15 bước SEO Audit toàn bộ Website của bạn để tăng thứ hạng

0
45

Kể từ năm 2020, những ngày tháng đen tối của thủ thuật nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing) để lên top trên SERPs chỉ còn là dĩ vãng. Thuật toán của Google giờ đây có hơn 200 factors (nhân tố đánh giá), và có vẻ là mỗi tháng họ lại thêm vài nhân tố mới nữa.

Vậy liệu có phải là SEO Audit từ năm 2020 trở đi thì cần làm hì hục hơn 200 bước để rank top? Liệu SEO có tốn chúng ta hàng tuần trời, hàng trăm giờ lao động lũy tiến theo tư duy đó không?

Hoàn toàn không, ngược lại có khi SEO còn trở nên dễ hơn đối với nhiều người.

Google đặt tỷ trọng cho mỗi nhân tố khác biệt nhau, và bằng cách tập trung vào nhân tố quan trọng nhất, bạn có thể gặt hái hơn 90% kết quả mà chỉ tốn 10% công sức.

Sau đây là danh sách những gì Tài sẽ nói chi tiết trong bài hướng dẫn này:

SEO Audit toàn bộ Website

Những công cụ cần có để làm SEO audit

Trước khi chúng ta bắt đầu quy trình Audit SEO, bạn sẽ cần thử nghiệm qua một bài tools sau đây để giúp quá trình Audit diễn ra mượt mà nhất có thể.

Liệu có bắt buộc phải sử dụng những công cụ này dưới góc nhìn của một người làm SEO Audit không? Thực ra không nhất thiết – nhưng nó sẽ giúp bạn làm nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy bạn không phí thời gian xem qua những công cụ này đâu nhé. Sau đây là một vài tools giúp làm SEO audit tốt nhất:

# 1 Xác định tỷ trọng của SEO trong chiến dịch Marketing tổng thể

Có lẽ đây là một lời khuyên cơ bản, nhưng việc hiểu rõ cách mà SEO chiếm tỷ trọng như thế nào trong chiến lược marketing tổng thể của bạn là bước đầu tiên của quy trình làm SEO Audit. Những nền tảng marketing mới đang dần đem lại nhiều khách hàng hơn cho người kinh doanh, và SEO/SEM không còn là “lẽ sống duy nhất” của digital marketing nữa.

Một vài công ty cắt ngân sách từ Google Search chuyển qua cho Amazon, con số lên đến 60%. Và ngân sách cho mạng xã hội tăng lên 13.8% của tổng ngân sách marketing trong năm 2018.

Vậy bạn không thể nào đòi hỏi SEO sẽ đem lại 100% kết quả khi mà bạn chỉ dành ra 30% năng lượng và tiền bạc ở kênh này.

Vậy thì bạn cần phải quyết định cần làm gì bây giờ để tận dụng tối đa chiến lược SEO.

Có một câu hỏi sẽ giúp bạn, đó là:

“Khi nào thì bạn mới cần cố gắng tiếp cận khách hàng?”

  • Trước khi họ biết họ hứng thú với một sản phẩm/dịch vụ.
  • Khi họ đang nghiên cứu, so sánh những sản phẩm thay thế.
  • Ngay trước PoS (point of sale/Khi họ đang tìm dealers, người cung cấp)

Trừ khi bạn biết SEO giúp dược gì cho doanh nghiệp bạn, còn không thì chẳng thể nào đánh giá được hiệu suất của SEO.

Còn nếu bạn biết rằng mình muốn tập trung vào tiếp cận khách hàng khi họ đang nghiên cứu/so sánh sản phẩm thay thế, mọi thứ sễ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Chiến lược SEO trị giá 35 triệu đô la

Một ví dụ tuyệt vời về việc đầu tư thích đáng cho chỉ một bước cụ thể trong vòng đời của người mua hàng nằm trong chiến lược SEO của Zapier mang tên, the Zero Moment of Truth (Khoảnh khắc sự thật thứ Zero).

Zapier lôi kéo được hơn 8.49 triệu người truy cập mỗi tháng từ hơn 25,000 landing pages độc đáo.

