nào đang hoạt động kém hiệu quả, hoặc đang bị tác động tiêu cực từ thuật toán.
- Xác định chủ đề toàn cục và silos xuất hiện trong content của bạn
- Phân tích content đứng top ở chủ đề mà bạn đang muốn lên top cao
- Biên soạn, loại bỏ, viết lại content để giúp nó phù hợp với những tiêu chí đánh giá một content “tốt” bởi Google.
- Xây dựng một content calendar để chèn vào bất kì chỗ trống nào trên website
Kết quả từ audit content
Bên dưới là báo cáo về thứ hạng từ khóa của một page cụ thể tại website Compamarketing.com của Tài. Công cụ mà Tài lựa chọn để theo dõi tiến độ tăng trưởng sau mỗi một đợt audit là Ahrefs. Chi tiết như sau:
Vấn đề mắc phải trước khi audit: lưu lượng truy cập lác đác, thứ hạng từ khóa nằm trong khoảng 30-45 mặc dù nội dung bạn viết khá dài và đầy đủ.
Việc đã làm: cập nhật thêm content mới, thay đổi những đoạn text bị lỗi thời, gắn thêm internal links liên quan, tối ưu thẻ Tags H1, H2, H3,…
Kết quả đạt được: thứ hạng từ khóa nhảy vượt bậc từ 20-35 hạng, đã xuất hiện ở trang 1.
Đây là chi tiết những thứ mà Tài đã sửa trong bài viết hướng dẫn này:
- Tối ưu thẻ tiêu đề (titles) và thẻ Headers cho các biến thể từ khóa và qualifier keywords (tốt nhất, đánh giá,…), và cũng để tăng CTR (click through rate).
- Bổ sung từ khóa chính vào bài viết nào đang bị thiếu hoặc chưa được tối ưu hóa.
- Cải thiện số lượng từ (word count) bằng cách lấy trung bình các site ở top 1 Google (nghĩa là thêm nhiều chữ hơn trong bài viết ngắn, và chia nhỏ bài hướng dài thành nhiều bài đăng nhỏ hơn).
- Cập nhật internal links để tăng tính relevancy (liên quan) của website, bổ sung internal links vào những page cũ nào chưa có.
- Loại bỏ hoặc redirect (điều hướng) những trang đang cùng target một từ khóa giống bài này.
- Bổ sung thẻ alt hình ảnh bị thiếu
- Cải thiện User Experience (UX/trải nghiệm người dùng), bằng cách chia nhỏ những block text lớn thành nhiều đoạn ngắn hơn, và bổ sung multimedia (gồm có hình ảnh, video, podcast,…) khi có thể.
Có thể nói đây là một bài viết nhận ảnh hưởng rõ rệt nhất từ audit SEO. Thứ hạng tăng vượt bậc mà không cần phải có nhiều liên kết trỏ về.
Đến thời điểm này Tài cho rằng cách đi ăn chắc, mặt bền là cách duy nhất có thể cứu rỗi chúng ta khỏi những bản cập nhật thuật toán trong tương lai.
Quy trình tối ưu nội dung ( có mẫu )
Để tiến hành audit content, chúng ta cần có quy trình chuẩn.
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian, Tài đã soạn ra 1 Flowchart đi kèm các bước mà trong quá trình làm SEO Tài đã thiết kế ra.
Cách tối ưu content – SEO chuẩn nhất trong năm 2020
Chuẩn bị các công cụ sau để tiến hành tối ưu nội dung trên Blog / Website tốt nhất.
1. Screaming Frog ( trả phí tốt hơn )
2. Google Search Console ( Free )
3. Ahrefs ( Mua chung hoặc trả phí )
4. Google Sheet hoặc Microsoft Excel
Bước 1: Trích xuất toàn bộ links bài viết vào file Excel/Spreadsheet
Đây là bước đầu tiên và đơn giản nhất bạn có thể làm để audit content. Bạn cần biết tổng quan tất cả những bài viết hiện có trên trang web của mình. Sau đó mới đề xuất phương hướng phân loại content sao cho hợp lý, hoặc loại bỏ bài viết không liên quan.
Tài sử dụng công cụ Screaming Frog – một trong những phần mềm hỗ trợ audit website tốt nhất hiện nay. Với bản free, bạn vẫn có thể dùng nó để thu thập lên đến 500 URLs. Cho nên hãy sử dụng Screaming Frog miễn phí nếu website của bạn chưa có quá nhiều content nhé.
Còn với bản trả phí, sẽ tốn bạn khoảng £149.00/năm. Nhưng sẽ mở ra cho bạn rất nhiều chức năng hay ho khác giúp bạn soi được từng ngóc ngách, kẽ tóc của website mình. Đặc biệt là có thể thu thập không giới hạn số URLs.