Zapier traffic overview

Họ làm được điều này bằng cách hiểu chính xác cái cách mà SEO trở thành một mắt xích trong chiến lược marketing tổng thể, và ở giai đoạn nào thì họ sẽ cố gắng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Đa số các landing pages của Zapier tập trung vào người tìm kiếm khả năng tích hợp giữa 2 phần mềm với nhau.

zapier integration

Thị trường như thế này vô cùng màu mỡ đối với Zapier, một loại hình kinh doanh đem lại 35 triệu tỷ lệ hoàn vốn kế toán. Mỗi khi họ trở thành đối tác với một công ty mới, họ đều làm một trang “tích hợp” để quảng bá cho bất kì một “pha” tích hợp nào giữa các ứng dụng, gần giống như là tự tạo một thị trường mới vậy.

Nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng thông qua tìm kiếm tự nhiên, và tự mình lên kế hoạch bài bản cho nó, thì bạn đang gia tăng cơ hội thành công lên rất nhiều đấy!

# 2 “Crawl” trang web của bạn

Những bộ máy tìm kiếm như Google dùng những crawler (còn gọi là “con nhện”) để phân tích chuyên sâu cấu trúc và tình trạng SEO của website bạn. Những “con nhện” này sẽ bò khắp mọi góc ngách của site bạn và so sánh, đối chiếu nhiều yếu tố khác nhau để quyết định xem bạn sẽ lên top từ khóa nào.

Vậy nên nếu bạn muốn thực hiện SEO audit, thì bạn sẽ phải tự crawl trang web của mình.

Có khá là nhiều công cụ hỗ trợ bạn làm SEO audit, từ miễn phí cho đến trả phí. Tài thì khuyên bạn sử dụng Screaming Frog’s SEO Spider để bắt đầu làm SEO audit (phần mềm này miễn phí cho 500 URL đầu tiên và tính phí £149/năm sau khi hết dùng thử).

Sau khi bạn tạo tài khoản và cài ứng dụng, bạn sẽ lựa chọn tùy chỉnh crawl phù hợp. Phần cài đặt này khá quan trọng, bởi vì bạn sẽ thiết lập những con crawler của mình sao cho nó giống với con crawler của Googlebot nhất.

Bạn có thể tìm hiểu cách thiết lập Screaming Frog trên youtube rất dễ dàng và có nhiều người hướng dẫn rồi.

# 3 Tìm ra sự cố kỹ thuật và lỗi index

Kể cả trong năm 2020, thì những lỗi kỹ thuật về SEO dễ thấy nhiều hơn bạn nghĩ và một cách chắc chắn để phát hiện những lỗi này là làm SEO audit.

50% những pages được phân tích bị duplicate content (trùng lặp nội dung) và lỗi index, trong đó 45% bị mất hình và lỗi thẻ alt, 35% thì bị hỏng đường links.

Bạn có thể xác định lỗi index (những trang không cần thiết, bị duplicate content), bị hỏng links và các lỗi kĩ thuật khác bằng cách dùng tool như Screaming Frog.

Chỉ cần nhập đường dẫn URL vô, và đợi Screaming Frog chỉ điểm ra website của bạn đang bị lỗi kĩ thuật gì đứng dưới góc cạnh của người làm on-page SEO.

screaming frog dashboard

Nó giúp bạn nhanh chóng phát hiện lỗi nghiêm trọng như:

  • Nội dung trùng lặp (Duplicate content)
  • Liên kết bị hỏng
  • Chuyển hướng (redirects)
  • Thẻ Meta quá ngắn / dài
  • Hình ảnh bị hỏng
  • Bị gắn thẻ Noindex

Và bởi vì công cụ này giúp bạn kiểm tra lỗi trên từng URL, cho nên bạn có thể sửa lỗi trên từng đoạn URL riêng biệt.

Hướng dẫn cách sửa một số lỗi duplicate content thông dụng trên WordPress.

Lỗi duplicate content (nội dung trùng lặp) thường mắc phải do cấu trúc content được lập trình trong CMS (Content management system). Nếu bạn dùng WordPress, nó thường mặc định xuất bản trang danh mục.

Ví dụ, khi bạn tạo ra nhiều trang danh mục riêng biệt, có thể Google index hết những danh mục đó, gây ra nội dung trùng lặp trong SERPs.

Vậy thì duplicate content là một lỗi phổ biến rộng rãi đối với người dùng WordPress thiếu kinh nghiệm.

Nếu bạn sử dụng plugin Yoast SEO, bạn sẽ dễ dàng dấu danh mục và những trang phân loại ra khỏi kết quả tìm kiếm.

yoast seo plugin

Đi đến SEO/Search Appearance/ Taxonomies trong dashboard của WP và bạn thay đổi settings cho danh mục và thẻ tag.

Còn nếu trang danh mục của bạn đang bị “cắm cờ” nội dung trùng lặp, bạn có thể đặt “Show categories in search results” thành “No”.

# 4 Loại bỏ content dư thừa/kém chất lượng.

Nghe có vẻ khá là ngược đời, nhưng Google đã từng nói rằng họ không xem xét tần suất đăng bài hay số lượng bài viết là một tiêu chí xếp hạng từ khóa.

Và thực đây không phải là lời nói đùa. Trong vài năm trở lại đây, những sites nào cải thiện xếp hạng tốt thì thường là bởi được loại bỏ hàng ngàn trang khác khỏi kết quả tìm kiếm. Chiến lược này đôi khi được gọi là “gọt tỉa content” (content pruning) có thể đem lại sức bật về traffic rất lớn đến 44%.

Content pruning là quá trình bạn loại bỏ những bài viết không cần thiết (còn được gọi là thin content), để tối đa hóa kết quả nhận lại.

Vậy thế nào là thin content? Và làm sao để loại bỏ thin content một cách tự nhiên và hợp lý nhất? Đọc ngay BÀI VIẾT NÀY nhé.

Bạn nên xóa bỏ những trang mà không phục vụ mục đích của chủ đề chínhkhông trả lời được những truy vấn từ Google cho từ khóa cần xếp hạng.

Trong khi bạn nên cân nhắc xóa những trang nghi ngờ là có vấn đề nhờ vào thông tin từ công cụ SEO, thì thực sự những công cụ đó không hoàn toàn lọc ra những trang có vấn đề. Và bạn phải tự search bằng tay thì mới biết được.

kiểm tra index trên google
Kiểm tra index bằng lệnh Site:(website của bạn)

Hãy kiểm tra có bao nhiêu trang mà Google đã index, và nếu số lượng được index quá nhiều, hãy bắt đầu cắt tỉa nó.

Nếu bạn sử dụng một CMS, bạn nên chú thích lại các loại trang mà không cần thiết được index nữa.

Đôi khi bạn chỉ có thể thiết lập lại ở phần backend trang web để sửa những lỗi này, thay vì tự tay xóa hết hoặc chặn index hàng ngàn trang.

Một website gọn gàng với cấu trúc sạch sẽ thì rất được ưu ái, có thể bạn chưa biết cornerstone content là một mảnh ghép quan trọng khi làm SEO trong năm 2020.

# 5 Robots.txt và thẻ Robots Meta

Hiểu cách file Robots.txt hoạt động như thế nào là một phần khá quan trọng – Robots.txt về cơ bản là thông báo cho Google, và những web crawlers khác, là hãy index những pages của Tài đi, để mọi người có thể tìm kiếm. Nó cho phép bạn nói với Google là phần nào của website Tài thì anh đừng có thả “nhện” vào crawl (tuy nhiên những pages đó vẫn có thể được index nếu có nơi nào links về trang đó).

Có một khách hàng của Tài vô tình thiết lập file Robots.txt sai cách khiến cho Google hiểu lầm rằng đừng crawl bất kì pages nào của site họ hết.

Trong quá trình thiết lập file Robots.txt, họ đã vô tình khai báo Google để deindex hàng trăm ngàn mẩu content chỉ trong vòng 1 đêm. Để xử lý điều này, Tài đã sử dụng công cụ TechnicalSEO’s text checker để tự động kiểm tra file Robots.txt xem có thay đổi nào không và báo ngay nếu nó phát hiện có sự chỉnh lý nào.