Sau đây Tài sẽ hướng dẫn bạn cách lấy “cào” toàn bộ link bài viết ở website bằng Screaming Frog:
Đầu tiên, tải phần mềm Screaming Frog từ trang chủ và cài đặt trên chiếc máy tính của bạn.
Sau đó, bạn sẽ điền URL hoặc domain bạn muốn audit lên thanh nav bar. Rồi click Enter kế bên.
Screaming Frog là một công cụ vô cùng ưu việt, nó sẽ ngay lập tức soi toàn bộ trang web của bạn để thu thập thông tin về mọi loại links từ internal đến external, các thẻ meta description, H1, H2,…vân…vân. Sau khi SF báo “crawl 100%“. Bạn có thể thấy rất nhiều đường link được hiển thị tại đây.
Dán những đường link vừa copy được vào file cá nhân để quản lý hiệu quả hơn. Từ file này, bạn có thể thay đổi tùy ý ví dụ như thêm cột Topic, Thin, Important,…vân…vân. Từ giờ bạn sẽ thao tác trên file này.
Tôi sẽ lấy thêm data từ Ahrefs ( hoặc SEMRush ), bao gồm:
- Số lượng từ khóa một page đang rank
- Từ khóa chính
- Vị trí hiện tại của từ khóa chính
- Lưu lượng tìm kiếm của từ khóa chính
Hoặc bạn có thể vào Top Page để xem tổng quan
Và đây là một trong những tính năng đáng đồng tiền bát gạo nhất của Ahrefs:
Và trong ví dụ này Tài sẽ audit một bài viết đang có Main Keyword có volume là 400 search / tháng
Nhấn vào nút Export bên dưới để tiếp tục quá trình ” cào ” toàn bộ từ khóa trong 1 bài viết đó.
Kết quả ta thu về là 42 keywords . Cũng tạm chấp nhận được 😀
Sau đó Tài thêm cột ngày xuất bản và word count.
Word count ( xuất trong Screaming Frog ) thường không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề xếp hạng thấp, nhưng nếu có bài viết nào hoàn toàn không được xếp hạng, thì vẫn nên tận dụng yếu tố word count để check lại bài viết. Trái lại, date published (ngày xuất bản) lại là một yếu tố rất quan trọng giúp bài viết rank top. Sau khi audit mỗi bài, hãy sửa ngày xuất bản lại đúng vào ngày bạn audit để được cộng điểm Fresh content bởi Google nhé.
Rồi bạn sẽ nhập data bằng tay dựa theo mỗi URL trong file.
Phân loại mỗi bài viết theo danh mục hoặc silo phù hợp. Ví dụ, website về digital marketing của Tài có cấu trúc danh mục kiểu:
- Social-media
- WordPress
- Email marketing
- Marketing Automation
- …
Tiếp theo, sử dụng Google Search Console để tiến hành kiểm tra vị trí trung bình, và đồng thời nhận dạng thêm nhiều từ khóa mới hơn, còn con số 42 key kia ở trên chỉ là từ Ahrefs, từ đó sẽ cho ra kết quả hoàn chỉnh nhất.
Tick vào ô Avarage Position, ta sẽ thấy được hàng loạt từ khóa đang ở vị trí trung bình nào
Lời khuyên của Tài, hãy xuất ra các từ khóa và Page, đang có vị trí trung bình ngoài TOP 10 và nằm trong top 20, 30.
Vì nếu bạn tập trung tối ưu các từ khóa ngoài 40, 50. Có thể website của bạn sẽ cải thiện rất lâu.
Theo ví dụ trên thì Tài sẽ lấy URL nói về các Plugin cần thiết khi cài vào WordPress
Và Tài kiếm thêm được 134 từ khóa cho bài này để tối ưu. Cộng với 42 key từ Ahrefs. Tài sẽ lọc trùng data và tìm ra các keyword thực sự là unique ( độc đáo ) nhất, không bị trùng.
Bạn làm tương tự với các bài viết khác như tôi đã hướng dẫn
Qua trình này bạn sẽ biết bạn cần bao nhiêu sửa bao nhiêu bài, rồi từ đó lên kế hoạch chỉnh sửa
Bước 2: Xác định content đang hoạt động kém hiệu quả, mỏng, và không liên quan.
Và bây giờ là lúc bạn trổ tài phân tích và đánh giá content chất lượng/kém chất lượng.
Bạn có thể tạo thêm một column (cột) trong file Excel và đặt tên “Status“. Ứng với mỗi bài viết, bạn cần biết nó thiếu gì, đang ở giai đoạn nào, có cần sửa thêm gì không, bị lỗi gì, có phải loại bỏ nó không,… Ở cột Status, bạn sẽ gán cho mỗi bài viết một tình trạng riêng.