Tình trạng này kéo dài tận 5 ngày liên tục. Cuối cùng Tài cũng phát hiện ra vấn đề đó và sửa ngay lập tức, thế nhưng hậu quả vẫn còn đó. Trang web của khách hàng giảm từ 500,000 pages được index xuống chỉ còn 100,000 pages.

Tài lấy lại một lượng traffic về, nhưng không phải tất cả. Đây là một bài học xương máu đối với khách hàng và Tài.

Còn nếu bạn muốn de-index trang cụ thể nào đó, thì Google khuyên dùng thẻ Robots meta.

“Thẻ robot meta cho phép bạn kiểm soát cách mà một trang riêng biệt được index và phục vụ cho người dùng trên máy tìm kiếm. Đặt thẻ robot meta vào phần của một trang, cụ thể như sau:

thẻ meta robots

Thẻ robots meta trong ví dụ trên thông báo cho hầu hết máy tìm kiếm đừng hiển thị kết quả của trang đó. Giá trị của trường và thuộc tính chỉ định rằng mọi crawlers trên internet phải tuân theo. Còn nếu bạn muốn chỉ định một con bot riêng biệt, hãy thay đổi giá trị của thuộc tính bằng tên của crawler bạn muốn. Ví dụ như tên của crawler của Google được gọi là Googlebot. Nếu bạn muốn chặn mỗi Googlebot khỏi index page của bạn, chỉ cần cập thật thẻ tag như sau:

thẻ noindex

Thẻ tag này từ giờ thông báo riêng với Google là đừng cho trang này lên kết quả tìm kiếm. Và bạn phải dùng kí tự không in hoa cho cả 2 trường và thuộc tính “

Dù vậy, Google không chính thức hỗ trợ việc sử dụng thẻ Noindex: trong file robots.txt Tài nhận ra rằng câu lệnh đó có tác dụng với nhiều người, đặc biệt là khách hàng của Tài. Vậy nên đôi khi trải nghiệm sử dụng câu lệnh này của bạn trong file Robots.txt sẽ khác một chút so với Tài.

Tips – Nếu bạn dùng thẻ Robots meta, hãy đảm bảo rằng Google có thể crawl trang đó (đừng chặn Google trong file Robots.txt)

# 6 Kiểm tra các vấn đề về tốc độ và trang di động

Google đã thông báo rằng tốc độ tải trang CHÍNH THỨC là một yếu tố xếp hạng trang web. Thực sự thì tốc độ load trang và những các vấn đề về hiển thị trang di động tương đối dễ phát hiện nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất tổng thể của website bạn.

Những trang nào load trong vòng 2 giây sẽ có bounce rate trung bình khoảng 9%, trong khi những trang tốn đến 5 giây để load thì bounce rate lên đến 38%.

Và sau sự suất hiện của thuật toán Rankbrain, bounce rates có thể ảnh hưởng thứ hạng bằng cách thay đổi thời gian chờ trung bình (dwell time) một cách chóng mặt. Lại là một yếu tố xếp hạng khác.

Để cho bạn dễ hình dung, 79% khách hàng mà bị nhận trải nghiệm tồi tệ từ website của bạn thì chẳng mấy cơ hội họ sẽ quay lại lần nữa.

Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách tăng tốc website WordPress mới nhất 2020

Kiểm tra tốc độ trang web của bạn

Một cách để kiểm tra tốc độ load trang của website bạn có thể dùng đó là công cụ Pingdom.

kiểm tra tốc độ load bằng pingdom
Đơn giản chỉ cần nhập vào URL, chọn vị trí, và chạy bài test.

Như bạn thấy, Pingdom khiến ta khá thất vọng khi ta chỉ nhận được điểm D về các yếu tố on-page, nhưng mấu chốt ở đâu là thời gian load thực tế, lại nằm trong khoảng dưới 2 giây khá tốt.

Điều này là bởi đoi khi chúng ta buộc phải thuê server chất lượng, nên vô tình “né được” việc page bị load chậm mặc dù đã bao gồm cả video nửa trên page và JS liên kết với web app nữa.

Một lần nữa, trường hợp của bạn sẽ khác Tài.

Để sửa lỗi này điểm thấp này thì khá đơn giản. Chỉ cần cài đặt caching plugin (đối với những web WordPress cồng kềnh), giảm kích thước hình ảnh và video, cài đặt đoạn mã Lazy Loading, hoặc phức tạp hơn, đắt đỏ hơn thì thay thế server khác.

Kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động

Để kiểm tra trang web của bạn có thân thiện với di động hay không rất đơn giản, chỉ cần vào trang Mobile-Friendly Test của Google, nhập URL của bạn và chạy bài test.

mobile friendly test

Trừ khi bạn đang xài theme cũ rích nằm trong các thiết lập cài đặt cũ của WordPress, chứ còn không thì điểm của bạn sẽ tốt thôi.

Trong trường hợp điểm số không tốt, mà bạn lại không có thẩm quyền sửa lỗi này, thì hãy liên hệ với bên xây dựng web để giải quyết vấn đề này.

Điều này không chỉ tác động đến xếp hạng từ khóa của bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến cách những người mà tiếp cận với website bạn thông qua SERPs sẽ tương tác với website và doanh nghiệp bạn.

# 7 Loại bỏ lỗi cấu trúc dữ liệu

Có rất nhiều trang nằm trên tên miền của bạn có thể được hưởng lợi về mặt SEO từ việc khai báo cấu trúc dữ liệu.

Bạn hãy vào trang Structured Data Testing Tool của Google và nhập đường URL của website bạn muốn test. Bấm vào option có tên là “Run and Test” và Google sẽ đánh giá cấu trúc dữ liệu của tên miền bạn nhập, đồng thời cho bạn thấy những lỗi mà được phát hiện để bạn giải quyết ngay.

# 8 Liên tục test và viết lại thẻ Meta Descriptions.

Bạn sẽ cần phải lưu tâm đặc biệt đến thẻ meta description của site mình. Nghĩa là, thông tin về những gì trang website đang hiển thị.

Vừa rồi Google đã nói rằng thẻ titles và meta descriptions và thứ dễ làm nhất và cũng dễ xếp hạng nhất.

Đây chính là thứ mà bạn cần để ý tới. Thông thường vấn đề mà nhiều người hay mắc phải đó là bị duplicate thẻ meta ở nhiều trang web tương tự nhau tại các vị trí khác nhau trên domain.

Hãy vào Google Search Console, bấm vào nút “Search Appearance” và chọn “HTLM Improvements”.

google search console  html improvements

Sau đó, bấm vào tùy chọn “Duplicate Meta Descriptions” để xem có bao nhiêu thẻ meta mà bạn phải viết lại.

Hãy nhớ rằng thông tin thẻ meta description phải cho người dùng thấy được content bạn đang viết nói về cái gì, vậy mới thúc đẩy họ click vào bài viết được. Hãy giữ dòng mô tả ngắn gọn, thu hút và súc tíc – và cũng đảm bảo rằng mỗi đoạn mô tả đều unique.

Thêm nữa, bạn có thể vào “HTML Improvements” để kiểm tra những thẻ titles bị thiếu hoặc bị duplicate.

Bạn cần đảm bảo rằng mọi thẻ title đều được xem xét kĩ càng, không nên bỏ sót bất kì thẻ nào có dấu hiệu bị duplicate. Hãy viết những đoạn tiêu đề súc tích, đi thẳng vào vấn đề để mọi người biết ngay website bạn đang cung cấp điều gì, và quan trọng hơn và tại sao họ lại quan tâm để bấm vào theo dõi bài viết của bạn ngay từ đầu.

Luôn luôn test những thẻ titles và meta description của bạn để chọn ra với titles nào, meta description nào thì đem lại CTR cao nhất cho những trang đó!.

# 9 Phân tích từ khóa và lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic)

Hầu hết các website kéo traffic từ những từ khóa nhỏ. Những lượt tìm kiếm từ khóa long-tail chiếm 70% lượt search trên internet. Và chỉ 50% lượt search rơi vào từ khóa 3 chữ hoặc dài hơn một chút.