Tài thì thích chia content ra từng mục như sau:
Good
Bài viết có chất lượng cao, search intent đúng, tín hiệu on-page như internal links cũng chuẩn, và không có dấu hiệu gì bất ổn đáng kể. Nghĩa là không cần phải động chạm gì nhiều nữa.
Edit (cần biên soạn thêm)
Bài viết khá là ổn, search intent thì khớp rồi, nhưng cần phải edit lại đôi chút, ví dụ như thêm internal links để làm rõ nội dung (tăng tính relevancy), cập nhật thẻ tiêu đề hoặc header, giúp câu trả lời cho truy vấn thêm súc tích và rõ ràng hơn cho trang, hoặc bổ sung nâng cấp content (ví dụ như cho phép tải file PDF).
Viết lại (tập trung vào search intent)
Bài viết bị sai search intent ( ý định tìm kiếm ) , cần phải được viết lại để khớp với intent.
Ví dụ, nếu bạn đang target từ khóa “keto ketchup”, mà bài viết blog hiện tại đi theo kiểu article (bạn miêu tả keto ketchup là gì, có phải keto thật không, mua ở đâu,…), bạn đang target không đúng search intent.
Hãy nhìn vào trang 1 Google đối với thuật ngữ này, chúng ta thấy rằng Google tin mọi người vừa muốn biết “cách làm tương keto”, hoặc muốn “mua tương keto”.
Một bài article mà đơn giản chỉ nói về facts của keto ketchup sẽ chẳng bao giờ xếp hạng cho từ khóa này được, và bạn nên viết lại bài article theo kiểu công thức nấu ăn sẽ đúng hơn và ranking tốt hơn.
Viết lại (tập trung vào chất lượng)
Search intent thì chuẩn rồi, nhưng bài viết hơi thiếu chất lượng.
Thiếu chất lượng ở đây nghĩa là viết lách kém (sai chính tả, câu cú khó đọc,…), content bị mỏng (ít chữ, ít ý), content cồng kềnh (không chia ra paragraph nhỏ hơn), không đáp ứng UX tốt,…
Bạn cần viết lại bài article sao cho ít nhất chính mình cảm thấy đọc dễ hiểu, cung cấp đầy đủ kiến thức cho một đứa trẻ lớp 5 cũng hiểu được là tốt.
Redirect (điều hướng 301)
Search intent và chất lượng bài viết ok, nhưng phải cạnh tranh với những bài viết khác quan trọng hơn nhưng lại nằm chung một website. Nghĩa là có nhiều bài viết cùng hướng đến 1 keyword.
Nếu như nó quá liên quan mật thiết với nhau mà bạn không lái sang một chủ đề khác, hãy điều hướng 301 bài viết đó về trang quan trọng hơn.
Loại bỏ hoàn toàn
Bài viết nào vừa không liên quan đến chủ đề chung của blog, vừa lỗi thời mà không thể cập nhật được nữa, hoặc không phục vụ độc giả của bạn, thì hãy loại bỏ chúng đi để bảo toàn tính liên quan của toàn website trong mắt Google.
Tóm lại, để lọc được bài nào nằm ở trạng thái nào, bạn sẽ cần tham khảo đối chiếu bài viết của bạn và các bài đang đứng top trang kết quả tìm kiếm.
Những trang nào thu về nhiều traffic hoặc rank top 3 cho từ khóa mục tiêu của bạn thì thường sẽ được phân loại vào Good, bởi vì trừ khi bảng xếp hạng tìm kiếm phụ thuộc vào tính mới mẻ (freshness), thì bạn mới cần sửa. Còn không thì nó vẫn cứ tốt thôi.
Một bước thêm nữa mà bạn có thể làm để đảm bảo bài viết mà đã phân loại “Good” rồi thực sự tốt, đó là so sánh lưu lượng truy cập của những pages khác đang rank trang 1 cùng với bạn trong Ahrefs. Nếu bạn có hơn 1000 vitsits mỗi tháng, nhưng mọi người khác trong trang 1 có đến hơn 4000, có lẽ bạn cần bổ sung vài từ khóa longtail để rank được nhiều hơn nữa.
Đối với những trang hoạt động kém hiệu quả từ traffic đến xép hạng từ khóa, bạn cần phải xem xét tổng quan để chuẩn đoán vấn đề, rồi cho nó vào mục mà bạn nghĩ là cần phải sửa.
Sau đây là những thứ Tài thường nhìn vào:
- Thẻ tiêu đề và H1 đã được tối ưu cho cả từ khóa và CTR chưa?
- Bài viết này đã được đăng tải lâu chưa? SERP ở từ khóa này có ưu tiên tính freshness (mới mẻ) không? Bài viết có đang đáp ứng đúng search intent không? Độ cạnh tranh của bạn có được cải thiện nhiều sau khi publish bài không?