Với xu hướng này, bạn có thể tận dụng kéo traffic từ những từ khóa long-tail có ít volume, nhưng cũng ít cạnh tranh.

Bước đầu tiên là bạn nghiên cứu chuyên sâu bộ từ khóa đã và đang đem traffic về cho website.

Nếu bạn kết nối Google Analytics, thì bạn có thể nghiên cứu trực tiếp tại nó.

Đơn giản chỉ cần thẻ Acquisition, chọn dần dần xuống và xem phần organic search.

google analytics

Chọn vào thẻ “Landing Page”.

google analytics

Tại đây bạn sẽ thấy tổng quan những trang quan trọng nhất nhận được lượt search tự nhiên. Sau đó bạn có thể đối chiếu với truy vấn trong Google Search Console.

google search console

Bởi vì Google không trực tiếp ràng buộc truy vấn vào những landing page trong Search Console, và GA thì không trực tiếp gửi từ khóa từ Google, cho nên đây là cách tốt nhất bạn có thể làm thông qua một bên thứ 3.

# 10 Học hỏi từ đối thủ của bạn

Nghiên cứu đối thủ là phương pháp lâu đời nhất, và nhanh nhất để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về thị trường, cũng như tìm ra điểm yếu của bản thân. Trên internet, bạn có thể nghiên cứu website của đối thủ bằng nhiều công cụ khác nhau, ví dụ như Ahrefs.

Chỉ cần nhập URL của bạn, nhấn enter và dường như ngay lập tức, Ahrefs sẽ trả về rất nhiều thông tin thú vị về đối thủ như organic traffic, organic keywords, referring domains,…

Ví dụ, bạn có thể dùng Ahrefs để xuất bộ từ khóa tiềm năng của đối thủ trong phần organic keywords. Hoặc tham khảo cách họ xây dựng hồ sơ backlinks như thế nào để từ đó mình ứng dụng lại cho website của mình.

# 11 Kiểm tra và cải thiện nội dung và SEO on-page

Trong khi backlinks giúp đem lại khả năng lên hạng khá cao khi nói về SEO, nhưng những thay đổi về mặt on-page mới giúp đem lại kết quả tuyệt vời mà tốn ít chi phí hơn nhiều.

Trong một case study gần đây, chỉ riêng cải thiện on-page đem lại 32% tăng trưởng organic traffic.

Chia nhỏ content và bổ sung thẻ H2, H3, H4 dẫn đến 12% tăng trưởng.

Điều này nghĩa là gì?

Google trực tiếp xét cả tính Readability vào tiêu chí xếp hạng của nó. Cho nên hãy làm sao cho người đọc cảm thấy họ giành thời gian cho thứ gì đó đáng đọc.

Tóm lại thì cách nội dung bạn được cấu trúc và nội dung trong đó phải được cải thiện thì bạn mới tận dụng tối đa từng đồng cho việc SEO được.

Cải thiện nội dung của bạn

Mặc dù đã là năm 2020, nhưng câu nói “Content is king” vẫn chưa bao giờ lỗi thời, tuy nhiên bạn sẽ chật vật nếu muốn xếp hạng bài viết mà người dùng không muốn đọc.

Một công cụ tuyệt vời có thể giúp bạn cải thiện nội dung của mình là Market Muse. Nó sẽ giúp bạn đạt được sự cân bằng tuyệt vời giữa SEO và nội dung thực tế đem đến cho ngời dùng.

Công cụ này phân tích tất cả các trang trên trang web của bạn và chỉ ra các trang có nội dung cần điều chỉnh

market muse

Bạn cũng có thể chủ động phân tích từng trang một để biết mức độ cạnh tranh như thế nào.

market muse

Nó cũng tự động gợi ý những chủ đề mà bạn nên bổ sung vào bài đăng để có thể cạnh tranh tốt hơn trên SERPs.

Cải thiện on-page SEO

Hồi xưa, việc giữ cho các tiêu chí SEO on-page luôn tuân theo một tiêu chuẩn nhất định và rất cực nhọc. Thường bạn sẽ có một checklist tầm hơn 30 tiêu chí, và bạn phải đảm bảo MỖI BÀI VIẾT đều phải giống như vậy.

Nhưng bây giờ thì có hàng trăm công cụ sẵn sàng hỗ trợ bạn. Và phần lớn chúng đều miễn phí.

Một trong những công cụ tốt nhất chính là SEO Checker của Seobility.

Chỉ cần nhập URL của bạn vào, và bắt đầu kiểm tra

seobility compamarketing

Dùng SEObility để check trang chủ cũng như những trang con quan trọng mà có nhiều traffic đổ về, hoặc có tiềm năng lớn.

Internal links (liên kết nội bộ) thường bị quên lãng bởi nhiều người trong quá trình làm SEO audit. Ảnh hưởng của internal links lên thứ hạng là có thật, thế nhưng đôi khi những nhà làm SEO chuyên nghiệp lại cứ bận lòng nghĩ về backlinks thay vì internal links.

Điều này thật đáng tiếc bởi vì chỉ cần tối ưu hóa internal links thôi thì bạn đã cải thiện traffic lên gần 40% rồi. Có phải là làm ít hưởng nhiều không?

Hầu như tất cả SEO-er đều nhất trí rằng càng nhiều internal links thì nghĩa là họ cho Google tín hiệu rằng trang web đó quan trọng.

Bạn có thể kiểm tra internal links bằng Google Search Console như sau:

phân tích internal links

Vậy là những trang nào nhận internal links nhiều nhất sẽ được thể hiện chi tiết tại đây.

phân tích internal links
Bảng này sẽ cho bạn thấy tất cả các trang có bao nhiêu internal links và theo thứ tự giảm dần.

Trang Chính sách quyền riêng tư, cũng như Điều khoản và một vài trang khác nằm cố định ở footer hoặc header của website bạn cho nên thông thường sẽ có lượng internal link khủng nhất.

Google đủ thông minh để biết rằng đây không phải là một lỗi kỹ thuật.

Hãy tập trung vào những trang nội dung mang tính liên quan, và độc nhất.

Liệu bạn có đang đặt quá nhiều internal links về content mà đang target vào từ khóa với lượt search ít không?

Liệu mẩu nội dung then chốt của bạn nhận quá ít backlinks?

Đó là những câu hỏi bạn cần trả lời sau khi xem qua phần này.

# 13 Tối ưu hóa cấu trúc của các liên kết nội bộ của bạn

Khi bạn đã hiểu internal links trông như thế nào rồi, thì giờ bắt tay vào làm thôi.

cấu trúc tối ưu hóa website

Brian Dean đến từ Backlinko giới thiệu cấu trúc này là có lý do của anh ta.

Khi bạn cấu trúc website theo cách này, kiểu như kim tự tháp dẹt, thì sẽ dễ hiểu hơn cho bạn cũng như cho Google.

Một con nhện của máy tìm kiếm không cần một đầu óc sáng tạo của con người để hiểu cái gì quan trọng, còn cái gì không. Chỉ cần bạn làm mọi thứ đơn giản, dễ nhìn như thế này là tốt lắm rồi.

Hãy xóa đi những internal links nào đang làm rối loạn website bạn, và cố gắng dùng internal links để gom gộp content lại để cùng đẩy cho một bài nội dung then chốt cụ thể.

Để cải thiện hồ sơ internal links trong suốt quá trình SEO audit, bạn phải chắc một điều là sẽ link đến những trang cornerstone có liên quan trong lúc đang bổ sung thêm content cho trang web bạn.

Với công cụ Yoast SEO, bạn có thể nhìn thấy những nhiều gợi ý hay ho nên đặt internal links như thế nào là phù hợp chủ đề.

bổ sung internal links bằng yoast seo

Nhưng bạn phải luôn nhớ về cấu trúc internal links này trong đầu và đừng link chéo sang danh mục khác quá nhiều.

Một khi bạn thành thục mọi bước trong chiến lược đi internal links này, bạn sẽ nhận được ranking từ khóa tốt hơn cho các trang quan trọng.