- Có sự khác biệt nào đáng kể giữa word count ở page bạn so với trung bình ở top 10 không?
- Content có đúng “loại” cho bảng kết quả tìm kiếm đó không? (Liệu Tài có đang cố gắng rank một bài viết article trong khi Google mong chờ một video?)
- Bài đăng có chứa internal links trỏ đến các trang liên quan khác cùng một cấu trúc silo không?
- Bài đăng có nhận được internal links từ các trang liên quan khác trong cùng một silo không?
- Đã đảm bảo các yếu tố cơ bản chưa? (Thẻ alt, header hợp lý, cụm từ khóa đã được bao gồm,…)
- UX có tốt không? (Không chứa block chữ quá khổ, thêm multimedia khi có thể, ads không bị ngợp,…)
Quá trình này cần thời gian, nhưng lại có thể tạo ra kết quả siêu khủng, như Tài đã chia sẻ ở phần trên.
Một khi bạn kiểm tra qua hết từng trang và chuẩn đoán được đâu có thể là vấn đề, và chọn được một status phù hợp cho mỗi trang, thì bạn sẽ dễ xác định liệu đó có phải do tính liên quan của tổng thể website không hay chỉ là do những bài viết đó đơn giản là chưa tốt.
Trong khi vừa đơn giản, lại vừa khá là khó để hệ thống hóa, nhưng mà quy tắc bao trùm ở đây là bạn hãy nhìn website của mình dưới con mắt của người độc giả. Liệu content của bạn đủ tốt để rank trang 1 chưa và liệu nó phục vụ được nhu cầu và search intent của người tìm kiếm chưa?
Nếu content chỉ dừng lại ở mức “ok”, nếu trải nghiệm người dùng bị cồng kềnh, nếu bài viết trông lỗi thời, nếu chẳng có link về nguồn thông tin uy tín, nếu bạn không mention những cụm từ quan trọng và chủ đề trong bài post mà một chuyên gia thường sẽ mention, nếu bạn thiếu sót những yếu tố cơ bản… thì chắc là bạn không xứng đáng được rank đâu, kể cả khi bạn làm SEO off-page dữ dằn như thế nào đi chăng nữa.
Và đây là File Tài đã soạn trong quá trình hoàn thành bài viết này.
Bạn chỉ việc tải về và sử dụng chúng hoàn toàn miễn phí – Bản Google Sheet
Bước 3: Editing, viết lại, và sản xuất content mới toanh
Sau khi bạn cho mỗi bài post một Status rồi, thì giờ là lúc bạn bắt tay vào làm.
Hãy bắt đầu bằng trang nào quan trọng nhất, rồi từ từ đi xuống hết danh sách.
Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm audit tất cả content hiện hữu, thì bạn có thể thử cập nhật một số lượng bài nho nhỏ và đợi xem có gì thay đổi không.
Còn nếu bạn biết rõ kết quả sẽ đạt được, thì bạn có thể tiếp tục tạo ra nhiều thay đổi hơn, nghĩa là bạn biết mình đang đi đúng hướng.
Nếu bạn là một người làm SEO dày dạn kinh nghiệm hơn và hoàn toàn tự tin với khả năng chuẩn đoán của mình, bạn có thể xử lý một lượng bài lớn hơn.
Hãy nhớ một điều công việc này có thể tốn một vài tháng, và kết quả thì đôi khi chỉ vài ngày hoặc tận vài tháng bạn mới thấy được.
Bây giờ thì việc edit và viết lại có vẻ là rõ ràng quá rồi bởi vì bạn có một spreadsheet theo dõi khá là chi tiết, vậy thì hãy bắt đầu lên kế hoạch audit content cho mình nhé.
Công đoạn audit content là bước không thể thiếu trong SEO và content marketing.
Hi vọng bây giờ bạn đã hiểu mức độ quan trọng của việc audit content có thể ảnh hưởng như thế nào đến chiến dịch content marketing tổng thể và sự phát triển của website.
Hiện tại Tài cũng hay audit content, kể cả khi mọi thứ đang rất ổn.
Đó là một trong các lý do lớn nhất giúp Tài có thể làm tăng lượng traffic của blog Compa Marketing đến 2,287% chỉ trong vòng 5 tháng.
Các thuật toán của máy tìm kiếm thay đổi mỗi ngày, và cập nhật content vài lần trong một năm có thể đem lại nguồn lợi tức vô cùng lớn và giữ cho bạn luôn đi trước mọi người một bước.
Và nếu bạn thấy bài viết này của tôi hay và ý nghĩa, đừng quên chia sẻ nó cho những người đang cần, hoặc comment xuống bên dưới cách mà bạn đang làm để tối ưu content của mình nhé.
titanic.vn .