Chẳng còn gì là bí mật khi nói backlinks vẫn còn là xương sống của nhiều chiến dịch làm SEO, kể cả trong năm 2020. Vài chuyên gia thậm chí tuyên bố rằng gần 75% kết quả SEO đến từ Off-page, và backlinks vẫn còn là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.

Nhưng thời thế đã thay đổi.

Google không quan tâm về số lượng backlinks nữa rồi.

Thay vào đó, ngữ cảnh quan trọng hơn.

Google đánh giá cao tính liên quan, đồng lĩnh vực của website đặt backlinks về website bạn.

Và Google càng quan tâm hơn nếu website cho bạn backlinks là authoritative (website có tiếng trong lĩnh vực đó).

Cũng như Google muốn đánh giá vị trí đặt backlinks. Ví dụ như backlinks được đặt trong một bài content riêng biệt, có mục đích thì tốt hơn nhiều so với được đặt trong một danh sách hoặc directory.

Điều này có nghĩa là việc mua links từ những “nông trại links” không còn tác dụng gì nữa rồi. Thậm chí nó còn gây hại cho website của bạn nữa.

Đầu tiên, bạn cần check đang có những site nào link về mình.

Bạn có thể nào Search Console, quay lại tab link.

kiểm tra những site nào đang trỏ về mình

Nếu bạn tìm ra bất kì domain nào chất lượng cao, liên quan mật thiết với web bạn, thì bạn có thể xem xét tiếp cận họ sâu hơn để phủ hết những sản phẩm/nội dung then chốt trong tương lai.

Mời bạn xem chi tiết cách xây dựng hồ sơ backlinks “sạch” và an toàn của Tài để hiểu tư duy làm SEO off-page hiện nay nhé!

Sau khi nghiên cứu những domain mà link về bạn, giờ là lúc nhìn xem đối thủ họ có gì.

Ahrefs là công cụ xịn nhất hiện nay có thể giúp bạn stalk hồ sơ backlinks của đối thủ vô cùng dễ dàng. Chỉ cần nhập domain của đối thủ vào ô search, rồi bắt đầu check.

Ahrefs sẽ trả về rất nhiều thông tin có giá trị về đối thủ của bạn. Lúc này click vào mục Backlinks, sau đó tha hồ xem website đối thủ đang có những backlinks tiềm năng nào mà mình có thể dùng nhé.

Giữ kết nối với writer và influencer trong ngành

Cách làm này có phần hơi chậm chạp và tốn thời gian, nhưng bạn đừng lo vì đây là cách “chất” nhất có thể giúp tăng độ uy tín của website bạn lên hàng trăm lần so với đối thủ cùng ngành.

Có khi bạn biết một vài người writer hoặc influencer rồi, nhưng công cụ như Buzzsumo sẽ giúp bạn tìm ra những người đã từng viết bài cho website bạn dễ dàng hơn.

buzzsumo

Bạn sẽ lược ra danh sách những người quan trọng nhất, hoặc người mà bạn nghĩ bạn có thể làm việc chung, và chuẩn bị một lý do vì sao bạn muốn giữ liên lạc với họ.

Sau đó thì email cho họ, tỏ lòng thành ý muốn hợp tác lại với họ. Đơn giản như vậy thôi, thì những bài viết về sau của bạn sẽ rất chất lượng vì được viết bởi một tác giả uy tín, có tên tuổi.

# 15 Theo dõi kết quả của bạn

Nếu bạn cứ làm mù quáng và hi vọng có gì đó sẽ thay đổi, thì bạn sẽ chẳng bao giờ tự gọi mình là một người chuyên gia SEO được.

Chỉ một việc làm đơn giản đó là biết cài đặt analytics, các công cụ phân tích hoặc bắt đầu quan tâm về tracking kết quả từ trước những thay đổi, là đã đem lại 13% sự tăng trưởng về tỷ lệ chuyển đổi rồi.

Còn nếu bạn không track những gì đã và đang xảy ra sau khi bạn làm một điều gì đó trên website của mình, thì cuối cùng bạn chỉ đang “bịt mắt bắt dê” thôi.

Bạn sẽ chẳng biết nên tiếp tục làm, hay dừng lại. Cái gì nên làm nhiều hơn, cái gì nên làm ít hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here